Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Cộng Sản Lào đấu nhau vì Việt Nam và Trung Quốc

(Bangkok Post) Đảng cộng sản Cầm quyền của Lào đã mở hội nghị hàng năm của năm vào ngày Thứ năm (17/03/2011), một nhà phân tích nói rằng sự kiện sẽ nhìn thấy một cuộc đấu tranh quyền lực căng thẳng giữa phe thân Việt Nam và phe Trung Quốc.
Các biểu ngữ màu đỏ được treo khắp nơi ở thủ đô Viên Chăn, nơi 576 đại biểu của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào (LPRP) được tập hợp cho đến 21 tháng 3 để lựa chọn các thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền, theo truyền thông nhà nước.
Đại diện cho hơn 191.700 đảng viên, các đại biểu được quyết định ai đươc bầu vào chức Tổng bí thư để thay thế Choummaly Sayasone,hiện 75 tuổi, người dự kiến ​​sẽ ở lại trong công việc.
Đại hội - được mô tả bởi Vientiane Times là "sự kiện quan chính trị quan trọng nhất của đất nước" - là địa điểm truyền thống cho các phân phối lại quyền lực.
Nhưng trong một động thái bất ngờ trong tháng mười hai, Thủ tướng Bouasone Bouphavanh từ chức được thay thế bằng chủ tịch Quốc hội Thongsing Thammavon.
Các nhà phân tích nói rằng một cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái của đảng ủng hộ Việt Nam và những người cảnh giác với các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc đổ vào nước này.

Một quan sát viên nước ngoài từ chối nêu tên cho rằng phần thắng đang nghiên về phe thân Việt Nam.
Việc cải tổ cho phép các bên - đã cai trị từ năm 1975 - để duy trì mối quan hệ mạnh với cộng sản Việt Nam, theo Martin Stuart-Fox, một chuyên gia Lào ở Đại Học Queensland của Úc.
Mối quan hệ chính trị giữa Lào và Việt Nam luôn luôn mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, Ông này nói.
Hà Nội và Bắc Kinh đang tranh dành ảnh hưởng tại Lào.
Vai trò kinh tế của Trung Quốc gia tăng đáng kể tại Lào trong những năm gần đây để tạo đà thuận lơi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Thái Lan.
Sự ảnh hưởng của Trung Quốc gây nên nhiều lo ngại cho những thàng viên cộng sản thân Việt Nam. Và Việt Nam luôn coi Lào là một phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng của họ.
Trong năm năm qua, Việt Nam là một trong ba nhà đầu tư hàng đầu nước ngoài tại Lào, cùng với Trung Quốc và Thái Lan. Đầu tư của họ đã vượt qua viện trợ nước ngoài.
Quốc hội cũng sẽ thông qua một kế hoạch kinh tế cho giai đoạn 2011-2015 để đưa đất nước thoát khỏi trạng kém phát triển vào năm 2020, tăng trưởng hàng năm của Lào ít nhất bảy phần trăm trong vài năm qua.
"Tôi nghĩ rằng đó là thực tế. Lào thay đổi rất nhanh", ông Leik Boonwaat, quyền điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc.
Xem thêm »

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Hồ Chí Minh: Việt Nam không bao giờ phụ thuộc hay trở thành “vệ tinh” của Trung Quốc, Jamais!

Nếu biết chắc thua thì Mỹ cũng chẳng dại mà ném vào bao tiền của và sinh mạng của con em nước Mỹ. Còn Việt Nam thì lúc này rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc, ông Hồ Chí Minh khẳng định sự giúp đỡ của Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác là rất quý báu. Thế nhưng ngay từ tháng 6/1964 ông đã ngửa bài: có cần sự giúp đỡ, chi viện nhưng để trở thành vệ tinh, phụ thuộc Không Bao Giờ-Jamais !


( Việt Info )Lời bình của Blogphamvietdaonv về cuộc phỏng vấn
Trước hết cảm ơn Basam đã tìm được hình ảnh về cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh của nữ nhà báo Pháp…Đây là những hình ảnh được quay bằng phim nhựa, vì vào tháng 6 năm 1964…
Đây cũng là một trong số ít những hình ảnh nguyên gốc, theo tôi đã bộc lộ được thần thái khá trung thực của ông Hồ Chí Minh, bộc lộ cốt cách của một nhà lãnh đạo có tầm và quyết đoán, không ăn theo nói dựa như đám chính khách sau ông…

Trong số các lãnh tụ đứng đầu của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh là một trong những người có khả năng giao tiếp, trả lời phỏng vấn trực tiếp bằng ngoại ngữ, không cần thông qua phiên dịch. Điều này thì lớp sau kém ông xa…Lớp sau không những không nói được ngoại ngữ mà thậm chí nói tiếng Việt cũng ngắc ngứ, cà lăm…

Mỗi lần xem các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi khi thấy các vị lãnh đạo nhà ta xuất hiện trước đám đông, tiếp khách quốc tế thường phải giở giấy ra đọc mà cảm thấy hổ thẹn, mà thấy nhục…Có vị đã phải giơ giấy ra đọc mà còn mất tự tin, tim đập, tay run, thần thái thất lạc, mất hồn như đám học trò không thuộc bài; nhất là những khi chứng kiến cảnh các vị đứng ra tiếp những khách quốc tế nổi tiếng mà thấy thương, thấy tội…

Chăm chú theo dõi cuộc phỏng vấn thấy cốt cách lãnh tụ của ông Hồ Chí Minh khá sắc nét, thấy được sự nhuần nhị của một con người hoàn toàn làm chủ được bản thân, ông không sắm vai như một diễn viên, làm chủ tình thế thậm chí ông còn có khả năng chi phối, giao cảm được với đối tác đối thoại giao lưu với mình…

Trong đội ngũ các nhà lãnh đạo Việt Nam sau ông, cho đến nay thấy các vị kém xa ông Hồ quá; Mà đây chỉ là những cái thuộc về tác phong tối thiểu của một chính khách, đại diện cho tư thế của cả một dân tộc, thời ông Hồ Chí Minh có khoảng 30 triệu, còn hiện nay hơn 80 triệu…
Cuộc phỏng vấn này diễn ra vào tháng 6/1964 nghĩa là trước cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc 2 tháng: 5/8/1964; thời điểm Mỹ chính thức ném bom miền bắc và phát động cuộc chiến tranh cục bộ, đưa lính Mỹ vào chiến trường miền nam tham chiến…

Chắc chắn cuộc phỏng vấn này không là một cuộc phóng vấn tình cờ mà là một cuộc thăm dò, nắn gân có chủ đích của phương Tây đối với ông Hồ Chí Minh nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung. Nếu quan sát bối cảnh lịch sử lúc đó thấy, qua cuộc phỏng vấn, ông Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện được những gì là tiêu biểu nhất cốt cách, ý chí, thái độ chính trị của cả dân tộc…Điều này khác với một số vị sau này, những ý kiến của các vị đôi khi bị nhiều người dân quay lưng, bởi các vị chí hành động, phát ngôn đại diện cho tư cách hèn kém cá nhân của các vị, cho một nhóm quyền lợi nào đó chứ chưa phải đại diện cho cả dân tộc…
Chăm chú theo dõi cuộc phỏng vấn cho thấy ông Hồ Chí Minh là một chính khách già rơ, lọc lõi trong các miếng đòn ngoại giao, ứng xử…
Khi được hỏi: Liệu có giải pháp nào khác ngoài quân sự trong việc giải quyết vấn đề thống nhất Việt Nam không ? Ông khẳng định không có giải pháp nào khác. Bởi nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mỹ vô cớ đem quân vào xâm lược Việt Nam, Mỹ chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm lược thì Việt Nam phái phát động chiến tranh đánh trả…Đó là một chân lý rõ ràng, không thể phủ nhận, không có cách ứng xử nào khác đối với bất cứ quốc gia, dân tộc nào…

Ở đây, nữ nhà báo Pháp cài một ý đồ ngoại giao về vai trò “Arbitre “ tiếng Pháp gọi là trọng tài của nước Pháp; ông Hồ Chí Minh “phủ quyết” ngay: Việt Nam không phải là một đội bóng ? Một câu trả lời thông minh, dí dỏm, không thô… với người đối thoại mà vẫn thể hiện được thần thái cốt cách của cá nhân ông, đại diện cho ý chí của cả một dân tộc…Trả lời câu này không khéo dễ quê vì thô lậu, hoặc lên gân quá làm mất cảm tình với người đối thoại. Câu trả lời: Việt Nam không phải là một đội bóng để nước Pháp đứng ra làm “ trọng tài” là một câu trả lời cực hay, cực tài …
Thêm một cái bẫy phỏng vấn nữa mà nữ nhà báo Pháp giăng ra nhưng đã bị Hồ Chí Minh nhanh chóng phát hiện phá tan, đó là câu hỏi: Liệu Việt Nam có ủng hộ cho một liên minh nào đó giữa các nước Đông Dương trong tương lai…

Để câu giờ, ông Hồ Chí Minh trả lời: Đây là một câu hỏi quan trọng, và để có thời gian suy nghĩ giải mã cái bẫy đằng sau câu hỏi này, ông đã đưa hình ảnh vô thưởng vô phạt nhưng lại nịnh được đầm, đó là đưa hình ảnh của hoa ra để nói: Hoa có hoa trắng, hoa vàng, hoa đỏ, hoa đep, hoa xấu…nhưng dù như thế nào thì hoa vẫn là hoa…Vì phụ nữ nhất là phụ nữ phương Tây ai mà không yêu hoa. Đừng tưởng bở, Hồ Chí Minh không phải là kẻ chạy theo váy đàn bà đâu nhé. Và đây mới là câu trả lời tài giỏi, cáo già của Hồ Chí Minh: Việc có thống nhất các nước Đông Dương hay không thì đó là ý nguyện của mỗi nước; giống như hoa, mỗi loài mỗi sắc màu, còn cá nhân ông Hồ Chí Minh thì ông cho biết: ông không nói là ông ủng hộ hay phản đối ý tưởng hợp nhất này…Ông chỉ nói nó là quan trong ? Có thánh mới bắt bẻ được câu trả lời của ông…
Thế là ông đã thoát ra ngoài được cái bẫy rất tài, rất tinh quái của phương Tây đặt ra cho ông. Lúc đó không tỉnh, để dọa phương Tây, huyếnh lên, trả lời đại đi là các nước Đông Đương sẽ đoàn kết lại chống Mỹ để sau khi kết thúc chiến tranh sẽ thống nhất xây dựng một Liên bang Đông Dương hùng mạnh thì bỏ mẹ, thì no đòn với phương Tây…

Nếu trả lời như vậy sẽ bị sa bẫy, sẽ bị xuyên tạc rằng Việt Nam kéo bè kéo cánh, phát động cuộc chiến tranh ý thức hệ; rằng Việt Nam phát động chiến tranh để mở rộng lãnh thổ…Và cuộc chiến tranh sẽ bị phân tâm, phân hóa ngay lập tức. Chỉ có Hồ Chí Minh mới đủ sự già rơ lật tẩy được những miếng võ của phương tây…
Về ý thứ 3 trong đó là câu hỏi về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô; phải nói rằng đây là một vấn đề phải có đủ bãn lĩnh mới trả lời được, giải quyết được mối quan hệ phức tạp này. Điều này đã bộc lộ rõ trong thực tế lịch sử?

Khi được hỏi: Liệu vì phát động cuộc chiến tranh này mà trong tương lại Việt Nam sẽ bị lệ thuộc, sẽ trở thành “vệ tinh “ của Trung Quốc không ? Ông Hồ Chí Minh đã tra lời bằng một tông giọng cương quyết, cứng rắn: JAMAIS-KHÔNG BAO GIỜ?!

Nên nhớ câu trả lời này được tuyên bố trên các phương tiện thông tin của phương Tây vào tháng 6/1964, khi mà chiến tranh chưa nổ ra, khi mà thắng bại của cuộc chiến chưa ai cầm chắc.
Nếu biết chắc thua thì Mỹ cũng chẳng dại mà ném vào bao tiền của và sinh mạng của con em nước Mỹ. Còn Việt Nam thì lúc này rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc, ông Hồ Chí Minh khẳng định sự giúp đỡ của Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác là rất quý báu. Thế nhưng ngay từ tháng 6/1964 ông đã ngửa bài: có cần sự giúp đỡ, chi viện nhưng để trở thành vệ tinh, phụ thuộc thì KHÔNG BAO GIỜ-JAMAIS !
Tuyên bố trắng phớ như vậy, ngửa bài ra như vậy với Trung Quốc từ tháng 6/1964, thế mà Trung Quốc vẫn phải chở lương thực, thực phẩm, súng đạn sang giúp Việt Nam; hàng triệu người Trung Quốc vẫn xuống đường đòi đế quốc Mỹ cút đi!

Chỉ có Hồ Chí Minh mới làm được như vậy. Còn hiện nay cách vị ứng xử với Trung Quốc và quốc tế của một số vị khiến cho người dân vừa thấy thấy nhục, vừa thấy đau ! Người ta mới cho vài đồng đã vái lạy lia lịa; Người ta cho một vài em chân dài ra là tít may ngay; Người ta mới dọa cho vài câu đã thun d…lại ?!
P.V.Đ

Một số trích đoạn trong bài phỏng vấn:

- Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?
- Không. Bởi vì như cô biết đấy, "Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một". Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này.

- Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này?

- Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười).

- Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ ... văn hóa giữa hai nước?

- Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế ... Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

- Ồ, thời kì đó đã qua rồi.

- Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế ... hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

- Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

- Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

- Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi việc trở thành vệ tinh của Trung Quốc. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

- Jamais! (Không bao giờ!).

Hồng Quân/ Basam
New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Quan chức VN tiếp tục thăm hải quân Hoa Kỳ

(BBC)Đại sứ sắp mãn nhiệm ở Hoa Kỳ Lê Công Phụng vừa có tiếp xúc với Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii trong khi quan chức sứ quán Việt Nam thăm tàu chiến Hoa Kỳ ở Nhật Bản. Các hoạt động diễn ra dồn dập sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư hợp tác quân sự ở Á châu.
Đại sứ Lê Công Phụng vừa có chuyến thăm tiểu bang Hawaii từ 09/03-12/03. Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, ngoài các tiếp xúc với giới chức tiểu bang, trong có Thống đốc Neil Abercrombie, ông Phụng cũng đã "có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ tại trụ sở chính ở thành phố Honolulu.
Tại đây, ông đại sứ và người đứng đầu quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương - Đô đốc Robert Willard, đã "bàn biện pháp để thực hiện mong muốn của cả Việt Nam và Mỹ trong việc tăng cường và duy trì hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng quan hệ quân sự giữa hai nước". Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói cuộc trao đổi "mang tính chất xây dựng". Được biết, một trong các nội dung chính trong cuộc tiếp xúc là các vấn đề lợi ích hai bên liên quan tới biển. Một chi tiết quan trọng được loan tải, là "Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Willard cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn".
Hàng không mẫu hạm
Chỉ vài ngày trước cuộc tiếp xúc giữa ông Lê Công Phụng và Đô đốc Willard, một đoàn quan chức ngoại giao Việt Nam từ Tokyo cũng tới thăm hàng không mẫu hạm sử dụng hạt nhân của Hoa Kỳ, USS George Washington, ở ngoài khơi Nhật Bản. Thông tin của hải quân Mỹ cho hay đoàn đại biểu của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, dẫn đầu là Công sứ Hồ Minh Tuấn, đã tới căn cứ Yokosuka để thăm tàu sân bay của Mỹ hôm 08/03. Công sứ Hồ Minh Tuấn được dẫn lời phát biểu sau khi thăm hàng không mẫu hạm rằng "quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp" trong những năm gần đây".
Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Willard cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn.


Chỉ huy USS George Washington Kenneth Reynard đã tháp tùng đoàn cán bộ đại sứ quán thăm viếng cơ sở vật chất cũng như tìm hiểu quy trình hoạt động của tàu sân bay tối tân nhất của Hoa Kỳ. Bản tin của hải quân Hoa Kỳ gọi các quan chức ngoại giao Việt Nam là "khách quý" (distinguished guests). Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều chuyến thăm hàng không mẫu hạm của Mỹ được tổ chức cho quan chức Việt Nam. Mở đầu là chuyến thăm tàu USS John Stennis của các sỹ quan quân đội Việt Nam hôm 22/04/2009. Phái đoàn do Đại tá Nguyễn Hữu Vinh, Phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân Việt Nam, dẫn đầu, cùng Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Phó tham mưu trưởng Phòng không Không quân, đã tiếp xúc với các thuỷ thủ và tham quan hoạt động máy bay cất cánh, hạ cánh trên tàu. Sau đó, quan chức ngoại giao từ Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ tới thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, Virginia hôm 30/06/2010. Hơn một tháng sau, vào tháng 8/2010, quan chức Việt Nam cũng đã ra thăm tàu USS George Washington khi tàu này neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng.
Vai trò Trung Quốc
Gần đây, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hải quân, thậm chí thẳng thắn khuyến khích Việt Nam tham gia tập trận chung.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn giữ thái độ dè dặt. Các báo trong nước không loan tải về cuộc tiếp xúc giữa Đại sứ Lê Công Phụng và Đô đốc Robert Williard, ngoại trừ bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Giới chuyên gia nhận định Việt Nam không muốn đánh động Trung Quốc, trong khi nhận thức rõ ràng vị thế và sức mạnh đang lên của cường quốc đàn anh này, nhất là tại khu vực còn đang tranh chấp ở Biển Đông. Hôm thứ Hai 14/03 là đúng 23 năm ngày xảy ra cuộc Hải chiến Trường Sa năm 1988, trong đó 74 quân nhân Việt Nam thiệt mạng và mất tích sau trận tấn công của hải quân Trung Quốc.
Sau sự kiện này, Trung Quốc cũng chiếm thêm một số diện tích đảo từ tay Việt Nam. Báo chí Việt Nam, sau một thời gian không đả động, bắt đầu nhắc lại sự kiện "đau thương" này. Một số báo đăng bài về trận hải chiến Trường Sa 14/03/1988, nhưng vẫn tránh nói đây là cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng 12,7% cho năm 2011. Hải quân Trung Quốc cũng liên tục có hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, khiến một loạt quốc gia , trong đó có Việt Nam, lên tiếng phản đối. Những ngày giữa tháng Ba, khi thiên tai khủng khiếp xảy ra tại Nhật Bản và tình hình bất ổn leo thang tại Trung Đông, trên các trang mạng phát sinh nhiều đồn đoán về việc Bắc Kinh có thể "lợi dụng thời điểm" này để tấn công các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Xem thêm »