Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

14/8/12- (GDVN) - Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.


nh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.

Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?!


Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp – PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.

Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.


Tàu chiến Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông)

Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.


àu chiến Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu truyền thông Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử Biển Đông)

Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn"

-------------
Xem thêm »

Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam

14/8/12- Tàu ngầm diesel-điện Kilo 636 đầu tiên sẽ được hạ thủy vào ngày 28/8. Sau đó, tàu sẽ trải qua quá trình thử nghiệm trước khi bàn giao cho Việt Nam.

Trước đó, hôm 14/8, báo chí Nga trích dẫn một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, tàu ngầm diesel-điện Project 636 Kilo đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm cùng loại cho Việt Nam, được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg sẽ được hạ thủy trong tháng 8/2012.

"Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng sẽ được hạ thủy trong tháng 8/2012, sau đó, nó sẽ bắt đầu một chu trình kiểm tra và thử nghiệm", nguồn tin cho biết.

Người này nói thêm, buổi lễ hạ thủy sẽ được tổ chức vào ngày 28/8.


Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga. Ảnh minh họa

Theo nguồn tin, trước khi hết năm 2012, tàu ngầm này sẽ được chuyển giao cho khách hàng (Việt Nam), nhanh hơn so với dự kiến trước đó.

Kế hoạch hoàn thành hợp đồng cung cấp tất cả 6 tàu ngầm Kilo sẽ được hoàn thành vào năm 2016, nguồn tin cho biết thêm. (*)

Tàu ngầm Project 636 Kilo có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300 mét và được vận hành bởi 52 thủy thủ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 553 mm, thủy lôi và tên lửa tấn công Club.

Theo Thái An
Đất Việt

http://news.mail.ru/politics/9906434/

(*): Nhanh hơn Báo cáo quốc phòng và an ninh Việt Nam quí 1+2 năm 2012 của Vibay blog, báo cáo này cho biết, Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-16, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKK.

Xem thêm »

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Học giả Trung Quốc bác bỏ sách ‘Dấu ấn Biển Đông’ của Việt Nam


13/8/12- Giới nghiên cứu Trung Quốc lên tiếng bác bỏ một quyển sách mới ấn hành của Việt Nam xác nhận chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa trên Biển Đông.

Báo chí Trung Quốc ngày 13/8 đăng phát biểu của Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8.

Chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa-Hoàng Sa bởi vì Trung Quốc là nước đã khám phá và đặt tên cho khu vực này trước Việt Nam rất lâu, cách nay 2.000 năm.

Vẫn theo ông Lý, người Trung Quốc đã đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần, từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường, từ năm 618 tới năm 907.

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý Trung Quốc cũng nhấn mạnh các quần đảo mà sách sử Việt Nam nói là do Việt Nam khám phá từ thế kỷ thứ 17 thật ra không phải là hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, mà là các quần đảo và bãi cạn khác gần khu vực duyên hải của Việt Nam.

Ông Lý Quốc Cường nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc rằng từ những năm 1950 tới những năm 1970, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa-Hoàng Sa, và Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng thậm chí đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bằng một văn thư chính thức vào năm 1958 gửi người đồng nhiệm phía Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai.

--> Nội dung Công hàm 1958 của TT. Phạm Văn Đồng không công nhận chủ quyền Trung Quốc tại Hoàng Sa

Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc đại học Hạ Môn Trung Quốc, ông Trang Quốc Thổ, nói sở dĩ Việt Nam nhận chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa là do các lợi ích khổng lồ cũng như vị trí địa lý quan trọng của khu vực.

Tuần báo Kinh tế Trung Quốc ước tính tới năm 2008, Việt Nam đã thu hoạch hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 ngàn tỷ mét khối khí đốt tại các vùng biển ngòai khơi quần đảo Trường Sa.

Nhận định của giới học giả Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhà xuất bản Thông tin-Truyền thông của Việt Nam ra mắt cuốn sách dày 400 trang nhan đề ‘Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, biên soạn.

Theo tác giả này, Việt nam đã xác lập và thực hành chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa từ thế kỷ thứ 17 và rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hai quần đảo này.

Nguồn: Xinhua, Global Times


Theo VOA
Xem thêm »

Việt Nam chế tạo súng chống 'biển người'


13/8/12- Nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo thành công máy tạo rãnh xoắn nòng súng phóng lựu liên thanh AGS-17.

(ĐVO) AGS-17 là loại súng phóng lựu liên thanh do Nga thiết kế sản xuất. AGS-17 được đánh giá có độ sát thương mạnh, tốc độ bắn cao 400 phát/phút, được sử dụng để hỗ trợ bộ binh, chống chiến thuật biển người. Loại súng này được Việt Nam nhập khẩu trang bị cho nhiều đơn vị trong quân đội.

Cùng với việc nhập khẩu, Việt Nam cũng xúc tiến việc cố gắng làm chủ công nghệ, tự chế tạo súng AGS-17. Bằng sự cố gắng, học hỏi, sáng tạo, nhà máy Z125 đã chế tạo thành công súng phóng lựu AGS-17.

Để có được thành công đó, Z125 đã trải qua nhiều khó khăn, một trong những yếu tố quyết định là tạo được rãnh xoắn nòng. Nòng AGS-17 không phải nòng trơn mà là nòng gia công rãnh xoắn nòng.

Theo Thượng tá Cù Đức Lam (Phó Giám đốc nhà máy Z125), ban đầu nhà máy dùng đồ gá để chuốt rãnh xoắn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đồ gá không mang lại năng xuất và hiệu quả cao. Trước yêu cầu từ cấp trên, các kỹ sư trẻ của nhà máy đã nghiên cứu chế tạo máy chuốt rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số PLC.

Đặc điểm của máy chuốt, tạo lực cắt xoắn bằng việc sử dụng hệ thống điều chỉnh bước xoắn vô cấp, tự động phân độ trong quá trình chuốt, tự động điều chỉnh tốc độ cắt sau khi nhập thông số và tốc độ vào dao là tốc độ chạy nhanh để giảm thời gian phụ.

Nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, nhóm nghiên cứu sử dụng PLC và biến tần của hãng Control Techniquies làm bộ điều khiển, dùng cảm biến quang để phát hiện người vận hành tháo dao ra khỏi máy, dùng động cơ Salvo tạo lực cắt xoắn có khả năng thay đổi bước xoắn (thay cho phương pháp truyền thống không thay đổi được bước xoắn), dùng thước quang đo quá trình dịch chuyển của xi lanh thủy lực.

Việc chế tạo và đưa vào sử dụng máy chuốt tạo rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số PLC đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất hàng loạt súng phóng lựu AGS-17 30mm phục vụ cho quân đội. Và đặc biệt, nó giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước.


Súng phóng lựu M-79 của Mỹ

Ngoài việc chế tạo súng phóng lựu AGS-17 30mm, những năm qua nhà máy Z125 đã sản xuất súng phóng lựu M79-VN trang bị cho các đơn vị trong toàn quân. M79-VN sản xuất dựa theo mẫu M79 của Mỹ, từng trang bị cho quân Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, chúng ta thu được một số lượng lớn M79, tiếp tục sử dụng cho tới ngày nay.

Dưới đây là clip giới thiệu về máy chuốt tạo rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số:


Với máy chuốt, Việt Nam đã gia công nòng xoắn súng phóng lựu AGS-17 cỡ 30mm. Nguồn: Đài truyền hình Việt Nam.

Báo Đất Việt

Một bình luận trên Youtube nói: "Súng này được thiết kế để chống lại chiến thuật "Biển Người" (theo Báo Đất Việt). Vậy...liệu nước nào là nước có khuynh hướng sử dụng chiến thuật "Biển Người" trong chiến tranh nhiều nhất? Tôi nghĩ các bạn tự khắc đã có câu trả lời. :)"

Một số loại súng Việt Nam sản xuất:

- Súng trường tấn công GS, một phiên phát triển từ kiểu súng trường Galil căn bản của Israel.
- Súng cối giảm âm 50mm
- Súng ám sát 2 nòng 7,62mm MCP
- M-18 Súng carbine, biến thể của CAR-15 được Việt Nam cải tiến sản xuất
- K-50M súng tiểu liên (sao chép PPSh-41 và sử dụng phụ kiện của PPS-43 , trang bị cho dân quân)
- Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm (Phát triển, cải tiến từ mẫu KSVK của Nga)
- Milkor MGL Súng phóng lựu,được tổng cục quốc phòng chế tạo theo mẫu của Nam Phi (trang bị cho đặc công)
...
Xem thêm »

'Trung Quốc không ngại dùng quân sự giải quyết tranh chấp'

13/8/12- Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm đóng thêm các đảo mới.

Trong sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" vừa ra mắt, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, đã phân tích các biện pháp nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. VnExpress giới thiệu bài viết này.

Ráo riết tiến hành công tác xây dựng pháp luật về biển để làm cơ sở pháp lý triển khai chiến lược biển, Quốc hội Trung Quốc đã lần lượt thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp (năm 1992), Luật về đường cơ sở (1996), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc (1998); Luật Quản lý sử dụng biển Trung Quốc (2001) và Luật Nghề cá 92004); đang xây dựng Luật về quản lý sử dụng hải đảo. Trung Quốc cũng đã thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý biển là Cục Hải dương, tổ chức từ trung ương tới cấp huyện.

Trung Quốc đã ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân (Tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU 27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân). Dự kiến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới”, có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm đóng thêm các đảo mới.


Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil.

Trung Quốc cũng củng cố và mở rộng các vị trí đã chiếm đóng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng cảng, đường băng sân bay dài trên 2.500 mét ở Hoàng Sa và biến Hoàng Sa trở thành căn cứ hải, lục, không quân và tàu ngầm mạnh, trong thời gian ngắn đã xây dựng các bãi cạn và bãi ngầm mà họ chiếm đóng ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo và căn cứ vững chắc. Trung Quốc cũng luôn để ngỏ khả năng mở rộng chiếm đóng mới, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và các hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát tìm kiếm thăm dò tài nguyên, sử dụng lực lượng quân sự mạnh để hỗ trợ, bảo vệ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên biển, phát triển trang thiết bị cảnh giới biển và công nghệ khai thác biển sâu.

Có thể nói, Trung Quốc là nước có đầy đủ dữ liệu nhất về tài nguyên biển, kể cả các vùng sát với bờ biển của Việt Nam.

Thực hiện chính sách vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia, hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn khác như Mỹ Nhật; tập trung mũi nhọn sức ép vào Việt Nam, cho Việt Nam là đối tượng chính, áp dụng thủ thuật “ngoại giao cấp cao”, “đại cục quan hệ”, “trả đũa mạnh” để hạn chế đấu tranh của Việt Nam.

Khi buộc phải ký và tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với ASEAN, Trung Quốc đã cố gắng đưa vào các bổ sung để đảm bảo không gây cản trở đến việc thực hiện ý đồ “gác tranh chấp cùng khai thác” của mình, không để ASEAN co cụm với nhau trong diễn đàn DOC. Trong quá trình xây dựng quy tắc ứng xử, Trung Quốc tìm cách gạt bỏ chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của ARF, phong trào không liên kết. Và đặc biệt Trung Quốc kiên quyết phản đối phương thức đàm phán đa phương, chỉ muốn tiến hành đàm phán song phương, mặc dù có những tranh chấp có liên quan đến nhiều bên.

Thúc ép mạnh mẽ các nước trong khu vực thực hiện chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” - Trung Quốc cho rằng đề xuất này thể hiện thiện chí to lớn của phía Trung Quốc, có cơ sở pháp lý (biện pháp tạm thời đối với vùng chồng lấn thềm lục địa), không đụng chạm đến quan điểm của mỗi bên về vấn đề chủ quyền, có tính xây dựng, thực tế và tính khả thi nhất, tạo điều kiện cho các bên khai thác tài nguyên phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cũng như góp phần giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định trên biển. Triển khai “gác tranh chấp, cùng khai thác”, Trung Quốc vừa nhằm duy trì và củng cố yêu sách chủ quyền, tranh chiếm được tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng vừa giữ được bộ mặt “hòa bình”, tranh thủ dư luận, tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với khu vực, hạn chế vai trò của cac cường quốc khác.

Thực chất, ngoài khu vực Trường Sa, các khu vực Trung Quốc muốn “cùng khai thác” với các nước liên quan đều là các khu vực nằm trong phạm vi vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của các nước có tiềm năng dầu khí. Do vậy, đề xuất này của Trung Quốc không thể chấp nhận được trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Tóm lại, chủ trương của Trung Quốc từng bước tăng cường, mở rộng khả năng kiểm soát khống chế và tranh giành lợi ích tài nguyên ở Biển Đông, dùng vị thế ở Biển Đông để răn đe các nước trong khu vực, phá thế bao vây, cô lập của Mỹ, Nhật, là nhất quán và bất biến.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế thì chính sách của Trung Quốc là nguồn gốc cơ bản gây ra tình hình bất ổn định trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong vòng 5-10 năm tới, Trung Quốc cũng rất cần môi trường quốc tế hòa bình ổn định để thực hiện chiến lược “trỗi dậy hòa bình”, “chấn hưng Trung Hoa”. Trung Quốc phải cân nhắc, tính toán đến lợi ích và phản ứng của các cường quốc có liên quan, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ.

Nguyễn Hưng lược trích

VNE
Xem thêm »

Cần có những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước

12/8/12- VHNA: Việc nước là trên hết. Người Việt Nam ta xưa nay là thế. Trong bối cảnh bị nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lấn, vi phạm chủ quyền ở Biển Đông, người dân hết sức quan tâm đến kế sách giữ nước. Để rộng đường dư luận và cùng mọi người hướng đến trách nhiệm và mục tiêu giữ nước, chúng tôi giới thiệu một góc nhìn của người dân về việc nước. Đây là ý kiến cá nhân của tác giả, không phải là quan điểm của VHNA.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton


Đây là ý kiến của chúng tôi được hình thành khi nhìn lại một số sự kiện lịch sử hiện đại có liên quan đến Việt Nam, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự kiện thứ nhất, năm 1972, lúc Tổng thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, lần đầu tiên trong lịch sử chính thức viếng thăm Trung Quốc. Chuyến công du này chỉ có thể xảy ra một khi Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trao Đông đã dứt khoát và công khai vứt bỏ quan hệ với đảng Cộng Sản Liên Xô. Lập trường này rất rõ rệt là Bắc Kinh không đi nước đôi, và Mỹ- Trung dù không là đồng minh nhưng vẫn thành đối tác chiến lược vì cùng chung một đối thủ.

Sự kiện thứ hai, khi Đặng Tiểu Bình sang viếng Hoa Kỳ năm 1979, hai tuần trước khi xua quân vào biên giới phía Bắc Việt Nam, mục tiêu nhằm đánh hỏa mù khiến Mạc Tư Khoa đắn đo không biết nếu Liên Xô tấn công trả đũa thì liệu Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không? Kết quả là Liên Xô không dám phản ứng nên họ Đặng mới chế nhạo rằng sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy(!)

Ở đây chúng tôi không nhằm phân tích hậu quả của các quyết định trên vốn đã khiến biết bao dân chúng Việt Nam phải hy sinh xương máu, mà chỉ để rút ra bài học và tiên đoán Hoa Kỳ sẽ thấy cần thiết xác định Việt Nam là đối tác chiến lược nếu Việt Nam dứt khoát lập trường của mình.

Điều này không có nghĩa là hai quốc gia sẽ trở thành đồng minh, vì giống như Mỹ-Trung trước đây, giữa hai xã hội và thể chế chính trị còn quá nhiều dị biệt. Hơn nữa, người Việt Nam vẫn chưa thể quên được những ký ức đau buồn của cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm cuối TK trước mà chính người Mỹ đã đi đêm cùng với Trung Quốc trên xương máu của người Việt Nam. Dù vậy lãnh đạo hai nước vẫn có thể cùng chung chia xẻ quan điểm chiến lược vì lợi ích của mỗi nước.

Nước Nga vốn là cái nôi của ý thức hệ cộng sản và đã đỡ đầu cho Trung Quốc trong cuộc cách mạng 1949 cùng chiến tranh Triều Tiên 1950, nhưng Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình đã không sợ đưa Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào thế bị bỏ rơi vì họ tin rằng tranh chấp xảy ra thì chính Liên Xô mới bị quốc tế cô lập. Bắc Kinh dù không thể đoán chắc Liên Xô sẽ không tấn công bằng vũ khí nguyên tử nhưng giới cầm quyền Trung Quốc vẫn có sự tư tin và viễn kiến rằng trước hết phải bảo tồn, rồi sau đó canh tân đất nước thì mới hy vọng duy trì quyền lực mà không lệ thuộc ngoại bang.

Trong hoàn cảnh bị đe doạ từ phương Bắc thì Việt Nam tuy đã mở rộng bang giao với quốc tế nhưng phải tìm ra đối tác chiến lược, nếu không giống như một người dù nhiều bạn nhưng không thân đến khi hoạn nạn chẳng ai ra mặt giúp đỡ.

Mỹ là một cường quốc và có thể trở thành đối tác chiến lược với chúng ta. Tuy nhiên, qua quan sát chúng ta có thể thấy rằng muốn tạo sự tin tưởng, củng cố và nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ thì cả hai phía cần phải thể hiện rõ quan điểm, thiện chí. Nếu Việt Nam chứng tỏ độc lập với Bắc Kinh kiên quyết hơn nữa thì chắc chắn phía Mỹ sẽ nâng tầm quan hệ chiến lược như bán vũ khí sát thương và hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự.

Trung Quốc dùng hạm đội tàu đánh cá và hải giám khiêu khích giăng bẩy cho Việt Nam và Philipin bắn phát đạn đầu tiên để có cớ trả đũa bằng quân sự; còn không phản ứng tức là chấp nhận nguyên trạng (status-quo). Bắc Kinh đang chờ cơ hội để lập lại bài học của Georgia khi bị Nga tấn công năm 2008 mà các nước Tây Phương không có phản ứng nào cụ thể. Chiến thuật của Philipin là cho tàu chiến Hoa Kỳ ra vào hải phận trong phạm vi hiệp ước an ninh chung năm 1951. Hiện Philipin còn quá yếu, nhưng lúc vừa đủ mạnh tuy không nổ súng nhưng có thể cho vây đuổi tàu đánh cá nước ngoài vi phạm lãnh hải; khi đó Bắc Kinh có muốn leo thang cũng phải đắn đo không biết Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không - tức là Philipin dùng kế sách của Đặng Tiểu Bình năm 1979 dùng Mỹ để hù doạ Nga trong khi xâm lấn Việt Nam.

Phải có gan sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy. Việt Nam tuy mạnh hơn Philipin về quân sự nhưng cần chuẩn bị đầy đủ hơn nữa về ngoại giao và có được những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Mỹ không phải là sự lựa chọn duy nhất. Trong lịch sử, và hiện tại, chúng ta cũng đã và đang có mối quan hệ tốt với các cường quốc như Nga, Ấn Độ...Chính nghĩa bảo vệ Tổ Quốc là điều kiện căn bản nhất để chúng ta có sự ủng hộ của thế giới.

Nguồn: VHNA
Xem thêm »

Tại sao Trung Quốc vội vã đưa tàu sân bay vào trực chiến?

13/8/12- (Toquoc)- Trung Quốc cần sớm tung ra con “chủ bài” tàu sân bay để phục vụ cho bành trướng lãnh thổ, đồng thời hỗ trợ tăng cường quyền lực phái quân đội trước Đại hội 18.

Trung Quốc dự định đưa tàu sân bay đầu tiên Varyag vào trực chiến sớm hơn kế hoạch ban đầu. Đại tá Lý Kiệt, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Học viện Quân sự Hải quân ở Bắc Kinh, tiết lộ với phóng viên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng rằng tàu Varyag đã hoàn thành chuyến chạy thử lần thứ 9 ngày 30/7 vừa qua, có thể chính thức gia nhập hải quân Trung Quốc vào dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10. Đại tá Kiệt cho biết “toàn bộ những trang thiết bị cần thiết trên tàu đều đã được lắp đặt xong”.

Hai lý do cần sớm đưa Varyag vào trực chiến

Hồi đầu năm nay, Đô đốc hải quân Tào Đông Thẩm cho biết, tàu sân bay Varyag đi vào hoạt động sớm nhất cũng phải cuối năm 2012. Nó sẽ không biên chế cụ thể cho hạm đội nào, mà sẽ điều chuyển luân phiên. Varyag được Trung Quốc mua của Ukraine, đặt lại tên là Thi Lang - một đô đốc hải quân thời nhà Thanh có công đánh chiếm Đài Loan.

Ít nhất có hai lý do cắt nghĩa cho sự vội vã này. Trước hết, hỗ trợ cho các tranh chấp diễn ra trên cả ba vùng biển tiếp giáp Trung Quốc ở Đông Á. Ở các biển Hoàng Hải và Đông Hải, binh lực của Hàn Quốc và Nhật Bản tuy số lượng thua kém Trung Quốc, nhưng chất lượng tên lửa và chiến hạm đều không kém cạnh, thậm chí vượt Trung Quốc. Hai nước này lại được sự bảo vệ của Mỹ thông qua các hiệp ước liên minh quân sự. Các tướng lĩnh Trung Quốc cần sớm tung ra con “chủ bài” tàu sân bay để phục vụ cho tham vọng bành trướng lãnh thổ. Còn tại Biển Đông, khi Trung Quốc triển khai hai mặt trận - quân sự và khai thác nguồn tài nguyên biển ở vùng trung-nam Biển Đông -, tàu sân bay sẽ giúp các chiến đấu cơ hải quân Trung Quốc tiếp cận các vùng tranh chấp mà không phải tiếp dầu trên không. Ở vùng biển này, hải quân Trung Quốc cũng cần giảm áp lực của lực lượng quân sự của Mỹ bố trí tại các trọng điểm kiểm soát con đường biển qua lại Eo Malacca. Thứ hai, các tướng lĩnh Trung Quốc muốn dùng sự kiện này để kích động tinh thần dân tộc nước lớn, hỗ trợ tăng cường sự hiện diện của phái quân đội trong bộ máy quyền lực Đảng Cộng sản Trung Quốc vào lúc cuộc đấu tranh đang ở giai đoạn quyết định trước Đại hội 18. Quân đội muốn có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị hiện đang co kéo giữa 7, 9 hay 11 ghế.


Tàu sân bay Thi Lang trong một lần chạy thử

Tướng La Viện, một nhân vật diều hâu chủ chiến, từng phát biểu với báo chí rằng việc hình thành biên đội tàu sân bay của Trung Quốc “đã đầy đủ, chỉ thiếu gió đông”. Tuy nhiên một thứ không phải dễ dàng.

Hàng không mẫu hạm là tổ hợp phức tạp các thiết bị và việc làm cho tất cả các hệ thống điện tử tương thích với nhau là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Trung Quốc đã chuẩn bị đội tàu hộ tống trang bị tên lửa, tàu ngầm hạt nhân và một số tàu hậu cần cỡ lớn. Nguồn tin của giới công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, những năm gần đây, Trung Quốc đã nỗ lực đột phá trong lĩnh vực chế tạo tàu khu trục hiện đại 052D tương tự như lớp Aegis của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc đã chế tạo 4 tàu khu trục 052D cho cụm tàu sân bay. Tàu khu trục 052D sẽ đưa vào hoạt động năm 2016 - 2020. Giới tướng lĩnh Trung Quốc hy vọng thông qua hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển liên tục được cải tiến để bảo vệ cụm tàu sân bay trong tương lai. Chuyên gia quân sự Nga cho biết, tàu khu trục lớp 052C mới nhất, được gọi là Aegis Trung Hoa, hiện đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Yomiuri của Nhật Bản, hồi tháng 3 năm nay, Thiếu tướng Doãn Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Chuyên gia Thông tin hóa của Hải quân Trung Quốc, cho biết vì Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm vận hành tàu sân bay nên sẽ mất khá nhiều thời gian để đào tạo các sĩ quan chỉ huy công đoạn cất-hạ cánh cho máy bay chiến đấu.

Từ mấy năm nay, Trung Quốc khẩn trương huấn luyện phi công hải quân cho tàu sân bay qua các mô hình trên đất liền và thông qua hợp tác đào tạo trên tàu sân bay của Brazil.

Ngoài ra, theo Thái Đắc Thắng, Cục trưởng Cục An ninh Đài Loan, Trung Quốc Đại lục đang xúc tiến đóng mới hai tàu sân bay để hợp thành một hạm đội tàu sân bay cùng với Varyag. Viên Cục trưởng nói trước Viện Lập pháp Đài Loan: “Thực sự là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định đóng hai tàu sân bay của riêng nước này”. Việc đóng mới hai tàu sân bay sẽ lần lượt được triển khai vào năm 2013 và 2015, với thời hạn bàn giao cho hải quân dự kiến vào các năm 2020 và 2022”. Hai tàu này sẽ chạy bằng năng lượng thông thường.

Các chuyên gia cho rằng, mức độ đe dọa nguy hiểm đến cỡ nào còn phải chờ vào “đẳng cấp” của những tàu đóng mới. Với cái tàu cũ Varyag dù đã được nâng cấp rất nhiều vẫn chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung”.

Ngoại giao pháo hạm xóa nhòa các thông điệp chính trị ngoại giao

Người đứng đầu ngành tình báo Đài Loan nhận định: “Khi hai tàu sân bay mới được phiên chế cho hải quân Trung Quốc, mối đe dọa của chúng đối với Đài Loan sẽ lớn hơn nhiều so với mối đe dọa từ tàu Varyag”.

Vũ khí ắt đẻ ra vũ khí. Đài Loan đang nâng cấp các tên lửa diệt hạm, ngấm ngầm chuẩn bị các vũ khí “sát thủ” tàu sân bay.

Nhưng đến một lúc nào đó khi Trung Quốc thực hiện được tham vọng tàu sân bay, các vùng biển dân sự ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á/Biển Đông sẽ trở nên chật chội bởi đủ các loại tàu chiến của Trung Quốc. Các thông điệp ngoại giao của Trung Quốc về hòa bình, hữu nghị, hợp tác mà các nhà lãnh đạo chính trị Bắc Kinh đưa ra đã không còn được đón nhận với sự tin cậy. Vì chúng bị lấn át bởi “ngoại giao pháo hạm”. Đó là một điều không hay ho gì đối với nền ngoại giao một cường quốc. Người Trung Quốc vẫn thường phê phán các nước đế quốc phương Tây đè nén, ức hiếp dân tộc Trung Hoa trong suốt thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Ngày nay, quá trình hiện đại hóa quân sự và chạy đua vũ trang hết tốc lực đang đẩy Trung Quốc trượt theo vết xe đổ của các nước phương Tây. Mà nạn nhân là các nước láng giềng nhỏ và yếu./.

Theo Tổ quốc
Xem thêm »

Đài Loan sẽ bắn đạn thật tại Trường Sa

13/8/12- Lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết hôm Chủ nhật ngày 12/8 rằng họ sẽ tiến hành diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông vào tháng tới, theo hãng tin Pháp AFP.


Đài Loan đang củng cố khả năng phòng vệ trên hòn đảo họ nắm giữ ở Trường Sa

Theo đó, quân đội Đài Loan sẽ sử dụng các loại vũ khí mới, đạn pháo tầm xa và súng cối cho cuộc diễn tập này.

Cuộc diễn tập này sẽ diễn ra trên đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa mà phía Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho hay.

Họ cũng cho biết cuộc diễn tập sẽ diễn ra vào tháng Chín nhưng không cho biết ngày giờ chính xác.

Việt Nam đã thể hiện sự tức giận sau khi Đài Loan hồi tuần trước di chuyển thêm khí tài ra hòn đảo trên Biển Đông này để chuẩn bị cho cuộc tập trận. Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam đã bị chính quyền Đài Bắc phản bác.

“Đảo Thái Bình là một trong các hòn đảo trong khu vực mà Đài Loan cai quản từ lâu nay,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, “Chủ quyền của Đài Loan là không thể tranh cãi”.

Theo nhật báo United Evening News tại Đài Bắc thì cuộc diễn tập bắn đạn thật này sẽ sử dụng loại khẩu pháo có nòng 40 ly và súng cối có nòng 120 ly vừa mới được triển khai ra đảo Thái Bình/Ba Bình.

Cũng theo nhật báo này thì một số dân biểu Đài Loan sẽ theo dõi cuộc diễn tập.
Tầm bắn của súng cối có nòng 120 ly là hơn 6 km so với tầm bắn chỉ 4 km của loại súng cối mà hiện tại lực lượng phòng vệ Đài Loan đang sử dụng trên đảo Thái Bình, tờ báo này cho biết.

Theo BBC

Xem thêm:

Đài Loan sắp tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình (VNE)

Đài Loan tập trận bắn đạn thật trái phép trên đảo Ba Bình (Dân Trí)

Đài Loan bác chủ quyền VN ở Ba Bình (BBC)
Xem thêm »

Một quan chức thương mại vướng vào bê bối tình dục – gián điệp

The Sydney Morning Herald

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam chuyển ngữ

Hiệu đính: Thủy Trúc

Ngày 13 tháng 8, 2012

Nick McKenzie and Richard Baker

Một nữ quan chức CAO CẤP của đại sứ quán Australia đã có quan hệ tình cảm bí mật với một viên đại tá tình báo người Việt Nam; viên đại tá này đang bị tình nghi là đã nhận tới 20 triệu USD tiền hối lộ từ một chi nhánh của Ngân hàng Quốc gia Australia.

Vị quan chức thương mại cao cấp đó là Elizabeth Masamune, từng quản lý hồ sơ an ninh tối mật của Australia. Bà này đã từng gặp Đại Tá Lương Ngọc Anh, một quan chức cấp cao trong hệ thống tình báo nhà nước của Việt Nam, vào đầu những năm 2000 khi bà sống ở Hà Nội.

Vào thời gian đó, Đại Tá Lương đang hợp tác với Securency, công ty con của Ngân hàng Quốc gia Australia, để kiếm một hợp đồng in tiền plastic, có trị giá khổng lồ, với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Năm ngoái, Đại tá Lương bị các công tố viên và cảnh sát liên bang Úc buộc tội tại tòa, là đã nhận tới 20 triệu tiền USD – nghi là tiền hối lộ – từ Securency.


Các nguồn tin ngoại giao khẳng định rằng trong khi bà Masamune khuyến khích Securency chi trả những khoản đáng kể cho Đại tá Lương, đổi lại, được ông Ngọc Anh giúp giành hợp đồng, thì bà cũng có quan hệ thân mật với ông ta.

Bà đã không nêu khai chi tiết về quan hệ của mình với viên đại tá cho Bộ Ngoại giao và Thương mại cũng như các cơ quan tình báo Australia, khi bà được bổ nhiệm cộng tác ở đất nước Việt Nam cộng sản.

Trên cương vị quan chức thương mại cao cấp tới Việt Nam, bà Masamune hẳn nhiên đã thường xuyên nhận được những hồ sơ bí mật của chính quyền Australia.

Một nguồn tin ngoại giao cấp cao cho hay, các cơ quan Australia đã chỉ ra rằng ông Ngọc Anh là một viên đại tá trong cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Công an Việt Nam.

Ông được cho là một mắt xích trong nhóm thân cận của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, và là kẻ “giữ hầu bao” cho các quan chức cao cấp Việt Nam.

Câu chuyện được hiểu rằng, khi các nhân viên điều hành Securency than phiền về khoản tiền quá lớn công ty phải trả cho ông này, bà Masamune đã nói với họ rằng đó là cái giá của việc làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.

Vụ việc bị vỡ lở, sẽ lại gây áp lực lên Thủ tướng Julia Gillard, buộc bà phải tiến hành điều tra rộng rãi về mức độ ủng hộ và che giấu tội hối lộ của Phòng Thương mại Australia (Austrade) cũng như các quan chức ngân hàng quốc gia Úc, cùng mức độ họ tham gia vào các hành vi sai phạm.

Hôm qua, Phó chủ tịch đảng đối lập, bà Julie Bishop, cho biết bà sẽ truy hỏi Bộ trưởng Thương mại Craig Emerson, về thời điểm ông Emerson bắt đầu biết về các vấn đề liên quan đến bà Masamune, và ông đã chuyển vụ này đến cảnh sát liên bang hay các cơ quan an ninh chưa. “ Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của những cáo buộc về vụ hối lộ này, chính phủ cần phải bạch hóa toàn bộ những thông tin mà họ có,” bà nói.

Bà Masamune là một trong những quan chức Úc đã trực tiếp hay gián tiếp dàn xếp những mối làm ăn bị nghi là sai trái của Securency. Các công tố viên tố cáo là những mối làm ăn đó đều liên quan đến việc chi trả nhiều triệu đôla tiền hối lộ tại Việt Nam, Mã Lai, Indonesia. Phòng Thương Mại Úc (Austrade) đã giúp hai công ty Securency và Note Printing Australia (NPA, Công ty in tiền Úc) – một công ty con khác của RBA – tại 49 quốc gia từ năm 1996 đến năm 2009.

Công ty in tiền Úc (NPA) bị cáo giác là đã hối lộ các quan chức của Mã Lai, Indonesia và Nepal. Từ năm 1999 đến năm 2009 – với thông tin và đôi khi với sự trợ giúp trực tiếp của Austrade – Công ty Securency đã muớn không chỉ viên đại tá tình báo Việt Nam, mà còn thuê cả một lái buôn vũ khí và một tội phạm người Nam Phi. Những người này, trong vai trò đại diện ở hải ngoại của Securency, đã tham gia vào hoạt động mà hiện bị cảnh sát cáo buộc là đi hối lộ thay mặt người khác.

Nhật báo The Age đã đưa tin lần đầu vào tháng 12 năm ngoái, dựa trên các tài liệu được công bố theo luật tự do thông tin, công bố chi tiết việc bà Masmune – hiện là Tổng giám đốc khu vực thị trường Đông Á của Phòng Thương Mại Úc (Austrade), đặt tại Sydney – từ năm 2001 đã biết về những giao dịch tài chính giữa Securency với Đại tá Ngọc Anh.

Hồ sơ nội bộ của Austrade cho thấy các viên chức cao cấp của Austrade đã biết rõ những mối liên hệ của Đại tá Lương Ngọc Anh với Bộ Công an Việt Nam ngay từ năm 1998. Mặc dầu vào năm 1999 Úc đã ban hành bộ luật ngăn cấm việc hối lộ các viên chức nước ngoài, nhưng không lãnh đạo nào của Austrade cảnh báo công ty Securency rằng họ có thể có hành động phạm pháp khi trả tiền cho Lương Ngọc Anh.

Vào tháng Giêng 2001, bà Masemne nói với công ty Securency rằng bà ta cần “ tiếp tục liên lạc với Anh (Đại tá Lương Ngọc Anh) và theo sát những bức thư mà ông ta cần viết cho các ông, liên quan đến những vấn đề tài chánh khác”.

Hai tháng sau, Securency gửi một email đến bà Masemune, nêu rõ: ” Trong trường hợp Việt Nam, chúng tôi đang làm nhiều hơn so với ở bất cứ nước nào khác, đặc biệt là xoay quanh những cam kết tài chính, mà chúng tôi xem như là một vụ đầu tư.”

Bà cũng được đồng gửi một số email trong đó vạch ra kế hoạch sang Úc của Đại tá Ngọc Anh vào tháng 3-2001, để “thảo luận và ký bổ sung” hợp đồng liên quan tới những khoản tiền ông ta nhận từ Securency.

Bà Masamune cũng nói với Securency rằng bà sẽ vận động Bộ Di trú cấp visa “siêu nhanh” cho Đại tá Ngọc Anh. Bà đã dàn xếp để ông ta bay sang Mỹ cùng những một số quan chức Việt Nam khác, đều được Securency trả tiền.

Thủ tướng Gillard và Bộ trưởng Tài chính Wayne Swan đã liên tục chống lại những đòi hỏi phải tiến hành điều tra rộng rãi về vụ bê bối hối lộ này.

Cuộc điều tra của cảnh sát liên bang khởi động bắt nguồn từ những thông tin do The Age công bố năm 2009, nhưng điều tra chỉ giới hạn trong việc truy tố tội hối lộ đối với các cực quan chức của Securency và NPA.

Các phiên điều trần về cáo trạng tội hối lộ của tám cựu lãnh đạo Securency và NPA bắt đầu vào hôm nay (13/08/2012) tại thành phố Melbourne. Cảnh sát Liên bang chưa điều tra vai trò của các cơ quan chính phủ trong vụ bê bối này, mặc dầu có rất nhiều bằng chứng cho thấy các quan chức chính phủ đã biết rõ, hoặc ddeefu đã tham gia vào một số giao dịch ở nước ngoài của Securency và NPA.

Đêm qua, khi nhật báo The Age liên lạc, bà Masmenune không đưa ra ý kiến nào.

Nguồn: The Sydney Morning Herald

Bản tiếng Việt: Ba Sàm

Xem thêm trên Tuổi Trẻ:

Úc bắt 6 quan chức liên quan tới vụ in tiền polymer

Tiếp tục nắm thông tin vụ in tiền polymer

Bắt người thứ 7 trong vụ hối lộ của Securency

Cựu lãnh đạo Securency trình diện tại tòa

Trên BBC:

Quan chức Úc ra toà vì hối lộ ở VN

Sắp xử vụ trả học phí cho con ông Thúy

'Đột phá' trong vụ điều tra Securency

---------------
Xem thêm »

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Viễn cảnh chiến tranh Mỹ - Trung

12/8/12- Phác họa về cuộc chiến tương lai Mỹ - Trung Quốc được hé lộ khi 2 bên đang có nhiều bất đồng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Không chờ đến khi Tổng thống Barack Obama hồi đầu năm nay tuyên bố chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương, các chuyên gia lão luyện của Lầu Năm Góc thực tế đã sẵn sàng đáp ứng chính sách này. Theo tờ The Washington Post, nhà tương lai học Andrew Marshall (91 tuổi) là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược quân sự cho mục tiêu trên.

 Viễn cảnh chiến tranh Mỹ - Trung 1
Cuộc tập trận RIMPAC cho thấy khả năng lôi kéo đồng minh của Mỹ - Ảnh: U.S Navy

Cha đẻ của Tác chiến Không - Biển

 

Chiến lược gia Andrew Marshall
Chiến lược gia Andrew Marshall

Ông Marshall lớn lên tại thành phố Detroit, thuộc bang Michigan (Mỹ) và tốt nghiệp ngành kinh tế của Đại học Chicago rồi gia nhập Tổ chức Nghiên cứu chính sách RAND, theo tạp chí In These Times.

Trong thập niên 1950 và 1960, Marshall nằm cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu với ông James Schlesinger, người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1973 - 1975. Năm 1973, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Richard Nixon quyết định lập Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA) và bổ nhiệm ông Marshall đứng đầu văn phòng này. Từ đó đến nay, chiến lược gia Marshall tiếp tục được các đời tổng thống Mỹ tin tưởng giao trọng trách trên. Ông trở thành một trong những người ảnh hưởng nhất đến chính sách quân sự của Washington. Thậm chí, ông còn ảnh hưởng cả đến chính sách quốc phòng của Trung Quốc. Gần đây, tờ The Economist dẫn lời Giáo sư Trần Chu, thành viên nhóm soạn thảo sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2011, nói: “Anh hùng của chúng tôi là Andrew Marshall. Chúng tôi nghiền ngẫm từng lời của ông ta”.

Chiếm một vị trí khiêm tốn bên trong Lầu Năm Góc, văn phòng nhỏ của ông Marshall, gọi là Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA). Tại đây, một nhóm chuyên gia không ngừng nỗ lực trong suốt 2 thập niên qua để lên kế hoạch cho cuộc chiến chống lại “một Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến và vũ trang hạng nặng”.

Từ mục tiêu trên, nhóm của ông Marshall vạch ra một khái niệm có tên gọi “Tác chiến Không - Biển” (ASB). Theo đó, đầu tiên là các oanh tạc cơ tàng hình và tàu ngầm hạt nhân có nhiệm vụ hạ gục hệ thống radar tầm xa cùng những hệ thống tên lửa chính xác nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Tiếp đến, hải quân và không quân Mỹ hợp tác triển khai các cuộc tấn công lớn hơn bằng đường biển và đường không. Điển hình cho khái niệm trên là Chiến dịch Hừng đông Odyssey hồi năm 2011 mà phương Tây tiến hành để ủng hộ phe đối lập khi đó ở Libya. Trong những tháng qua, không quân và hải quân Mỹ đưa ra ít nhất 200 sáng kiến được cho là cần thiết để người cầm quân tiếp thu những gì tinh túy của ASB. Danh sách trên gồm các cuộc tập trận do văn phòng ông Marshall vạch ra, đồng thời yêu cầu thế hệ vũ khí mới, đề nghị tăng cường hợp tác giữa các hải quân với không quân.

Khái niệm trên không chỉ chọc giận quân đội Trung Quốc mà còn bị chỉ trích từ nội bộ nước Mỹ vì quá đắt đỏ. Một số nhà phân tích châu Á còn lo ngại những cuộc tấn công Trung Quốc bằng vũ khí thông thường có thể khiến Bắc Kinh phản kích bằng vũ khí hạt nhân, làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân. Ban đầu, ASB ít thu hút được sự chú ý của giới quân sự, theo tờ The Washington Post. Tuy nhiên, khi ngân sách quốc phòng gần đây bị cắt giảm, các lãnh đạo Lầu Năm Góc lại tìm đến văn phòng của ông Marshall để tìm hướng đi mới khi Washington chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương. Đối mặt với những chỉ trích ONA tập trung quá mức vào Trung Quốc như một kẻ thù tương lai, chiến lược gia Marshall phản bác rằng nhiệm vụ của ông là tính toán những kịch bản tồi tệ nhất. “Chúng tôi có khuynh hướng phải đối mặt với các tương lai không mấy gì vui vẻ”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn mới đây.

Tăng cường hiện diện

Tờ China Daily dẫn một nhận định từ Bắc Kinh cho rằng Mỹ, song song với việc đánh giá ASB, đang tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong vòng 1 tuần, Mỹ liên tục có thêm đổi mới trong các quan hệ hợp tác quân sự với những đồng minh chủ chốt của nước này tại châu Á. Chẳng hạn như Washington vừa cùng Tokyo thông qua bản điều chỉnh thứ 2 về hợp tác quốc phòng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto đến thăm Lầu Năm Góc hồi tuần trước, theo tờ Sankei Shimbun. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tuyên bố kế hoạch tham gia tập trận chung với Mỹ tại Okinawa vào cuối tháng. Yonhap thì đưa tin Seoul và Washington đang thảo luận về việc thành lập đơn vị tác chiến hỗn hợp mới.

Bên cạnh đó, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ liên tục triển khai các chuyến thăm đến những nước đặt căn cứ cũ tại Đông Nam Á. Đồng thời, Lầu Năm Góc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tư lệnh trong khu vực. Mới đây, tướng Herbert Carlisle trở thành người đứng đầu Bộ Tư lệnh không quân tại Thái Bình Dương, bao quát các căn cứ tại Alaska, Guam, Hawaii, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc bổ nhiệm tư lệnh Carlisle diễn ra chỉ vài tháng sau khi tướng hải quân bốn sao Samuel Locklear trở thành Tư lệnh của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ cũng cấp tập tổ chức nhiều cuộc tập trận với đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian gần đây. Đáng kể nhất là đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2012 (RIMPAC 2012), được chủ trì bởi Washington, và diễn ra tại Hawaii cùng các vùng biển lân cận với sự tham gia của 22 nước vào mới được khép lại vào cuối tuần trước. Theo thống kê của Tân Hoa xã, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ cũng tham gia gần 20 cuộc tập trận tại châu Á - Thái Bình Dương trong 7 tháng qua, chiếm hơn phân nửa toàn bộ các cuộc tập trận được triển khai trong cùng thời gian. Điều đó cho thấy Mỹ đang đẩy nhanh chính sách tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương mà Washington đã vạch ra.  

Hé màn bí mật Tác chiến Không - Biển

Vào năm 2009, hải quân và không quân Mỹ hợp lực giới thiệu một khái niệm chiến đấu mới gọi là “Tác chiến Không - Biển” (viết tắt: ASB). Theo tạp chí Wired, ASB do Lầu Năm Góc vạch ra nhằm ngăn chặn một thế lực tấn công xâm lược bên thứ 3. Đồng thời, ASB còn làm xói mòn khả năng xâm nhập lãnh thổ của thế lực đó, chẳng hạn như trường hợp của eo biển Đài Loan. Vì thế, giới chuyên gia suy luận rằng Trung Quốc cùng với Iran và CHDCND Triều Tiên đều bị xếp vào nhóm “thế lực tấn công xâm lược”. Trên thực tế, ASB không phải là một học thuyết hoặc chiến lược, có nghĩa là sẽ chẳng có tài liệu hướng dẫn hoặc lên kế hoạch trên chiến trận. Từ nhiều cuộc trao đổi trong vòng 9 tháng qua với các quan chức quốc phòng, chuyên gia cố vấn, tạp chí Wired đã rút ra kết luận sau: ASB là tổ đặc trách cố vấn cho chiến tranh ở thế kỷ 21. Văn phòng ASB tập trung những chuyên gia có thể đưa ra một giải pháp đáp ứng tức thời cho tư lệnh chiến trường để đối phó các đe dọa tại biển Đông, eo biển Hormuz hoặc bất cứ nơi nào trên hành tinh.

Thanh Niên
Xem thêm »

dfkljhgl;jfgkl;fg


Chương trình NƯỚC NON NGÀN DẶM

VTC1
Xem thêm »

‘‘Chơi” với Trung Quốc thì phải tính lâu dài

12/8/12- ANTĐ - Từ việc thực hiện “chủ quyền trên giấy”, thời gian gần đây Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh những hành động biến cái chủ quyền mà Trung Quốc tự vẽ ra thành chủ quyền trên thực tế. Những động thái của Trung Quốc trên biển và trên bàn đàm phán trong hai năm qua cho thấy Bắc Kinh đang dần hiện thực hóa mưu đồ muốn kiểm soát Biển Đông, bất chấp sự phản ứng của các láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, không có nghĩa muốn là được. Bởi thực tế chỉ ra rằng Trung Quốc đang đối mặt với nhiều bất lợi. Chuyên gia Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu phân tích về mưu đồ cũng như những bất lợi của Trung Quốc. Ông cũng cho rằng trong việc giành lại chủ quyền ở Biển Đông, chúng ta đang có nhiều lợi thế.

- Thưa ông, Trung Quốc ngày càng tỏ rõ ý đồ bá chiếm Biển Đông thông qua hàng loạt “chiêu trò” để khiêu khích chúng ta. Ông có bình luận gì về những động thái gần đây nhất của Trung Quốc liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?

- Hành động mới đây nhất là Trung Quốc đưa 23.000 “tầu cá”tiến vào Biển Đông để khai thác cá trái phép. Trước đó, Trung Quốc đã thực hiện nhiều động thái thăm dò như điều động 4 tàu hải giám từ căn cứ ở đảo Hải Nam thực hiện tuần tra trên Biển Đông, tổ chức diễn tập tại vùng biển gần bãi Châu Viên thuộc Việt Nam. Ít ngày sau đó, 30 tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của tàu ngư chính 310 đã rời đảo Hải Nam để tiến đến khai thác trên biển Đông. Và chắc chắn Trung Quốc sẽ có những hành động như phái tàu tuần tra đến Biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ 23.000 tàu cá.
Gần đây nhất, thông tin mà tôi biết được là Cảnh sát biển Trung Quốc được bổ sung thêm loại tàu đặc chủng kiểu 718 dài hơn 100m, độ choán nước khoảng 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và mang theo pháo 37 ly. Ngoài ra, lực lượng này cũng được trang bị thêm nhiều tàu tuần tra kiểu 218 có chiều dài 42m, độ choán nước 150 tấn, mang theo súng cỡ nòng lớn…

Việc tăng cường trên được xem là sự chuẩn bị để cảnh sát biển Trung Quốc mở rộng hoạt động ra xa bờ chứ không giới hạn trong các khu vực trước đây. Và việc họ sẽ tăng cường kiểm soát các vùng biển là để thực hiện cái gọi là “khẳng định chủ quyền”, chiếm đoạt Biển Đông. Có thể thấy, Trung Quốc đang tích cực thực hiện chính sách “lấy thịt đè người”, tức là lấy số đông để áp đảo, nhưng mọi ngưòi đêu biết, số đông chưa chắc đã mạnh.

- Đó là những hành động gây hấn trong thời gian gần đây, song có phải những hành động đó đã cho thấy mưu đồ, tham vọng bá quyền Biển Đông cua họ đã có từ rất lâu?

- Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng phía Bắc, phía Đông, phía Tây đều vướng những nước có quan điểm rất cứng rắn như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ… Vì vậy, Trung Quốc chỉ có thể nhắm đến phía Nam là Biển Đông, nơi các nước được cho là yếu thế hơn.
Liên tục hàng chục năm qua, Trung Quốc âm thầm chuẩn bị cho ngày hôm nay, bằng cách tuyên truyền “bôi đen” Việt Nam rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ… Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách biến những “nạn nhân” của họ trở thành “thủ phạm”. Điểm lại những tranh chấp liên quan đến Trung Quốc từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ… là những kẻ gây chiến với họ, còn họ luôn luôn là “nạn nhân” là “lẽ phải”.

- Liên tục có những hành động gây hấn và bị dư luận thế giới chỉ trích, ông có nghĩ Trung Quốc đã “hết bài”?

- Đã nói đến Trung Quốc thì không chỉ nói hiện tại được mà phải dự kiến trong tương lai. Trong chuyện đối phó với những âm mưu ý đồ và những hành động cụ thể của Trung Quốc Việt Nam và một số nước trong ASEAN có liên quan đến Biển Đông nói chung ở thế bị động. Trung Quốc rất “lắm mưu nhiều kế”, vì vậy chắc chắn họ sẽ còn bày các trò khác chứ chưa dừng lại. Vì vậy, “chơi” với Trung Quốc là phải tính lâu dài, phải có con át chủ bài để đối phó, và phải chuẩn bị cho những hành động xấu nhất mà Trung Quốc có thể tung ra.

- Vậy lý do gì khiến ông nghĩ Trung Quốc “đông nhưng không mạnh”?

- Trung Quốc liên tục “diễu võ giương oai”, nhưng thực tế họ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: Thứ nhất, họ không có “địa lợi”. Mọi người nhớ rằng trong cuộc hải chiến Malvinas năm 1982 giữa Anh và Argentina, một tên lửa đất đối hạm của Argentina bắn chìm một chiếc chiến hạm lớn của Hải quân Anh. Chúng ta có cả một đường bờ biển dài, đây sẽ là lợi thế rất lớn. Chính Trung Quốc cũng thừa nhận “đánh Trường Sa thì dễ nhưng giữ Trường Sa rất khó”. Thêm nữa, chỉ cần Việt Nam khóa được cái eo biển Malacca là Trung Quốc bị cắt ngay một nguồn cung dầu khí quan trọng.

Thứ hai là Trung Quốc không có bạn đồng minh. Họ cũng đã từng bàn luận về việc nếu chiến tranh xảy ra, họ có bao nhiêu người bạn. Trong khi đó, Đông – Tây – Nam – Bắc, họ đều không yên ổn. Phía Bắc hiện vấn đang tiềm ẩn tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Nga, phía Tây là Ấn Độ, phía Đông Bắc là Nhật Bản, ngay trong Hoàng hải là Hàn Quốc, phía Nam là Việt Nam.

Thứ ba là vấn đề nội bộ Trung Quốc mâu thuẫn gay gắt, cả về vấn đề dân tộc, bất công giàu nghèo, môi trường… Những vùng kinh tế phát triển nhất, dân trí cao nhất Trung Quốc hiện nay chính là những vùng mà vấn đề bãi công biểu tình chống chính quyền diễn ra phức tạp nhất như ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô…

- Ngược lại, Việt Nam chúng ta đang có nhiều lợi thế?

- Đúng vậy. Ta hãy làm một so sánh thời điểm hiện tại với hơn 30 năm trước. Khi đó chúng ta là một nước nghèo, lại bị cô lập về ngoại giao, kinh tế, bị cấm vận... Còn bây giờ, GDP chúng ta đã đạt 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 1.000 USD. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hầu khắp các nước trên thế giới, tham gia Liên hợp quốc, ASEAN và nhiều tổ chức quốc tế khác… Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, rõ ràng chúng ta được sự ủng hộ của bạn bè thế giới rất nhiều. Không những thế, chưa bao giờ chúng ta nhận được sự đồng lòng ủng hộ lớn đến vậy từ các kiều bào nước ngoài trong việc đối phó với Trung Quốc ở biển Đông. Đây là một lực lượng rất đáng coi trọng.

- Còn về khối ASEAN, ông đánh giá vai trò của tổ chức này như thế nào trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông?

- ASEAN là một khối địa lý gần nhau nhưng trong đó tồn tại nhiều khác biệt về thể chế chính trị, tôn giáo, dân tộc, trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Đặc biệt là quyền lợi tại Biển Đông, có nước có biển, có nước không có biển. Vì vậy, được thống nhất như ngày hôm nay, tôi nghĩ là một nỗ lực rất lớn của tất cả các thành viên. Muốn có lợi thì chúng ta phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Chúng ta cần dựa vào mối liên kết ASEAN, không mắc vào bẫy song phương với Trung Quốc mà phải kiên quyết giải quyết trên mối quan hệ đa phương. Tôi dám chắc chúng ta không đàm phán song phương thì các nước bạn cũng sẽ không song phương, dù Trung Quốc đang ra sức thực hiện chính sách “chia để trị”.

- Chúng ta có thể tin tưởng một giải pháp hòa bình trên Biển Đông?

- Giải pháp hòa bình tất nhiên là mong muốn không chỉ của Việt Nam mà bất kỳ của một quốc gia nào có lương tri trên thế giới. Không ai muốn tiêu hao sức người sức của vào chiến tranh. Nhưng cái gì có lợi cho đại cục thì chúng ta phải thực hiện. Chúng ta muốn hòa bình, nhưng chúng ta không cắt đất cầu hòa, không “nhún nhưòng” vô nguyên tắc, quyết không từ bỏ quốc thể tôn nghiêm!
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Theo ANTD
Xem thêm »