Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Toàn cảnh Việt Nam trong các mối tương quan ở Đông Á

Trong lịch sử mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc và vệ quốc, người việt thật kiên cường:
Đánh nhau hàng ngàn năm với giặc tàu ở phương Bắc để khẳng định chủ quyền "Sông núi nước Nam vua Nam ở"; một trăm năm với người pháp để có bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất, 30 năm với người Mỹ để thống nhất đất nước.
Hiếm có dân tộc nào bị cai trị cả ngàn năm mà không bị đồng hóa, vẫn giử được truyền thống riêng, một nền văn hóa riêng để rồi đứng lên đánh tan ( khác với đánh bại ) quân thù, giành lại giang sơn, sừng sững hiên ngang một Đại Việt.
Nhìn về tương lai, Việt Nam trong cơn sống gió mới, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lạnh thổ đang bị đe dọa nghiên trọng, Biển Đông lại dậy sống.
Xem toàn bộ bài viết

Tình hình Đông Á:
Đông Á là khu vực phát triển sinh động bật nhất của thế giới với các quốc gia và tổ chức đóng vai trò quan trọng là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Triều Tiên và Nga.
Xu hướng ứng xử của các quốc gia:
- Trung Quốc: Bành trướng kinh tế, lãnh thổ, chính trị, Xây dựng hạm đội xuyên đại dương, mở rộng cướp biển.
- Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác quân sự tại Châu Á trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bá quyền trong khu vực. Qua đó trở thành đồng minh chiến lược của Việt Nam.
-Nhật Bản: Mặt dù bị Trung Quốc vượt qua để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, nhưng Nhật Bản vẫn là quốc gia công nghệ số 1 của Á Châu. Tăng cường đầu tư cho quốc phòng để đối phó với Hải quân Trung Quốc. Chúng ta còn nhớ tinh thần chiến đấu của người Nhật ở thế kỷ trước với một nhịp bước quân hành làm rung chuyễn bầu trời Châu Á.
- Ấn Độ: Gã khổng lồ đang vươn mình ra biển.
-ASEAN: Là khu vực tranh dành ảnh hưởng của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
- Biển Đông: Là tuyến giao thương hàng hải nhộn nhịp bật nhất của thế giới. Biển Đông cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu, và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông.
Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là khu vực rất giàu tài nguyên dầu khí. Một số quốc gia trong khu vực có liên quan tới các tuyên bố chủ quyền chồng lấn về vùng biển, một số nước trong đó có cách hành xử rất quả quyết để bảo vệ các lợi ích của họ... Và, tranh chấp rất có thể dẫn tới xung đột. Nếu không được giải quyết và xử lý một cách thân thiện, các tuyên bố chủ quyền có thể biến vùng biển này trở thành điểm nóng, đe dọa thịnh vượng và ổn định khu vực.
Xem thêm: Biển Đông - Siêu xa lộ thương mại.
Với ước tính 80% thương mại thế giới được thực hiện bởi cách vận chuyển qua đường biển và khu vực Biển Đông chiếm phần lớn trong thương mại toàn cầu, viễn cảnh dài hạn cho thương mại hàng hải và lĩnh vực vận chuyển của khu vực luôn luôn là đáng hứa hẹn.
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là sợi dây liên kết và phụ thuộc giữa các quốc gia. Tuy nhiên, điều đó cũng không hoàn toàn ngăn cản được những tranh chấp, xung đột tại Biển Đông xảy ra.

Tình hình Việt Nam:
( Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ) Việt Nam cởi mở hơn về chính trị. Một nhận định mới đây cho rằng ‘có nhiều thay đổi chính trị ở Việt Nam trong 20 năm qua hơn là ở Philippines’ đã gây chú ý trong giới học giả Việt Nam. Trả lời VOA Việt Ngữ, người đưa ra đánh giá trên, ông Ben Kerkvliet, giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Australia, còn cho rằng, xét về ‘mức độ cởi mở chính trị’, ông nghĩ Việt Nam ‘vượt lên trước Trung Quốc’ Tuy nhiên, Cuộc trấn áp truyền thông mang lại nhiều tai tiếng khiến nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối. ( Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ) Cảnh sát ở Việt Nam đã bắt giữ nhiều blogger trong những tuần gần đây ( tức khoảng đầu năm 2011 ) trong một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến trước Đại hội Đảng. Theo ghi nhận của các tổ chức tranh đấu nhân quyền và quyền tự do báo chí, với hàng chục các nhà bất đồng chính kiến bị giam giữ trong tù, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì của thế giới của giới bất đồng chính kiến trên mạng, chỉ sau Trung Quốc. Vụ Cù Huy Hà Vũ là một điển hình về chính trị Việt Nam năm 2011. Nó gây một làn sóng phản đối lan rộng trong cộng đồng mạng chưa từng thấy ở Việt Nam.

Một hiện tượng bất thường, làn sóng phản đối Trung Quốc lan rộng ở Việt Nam gây áp lực lên chính quyền Hà Nội - một chính quyền nổi tiếng là nhân nhượng Trung Quốc. Sau mỗi kỳ đại hội Đảng, Việt Nam phải cử quan chức cấp cao sang Bắc Kinh để báo cáo kết quả Đại Hội gây nên một nỗi uất ức cho bất kỳ người Việt yêu nước nào.
Các mối đe doạ:
Việt Nam đã có những mất mát trong việc chia sẽ biên giới đất liền với Trung Quốc, trong đó đã dẫn đến nhiều thế kỷ xung đột vũ trang giữa hai nước, gần đây nhất trong cuối những năm 1970. Tuy nhiên, căng thẳng Trung-Việt gần đây chủ yếu là vấn đề Biển Đông. Nơi đây, 3.500.000 km vuông của các nước có hải đảo, khoáng sản (dầu mỏ và khí đốt tự nhiên nằm dưới biển), và tuyến đường biển tranh chấp của các quốc gia duyên hải khác nhau. Việt Nam và Trung Quốc yêu cầu tất cả các hòn đảo nhỏ ở Biển Đông, trong khi Brunei, Malaysia, Philippines, và Đài Loan yêu cầu một số trong số đó. Trường Sa và Hoàng Sa là nổi bật nhất của các đảo, được bao quanh bởi dầu dưới đáy biển và khí đốt dự trữ.
Hải quân Việt đã có những trận chiến với người Trung Quốc trong những năm giữa thập niên 1970 và cuối những năm 1980 trên các quần đảo này. Trung Quốc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, khi Việt Nam đã chìm trong cuộc nội chiến, và từ đó thành lập đơn vị đồn trú quân sự tại đây. Chính quyền Trung Quốc cũng đã cấm người Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Đông và bắt giữ tàu đánh cá ở đó, người và tàu thuyền của họ chỉ được trả lại sau khi họ trả tiền (Một kiểu hành xử giống như cướp biển). Họ cũng đã cảnh báo các công ty năng lượng phương Tây không được đàm phán hiệp định khoan dầu ngoài khơi với chính phủ Việt Nam.

Phần lớn trữ lượng dầu của Việt Nam nằm ngoài khơi của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, Việt Nam đã quan tâm đến việc theo đuổi các tuyên bố quần đảo Trường Sa - nơi có tiềm năng năng lượng phong phú bởi vì giảm sản lượng dầu trong nước và tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng có thể khiến Việt Nam trở thành nước nhập khẩu dầu. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng giao nhau đường thương mại hàng hải có nguồn gốc từ cảng Việt Nam và bao gồm các khu vực đánh cá Việt Nam mở rộng và nuôi trồng thủy sản. Lòng yêu nước của người Việt cũng đóng một vai trò. Các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Việt Nam khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là một phần của khu đô thị của tỉnh Hải Nam trong năm 2008. Một nguồn tiềm năng của các cuộc xung đột với Trung Quốc là sông Cửu Long. Chỉ một phần nhỏ của nó chạy qua Việt Nam, nhưng nguồn nước tưới cho đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất một nửa số cây trồng lúa của Việt Nam, và làm cho Việt Nam thành quốc gia lớn thứ hai trên thới giới về xuất khẩu gạo. Đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa bởi cả hai mực nước biển dâng và việc xây đập ở khu vực thượng nguồn của Trung Quốc, điều này làm cho đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương - tăng độ mặn đất và xói mòn đất.( Do thiếu nước ngọt, nước biển dâng lên đi sâu vào đất liền).
Tăng cường Đầu tư cho quốc phòng:
Xem thêm: Chiến lược "xù lông nhím"
Thời gian gần đây, do lo ngại chiến sự sẽ xãy ra ở Biển Đông, Việt Nam bước đầu tăng ngân sách cho quốc phòng.
Trọng tâm chú ý trong ngân sách mới là trang bị cho Hải quân và Không quân, cũng như xây dựng hệ thống phòng không và trinh sát. Trong đó, ưu tiên là khu vực Biển Đông, nơi tập trung các nguồn tài nguyên chủ yếu của Việt Nam và có sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chi phí quốc phòng thực tế của Việt Nam cao gấp đôi con số chính thức công bố.
Để đối phó với mối đe dọa ngày càng rõ ràng đến từ Trung Quốc, Việt Nam bắt tay họp tác quân sự với Hoa Kỳ
Trong ảnh: Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates trong một cuộc gặp.
Căng thẳng tại Biển Đông là một quan ngại lớn cho Việt Nam và Hà Nội vừa ký hợp đồng nhiều tỷ đôla mua tàu ngầm và vũ khí từ Nga.
Xem thêm: Láng giềng lo ngại khi Trung Quốc tìm kiếm khu vực ảnh hưởng
Việc tăng ngân sách quốc phòng và mua sấm vũ khí hiện đại của Việt Nam cho thấy Việt Nam ngày càng có thế mạnh về quân sự ở Đông Nam Á, và báo chí Thái Lan đã lo ngại về việc này.
Kinh tế:
Từ vị trí không đáng kể, Việt Nam trở thành đất nước hứa hẹn. Nó đã trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới với mức tăng trưởng 5,3% năm 2009, 6,5% năm 2010 và chắc chắn sẽ đạt gần 7% năm 2011. Như thế không phải là tệ! Theo khảo sát của BVA Gallup về mức độ lạc quan ở 53 nước, Việt Nam đứng đầu bảng – dấu hiệu năng động của xã hội mà bề ngoài không mấy bị phiền toái bởi bản chất của chế độ.

Song những khó khăn hiện tại của đất nước, vào đầu năm 2011, là nghiêm trọng. Một cán cân thanh toán rất thâm hụt làm khô cạn dự trữ ngoại hối, gần như bằng không; một mức lạm phát đến 13% năm 2010, khiến xã hội bất bình; việc hầu như phá sản, lừa đảo của doanh nghiệp nhà nước Vinashin, để lại cho Nhà nước một khoản nợ 5 tỉ đôla, dấu hiệu của tham nhũng tràn lan. Chính trong hoàn cảnh này, thuận lợi về dài hạn nhưng khó khăn trong ngắn hạn, đã diễn ra Đại hội Đảng cộng sản từ ngày 12 đến 19/1. Hoàn cảnh tương phản giải thích phần nào kết quả của Đại hội. Liệu họ có thể chịu rủi ro trước những khó khăn hiện tại ?

(AFP) Cộng sản cầm quyền của Việt Nam đã cam kết sẽ cải tổ mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước để xây dựng một nước công nghiệp vào năm 2020, trong khi bồi dưỡng "dân chủ" trong đảng. Hai thập kỷ trước đây Việt Nam đã được chào đón như là "Con hổ châu Á" mới, nhưng bây giờ phải đối mặt với khó khăn trong đó có lạm phát tăng cao, một loại tiền tệ gặp khó khăn, thâm hụt thương mại và các vấn đề giữa các doanh nghiệp của nhà nước - một trụ cột chính của nền kinh tế. Cuộc họp bí mật tại một trung tâm hội nghị Cavernous Hà Nội, bảo vệ bởi cảnh sát vũ trang với súng trường tấn công, dự kiến sẽ mở đường cho một thuật ngữ mới cho tham vọng của Việt Nam và am hiểu về phương tiện truyền thông của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không giống như nhiều nước châu Á, Việt Nam chi tiêu nhiều hơn vào nhập khẩu hơn là kiếm được từ xuất khẩu - một sự khác biệt đó đã được tài trợ. Thâm hụt thương mại năm ngoái đã vượt quá 12 tỷ USD, số liệu chính thức cho thấy.

Như vậy, Trung Quốc mạnh lên và đe doạ an ninh trong khu vực. Mỹ cùng nhiều nước khác hình thành thế trận liên minh quân sự bao vây xung quanh Trung Quốc từ Phillipine, Việt Nam đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... để kiềm kẹp Trung Quốc. Việt Nam, không còn cách nào khác, phải liên minh với Mỹ để tạo thế cân bằng quân sự với Trung Quốc.
Điều quan trọng, Trung Quốc không phải là trẻ con. Hẳn họ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông không phải chỉ để đùa vui. Bản đồ đường lưỡi bò mà họ đặt ra chỉ để cho thiên hạ cười đùa thôi ư ? Trung Quốc là nước lớn, hẳn họ đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để khẳng định sức mạnh của mình.
Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Á, nằm ngay trung tâm của vùng biển Đông nóng bỏng và nguy cơ chiến sự ở biển Đông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Nhận định: Giả sử chiến sự xảy ra ở Biển Đông, Trung Quốc có thể thành công nếu thục hiện một chiến dịch quân sự chớm nhoáng để chiếm đóng. Ngược lại, họ sẽ thất bại nếu chiến sự kéo dài khi các nước khác đủ thời gian để liên minh tham chiến.
Xem thêm: Năm 2050, kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 14 thế giới.
Việt Nam trong mắt ai

Tham khảo các nguồn: Vnexpress, Tuần Việt Nam, Vietnamnet, Báo Mới, Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ Online, Việt Info (Đông Âu), Vitinfo, BBC Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, The Strait Times, Bangkok Post, SLD Info, AFP, RIA Novosti, Vietnamdefence

Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có biết ? Bạn được nhận xét tự do trên bất kỳ bài đăng nào của Socmai. Thêm lựa chọn Tên/URL để tạo link hoặc sử dụng cập thẻ <a></a>.