Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Thực trạng đất nước và những vấn đề nổi cộm trước mắt

Nguồn: boxitvn.blospot.com
Nguyễn Trọng Vĩnh gữi cho Boxitvn.blogspot.com

Hòa bình được lập lại trên đất nước ta đã hơn 30 năm. Trong thời gian ấy các nước xung quanh ta phát triển rất mạnh và phồn vinh, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, v.v.
Nước ta, trong thời gian qua cũng đạt được một số thành tựu, như: xây dựng được hệ thống đường sá, cầu cống trên toàn quốc (tuy chất lượng chưa cao, nơi này nơi khác có hư hỏng lún sụt); mở rộng và nâng cấp một số sân bay, bến cảng; xây thêm được một số công trình thủy điện trọng yếu;
phát triển được ngành dầu khí; có một số khu công nghiệp hoạt động tương đối có hiệu quả; xuất khẩu được khối lượng gạo lớn và số lượng nông, thủy sản quan trọng; bộ mặt các thành thị được nâng cấp, chỉnh trang phong quang, khởi sắc hơn; xóa đói giảm nghèo có kết quả nhất định; hoạt động ngoại giao năng động, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao; GDP hàng năm tăng với tỷ lệ có vẻ đáng kể, nhưng xét về nhân tố cấu thành và đi lên từ cơ sở xuất phát thấp nên giá trị thực không mấy.

Cùng trong bối cảnh quốc tế ấy, nước ta vẫn tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Không những thế, tình hình nước ta còn rất nhiều điều đáng lo ngại và bức xúc:

1. Ngoài việc lấy đất để phát triển giao thông, mở các khu công nghiệp là cần thiết, còn thì do thu hút đầu tư địa ốc quá nhiều, xung quanh nhiều khu đô thị mới quá nóng, mở hàng trăm sân gôn, nên mất rất nhiều ruộng đất. Do người ta xây nhiều đập trên thượng nguồn sông Mêkông, có thể sẽ xây đập thủy điện Sayaburi (đang bàn thảo), và cũng do biến đổi khí hậu, tương lai đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ sẽ thiếu nước ngọt, nhiễm mặn, không có lượng phù sa, "vựa lúa" của chúng ta không còn dồi dào như hiện nay, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực nếu còn phung phí ruộng đất canh tác của mình.

2. Lâm tặc và đầu nậu gỗ phá rừng vô tội vạ không kiểm soát và ngăn chặn được, lại do phá rừng trồng cà phê, làm rẫy, cho thuê hàng ngàn hecta rừng ven biên giới hàng 50 năm, người thuê cố nhiên cũng tự do phá, nên rừng mất quá nhiều, lũ lụt nghiêm trọng, khô hạn thất thường, hàng triệu dân khốn khổ, nên nếu không có biện pháp kiên quyết giữ rừng, và nếu lại khăng khăng làm đường sắt cao tốc vốn chưa có nhu cầu thực tế (và không chịu nghe biểu quyết bác bỏ của Quốc hội), thì sẽ phải phá bao nhiêu rừng nữa, tai họa sẽ còn thảm khốc đến thế nào?


3. Về quan hệ với Trung Quốc:

Trước sau ta luôn chủ trương "hữu nghị với Trung Quốc trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ nhau, hợp tác cùng có lợi". Thực tâm Trung Quốc lại không chấp nhận như thế. Họ xảo quyệt đưa ra "16 chữ" và "4 tốt" cốt để ru ngủ và hạn chế ta. Về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ta có đầy đủ cứ liệu lịch sử và pháp lý là thuộc chủ quyền của ta, nhưng ta quá ngây thơ và thật thà tuân thủ "16 chữ" và "4 tốt" (hoặc là quá mềm yếu, đánh mất bản lĩnh của người lãnh đạo biết tiếp nối tư tưởng độc lập tự chủ Hồ Chí Minh), nên không công bố công khai những cứ liệu lịch sử đầy sức thuyết phục ấy cho thế giới thấy chính nghĩa thuộc về ta, rằng Hoàng Sa, Trường Sa đích thực là của Việt Nam không thể tranh cãi. Ta đấu tranh thì họ thất lý. Ta không đối đầu quân sự với họ, ta đấu tranh chính trị ngoại giao đồng thời vẫn giữ quan hệ hữu nghị (hữu nghị cũng có đấu tranh). Không nên sợ hão rằng vì công khai tư liệu đấu tranh chính trị, ngoại giao mà Trung Quốc có thể vô cớ phát động chiến tranh toàn diện đánh ta. Họ đương tuyên bố "không xưng bá", đương phô trương "bộ mặt đẹp, yêu chuộng hòa bình" với thế giới. Hơn nữa nội bộ họ hiện nay cũng đầy dẫy mâu thuẫn đe dọa mất ổn định. Giả sử chiến tranh có xảy ra đi nữa, dù giữa bên mạnh và bên yếu, không có bên nào không tổn thất. Tuy nhiên xét tình hình thực tế hiện nay thì Trung Quốc không và chưa vội bành trướng bằng thủ đoạn gây chiến, họ có cách khác: "chinh phục mềm và gặm dần".

Tại sao ta không dám công khai giới thiệu cho toàn dân ta những cứ liệu lịch sử vững chắc của ta và của thế giới khẳng định hùng hồn Hoàng Sa, Trường Sa là của ta, trong khi Trung Quốc hễ có cơ hội là bày đặt ra nhan nhản đủ loại tư liệu và “chính thống hóa” chúng để giáo dục cho dân họ, từ trong giáo án các trường học, từ trên sách vở, báo chí, phát thanh truyền hình, nhằm nhồi nhét cho dân họ tin nhầm "Tây Sa", "Nam Sa" là của Trung Quốc từ thuở xa xưa bị Việt Nam và Philipin "xâm chiếm" cần phải "thu hồi"? Chỉ về phương diện này thôi, phải nói, thật là khó hiểu và khó khăn khi muốn xác quyết với chính mình cũng như với người khác rằng người lãnh đạo của chúng ta hôm nay vẫn nối tiếp được truyền thống của cha ông, kiên cường lo lắng giữ vẹn toàn lãnh thổ của Tổ quốc!

Trung Quốc luôn nhắc "16 chữ" và "4 tốt" giả dối, nói trăm lời "hữu hảo", nhưng không ngừng lấn át, đe dọa và triển khai nhiều hoạt động thâm hiểm đối với ta. Chiếm quần đảo của ta, bao chiếm hải phận trong Biển Đông của ta với cái "lưỡi bò" phi pháp; dùng tàu lớn (tàu "lạ") đâm chìm tàu cá của ngư dân ta; bắn, bắt ngư dân ta, tịch thu tàu, thuyền ngư cụ của họ đòi chuộc và bắt nộp phạt... Gần đây họ tập trận gần Trường Sa nhằm uy hiếp ta. Trong đất liền, Trung Quốc đã đứng chân được trên vị trí chiến lược Tây Nguyên xung yếu của ta, đã thuê dài hạn (50 năm) được hàng ngàn hécta rừng ven biên giới và đầu nguồn của nước ta, thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng nói là để làm "khu vui chơi giải trí", xây bao kín, người Việt Nam không được đến, họ làm gì trong đó ai biết. Họ dùng thủ đoạn bỏ thầu "thấp", trúng thầu nhiều công trình trong Nam, trúng thầu xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện; họ dễ dàng đưa ồ ạt lao động của họ vào mà chúng ta không kiểm soát được. Đã có hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nước ta từ núi rừng đền đồng bằng, ven biển cũng không ai kiểm soát. Hàng hóa Trung Quốc còn tràn ngập, chiếm lĩnh thị trường chúng ta. Hiện nay tỉnh Quảng Tây đương đàm phán với bên ta "lập khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới" giữa Bằng Tường và Đồng Đăng rộng 8,5km gọi là "1 khu vực 2 Quốc gia" và 1 "khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới" nữa giữa Đông Hưng và Móng Cái khoảng 10km2. Chúng ta rất cần tỉnh táo cân nhắc và cảnh giác trước những điều này, nói như người xưa, chỉ ngủ một mắt còn một mắt vẫn phải ngóng nhìn động tĩnh của anh láng giềng xấu chơi nơi biên giới! Người cầm chịch đất nước có làm được vậy hay không? Dân chúng đang mong họ trả lời câu hỏi ấy bằng những hành vi, động thái cụ thể - dù là tượng trưng - giúp mình có chút yên lòng. Thế mà, những tín hiệu qua lại ngoại giao con thoi trong những ngày gần đây lại có vẻ như là câu trả lời ngược với điều dân chúng mong đợi – những hoạt động ấy chưa làm “yên dân” chút nào cả, và xin đừng tưởng rằng người dân không biết gì. Người ta dễ dàng so sánh với Philippines, với Malaysia... với nhiều nước ASEAN khác, và bất kỳ một sự “quanh co” nào mà nhìn cho thật sâu là trái với các nguyên tắc ứng xử về Biển Đông đã được ASEAN đề xuất trong Hội nghị thượng đỉnh nhiều năm về trước đều gây lo ngại, nếu không nói là làm giảm sút niềm tin nghiêm trọng.

Ở Lào, Chính phủ Lào mở đặc khu kinh tế Bò Ten với Trung Quốc. Đến nay toàn bộ nhà ở, khách sạn, cửa hàng... đều là của Trung Quốc; 90% dân số là người Trung Quốc, 10% người Lào chỉ làm thuê lặt vặt, vô hình trung và nghiễm nhiên huyện Bò Ten trở thành thành phố của Trung Quốc rồi. Nhớ lại "điểm nối ray" năm xưa sâu vào đất ta khoảng trên 100m cách "Mục Nam quan", nay đã thành đất của Trung Quốc mà khôn xiết lo lắng! Các vị lãnh đạo có biết, có quan tâm và thao thức cùng dân chúng hay không?

Tất cả tình hình trên đây cho thấy nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một chư hầu hoặc thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, không chóng thì chầy. Độc lập tự do phải đổi bằng xương máu của hàng triệu người Việt Nam ta, của nhiều thế hệ con em tinh hoa của dân tộc trong bao nhiêu năm trời rồi sẽ ra sao đây?!


4. Giàu nghèo phân hóa càng xa, bất công đầy dẫy. Một tầng lớp người chỉ độ 1,2% dân số giàu nứt đố đổ vách do tham nhũng, do buôn bán đất và chiếm đất, do đầu cơ, buôn lậu, do nhận hối lộ từ trong nước và nước ngoài, do ăn từ các dự án. Có những người có 5, 7 biệt thự. Họ ăn chơi phè phỡn, sống như đế vương. Trong khi đó thì đa số nông dân còn quá nghèo, đa số công nhân lương thấp, không có nhà ở, đời sống chật vật; có những người nghèo phải bới từng đống rác, túi rác để kiếm sống. Ốm đau thì người nghèo, người thu nhập thấp khó có đủ tiền chữa bệnh, có được nằm viện thì 2, 3 thậm chí 4 người 1 giường, thuốc men có hạn. Người giàu đi chữa bệnh nước ngoài không là gì, ở trong nước, sẵn tiền "dịch vụ" thì được săn đón, một mình một giường hoặc một phòng, được chăm sóc chu đáo.

Về học hành thì con nhà giàu nếu học trong nước thì ô tô đưa đón, muốn học trường nào tha hồ chọn; đi Tây, đi Mỹ học cũng dễ dàng thoải mái. Con nhà nghèo thì học hết T.H.P.T cũng khó, bỏ học giữa chừng cũng rất nhiều do học phí cao và nhiều khoản đóng góp khác, hoặc do phải nghỉ để giúp gia đình kiếm sống. Trong xã hội còn nhiều bất công nữa, ví như nông dân bị thu hồi đất thì được đền bù với giá rẻ mạt, nhà đầu tư địa ốc (thuộc các “nhóm lợi ích”) giành được đất ngon, xây nhà thì bán giá cao gấp hàng nghìn lần, thu lãi kếch xù; người vô tội thì có tội, kẻ có tội lại được thưởng; thiếu nữ bị dỗ bán dâm thì bị tù, nhiều kẻ mua dâm các em lại vô tội, v.v.

5. Công nghiệp của ta phần lớn là lắp ráp, gia công, phải nhập nguyên liệu nên xuất khẩu thu lợi về không nhiều, góp cho ngân sách không mấy; các tập đoàn kinh tế Nhà nước ngày càng bị Thanh tra Kiểm toán phát hiện cái thì lỗ vốn, cái thì thất thoát lớn và ngày càng lộ ra thêm những món nợ khổng lồ khó lòng trả được, nên tài chính quốc gia đã eo hẹp càng thêm eo hẹp, hàng năm liên tiếp nhập siêu lớn, tuy xuất khẩu nông, thủy sản khá nhưng dự trữ ngoại tệ mỏng, trong khi đó nợ nước ngoài quá nhiều, rất đáng lo ngại.

6. Lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá, mọi thứ đều tăng vọt và tăng nhanh chưa có điểm dừng. Giá điện, giá xăng tăng càng đội giá thức ăn vật dùng hàng ngày tăng ngất ngưởng, không chỉ 20%, 30%, mà có thứ 50%, 100%, ảnh hưởng gay gắt đến bữa ăn, đến việc chữa bệnh, học hành của con cháu dân nghèo và người lương thấp. Từ khoảng 10 năm lại đây chưa bao giờ đời sống khó khăn bức xúc như hiện nay. Thêm vào đó, tham nhũng vẫn diễn biến, tội phạm, tệ nạn xã hội tăng, bất công xã hội tràn ngập khắp nơi... gây nên khủng hoảng lòng tin, tâm lý bất mãn, rất dễ dẫn đến mất ổn định.

Các mặt tình hình trên đây, nói thẳng ra, là hậu quả của 10 năm lãnh đạo của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và 5 năm điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước tình hình bức bối như đã sơ bộ vạch ra ở trên, chúng ta phải làm gì? Thật là một câu hỏi khó. Đứng ở phía người dân mà nhìn, có những trách nhiệm không thể thoái thác, do ý thức chung lưng đấu cật để vực dậy đất nước là một nhân tố hàng đầu, chưa được đề cao. Nhưng đây đang nói về phía Nhà nước, người điều hành chính bộ máy hoạt động của toàn thể xã hội, nên chỉ xin nêu một biện pháp khẩn cấp:

Nhà nước cần phát huy dân chủ, nói thật mọi khó khăn với dân, lấy lại ít ra một phần lòng tin (đã mất) của dân đối với mình. Chính đây là khởi điểm để động viên toàn dân chung sức chung lòng nhằm tháo gỡ, vượt qua khó khăn trước mắt. Để làm được điều đó, trước mắt cần mở một cuộc hội thảo rộng rãi, không phân biệt, nghi ngờ, thành kiến, và tổ chức lấy lệ cốt đối phó hơn là thực lòng - như một Hội nghị Diên Hồng hiện đại, gồm các tri thức có chân tài thực học, các chuyên gia chính trị, kinh tế giỏi, và các tầng lớp thức giả khác, lắng nghe và tiếp thu ý kiến hay của họ để có kế sách hữu hiệu cứu nguy cho những bất cập từ lâu về kinh tế và xã hội, đồng thời phát huy tinh thần tự lực tự cường, độc lập tự chủ của cả dân tộc, trước hết là từ lãnh đạo cấp cao, thì mới dần dần cải thiện được tình hình để đưa đất nước tiến lên.

Thiết tưởng điều cấp bách cần làm ngay cho dân tộc ta không có gì hơn thế, và nếu không làm được thế e sẽ ngày càng nan giải.


Nguyễn Trọng Vĩnh, Sinh 1916, thiếu tướng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (1959), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa III

Tác giả gửi trực tiếp cho Boxitvn
New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Trung Quốc toàn lực đả thông Trung Nam bán đảo hành lang chiến lược đối phó với tiền tuyến Nam Sa

Nguồn: Blog Trần Kinh Nghị
Bình luận ngắn của Trần Kinh Nghị (*):
Trên đây là đầu đề của một trong hàng trăm ngàn bài viết nhan nhãn trên các phương tiện thông tin đại chúng (cả cá nhân , tư nhân và nhà nước) ở Trung Quốc ngày nay. Chúng không xa lạ đối với nhiều "dân mạng", nhưng cách hiểu về chúng rất khác nhau, cũng có nhiều người cho đó là "vớ vẫn" không đáng bận tâm

Tôi nghĩ, tin hay không tùy mỗi người, nhưng có thể khẳng định đó là một thủ đoạn tuyên truyền của phía Trung Quốc. Thật đáng quan ngại khi phía ta luôn chủ trương "nghiên túc" trong khi phía đối phương thì "phóng tay phát đông quần chúng" liên tục đưa ra các loại lập luận đầy giọng lưỡi khiêu khích, hiếu chiến, ngạo mạn...

Bản thân tôi tuy tán đồng với lời dẫn đề của dịch giả Trần Đông Đức, nhưng chỉ xin mạn phép đưa lại nguyên văn nội dung bài địch để người đọc được rộng đường tư duy một cách khách quan. Vấn đề là cần biết họ muốn gì? và ta cần làm gì?


Việt Nam hung hăng tại quần đảo Nam Sa, dẫn tới sự phẫn nộ to lớn cho quốc dân. Gần đây trên mạng không ngừng nghe lời kêu gọi đánh nhau với Việt Nam. Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ (LMTPLT) vì vậy mà đã viết vài bài liên quan tới Việt Nam và Nam Sa. LMTPLT càng lúc càng phát hiện, bất luận là đối với Việt Nam, khống chế Nam Hải hay là tiến nhập Ấn Độ Dương, Trung Nam bán đảo phải là một miếng đất chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nước ta. Trước mắt, thiết lập được chiến lược hành lang Trung Nam bán đảo đối với Trung Quốc có ý nghĩa to lớn.

I. Vân Nam và bốn chiến lược hành lang với Trung Nam bán đảo
Trung Nam bán đảo, trong từ ngữ gọi tên có nghĩa là “bán đảo của phía Nam Trung Quốc”, nhưng trong tiếng Anh gọi Trung Nam bán đảo là Indochina (Ấn-Độ-Chi-Na 印度支那, trong chữ Hán, lời người dịch), ý nghĩa là bán đảo nằm giữa Ấn Độ và China (tức Trung Quốc).
Trung Nam bán đảo về mặt địa lý có sự phân biệt về nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp nói đến ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thật ra, bán đảo Indochina (Đông Dương) trong tiếng Anh bao gồm cả năm nước Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam. Nếu như chiếu theo sự hoạch phân rộng lớn hơn về bản đồ chính trị, Trung Nam bán đảo còn bao luôn tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chính vì nguyên nhân này, ngày nay trên các diễn đàn quốc tế về hợp tác khu vực lại xuất hiện một từ ngữ mới, tức là Khu Vực Nguồn Dưới Mê Kông. Khu vực nguồn dưới Mê Kông bao gồm Trung Quốc (Tỉnh Vân Nam), Lào, Miến, Thái, Việt (như bản đồ). Chính là do nguồn sông này, lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Trung Nam bán đảo gắn bó mật thiết bất khả phân. LMTPLT cho rằng, từ góc độ Trung Quốc mà nhìn, tiến vào Trung Nam bán đảo có bốn chiến lược thông đạo hay gọi là chiến lược hành lang, tức là:

Chiến lược 1: Trung Quốc Vân Nam — Miến Điện;
Chiến lược 2: Trung Quốc Vân Nam (hay là Quảng Tây) — Việt Nam;
Chiến lược 3: Trung Quốc Vân Nam — Miến Điện — Thái Lan (Nam tiến một bước tới bán đảo Mã Lai rồi tới Singapore);
Chiến lược 4: Trung Quốc Vân Nam — Lào — Campuchia — Vịnh Thái Lan è Nam Hải;

LMTPLT phân tích qua một chút về bốn chiến lược thông đạo này:

Thứ nhất: “Chiến lược lớn thông đường Trung Miến” là con đường tốt đẹp nhất để Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương, đối với anh ninh quốc gia của Trung Quốc có ý nghĩa to lớn. LMTPLT trong bài “Miến Điện – Trung Quốc Tây Nam con đường tốt đẹp nhất để ra biển” và “Phá thế khốn cục của eo biển Malacca: Trung Quốc với ba chiến lược lớn để hướng ra Ấn Độ Dương đã tường tận giới thiệu, có hứng thú thì có thể tìm đọc.

Thứ hai: tình hình nếu như Việt Nam với nước ta có quan hệ tốt đẹp, không xâm hại lợi ích của Trung Quốc, thì việc thành lập hành lang Trung Việt khống chế Nam Hải đối với nước ta có ý nghĩa to lớn. Nhưng là do ở Việt Nam trước mắt đang xâm chiếm nhiều nhất các đảo ở Nam Sa, nước thù địch hưởng lợi nhiều nhất, từ góc độ thu phục Nam Sa mà nhìn, nói đến hành lang này không thể vô ý nghĩa được.

Thứ ba: hành lang thực sự là đang trong dự tính về con đường sắt quan trọng xuyên Á qua đường Đông Nam Á. Một khi thành hình thì đối với chính trị kinh tế và các phương diện khác của nước ta có ý nghĩa to lớn. Nhưng do liên quan đến nhiều nước, tạo thành một trò chơi đa phương, Ân Độ, Nhật Bản nhảy vào làm khó, Singapore thái độ tiêu cực, những quốc gia khác mỗi nước mỗi cách suy nghĩ. Ngoài ra vẫn còn gặp phải những nhân tố ảnh hưởng như thi công khó, thời gian dài, đầu tư nhiều, từ đó đến nay vẫn chưa đạt thành ý hướng thi công, trong đoản kỳ khả năng thực hiện không lớn, đối với việc kiểm soát Nam Hải vẫn chưa có ý nghĩa quá to lớn.

LMTPLT cho rằng, chỉ có chiến lược hành lang thứ tư tức là Trung-Lào-Campuchia đối với con đường Nam hạ của ta đặc biết có ý nghĩa to lớn trong việc tiến quân Nam Sa khống chế Nam Hải.

II. Ý nghĩa to lớn trong việc kiến lập hành lang Trung-Lào-Campuchia

LMTPLT trong rất nhiều bài viết đều đề xuất sách lược “chia để trị” đối với Đông Nam Á. Tức là lấy Nam Hải làm trục, lấy Trung Nam bán đảo làm trọng điểm, chia Đông Nam Á thành hai bộ phận “quốc gia bán đảo” và “quốc gia quần đảo”, áp dụng tuần tự trước gần sau xa và từng bước trước dễ sau khó, từng bước biến Đông Nam Á tạo thành sân sau chiến lược của nước ta, vì lợi ích căn bản nước ta phục vụ.
Đề án này chỉ dùng tới tình hình xâm lược Việt Nam gia tăng, chuyện phải thu phục Nam Sa, mà nói tới ý nghĩa thành lập chiến lược hành lang Trung Lào Cam.

TPLTLM phán đoán về mặt cơ bản là: Việt Nam về mặt thực tế trong thời gian về lâu về dài sẽ là nước thù địch với Trung Quốc, vấn đề Nam Sa trong vòng ít nhất là 20 năm thật khó giải quyết xong xuôi. Cho dù Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ quay lại lấy hệ thống và thế chế chính trị Trung Quốc làm trọng tâm, nhưng sẽ trong một giai đoạn so đo nào đó tuột ra ngoài hệ thống Trung Quốc, điều này tạo nên một hiện thực uy hiếp Trung Quốc, mục đích chủ yếu thành lập hành lang Trung-Lào-Cam là để đối phó Việt Nam!

Ý nghĩa chủ yếu của việc thành lập hành lang này là:

1- Phối hợp Nam Sa, đả thông con đường lục địa Tây Nam Trung Quốc. Trung Quốc đang lúc ra sức phát triển lược lượng hải, không quân, nhưng ưu thế thực sự của Trung Quốc vẫn là lục quân. Đối với Trung Quốc, lục lộ hiển nhiên có ý nghĩa to lớn. Do người Trung Quốc trong lịch sử chưa từng mở đường thông đến Ấn Độ Dương, và cũng chưa chiếm hữu toàn bộ Trung Nam bán đảo, lãnh thổ nguồn gốc của tổ tiên lại bị Nga Sa hoàng và Nhật Bản chiếm đi, khiến cho hiện tại Đông Bộ Trung Quốc bị bịt đường bởi các chuỗi đảo, Nam Bộ bị khốn bởi eo biển Malacca! Đông Bắc Bộ thì có Đông Bắc chiến lược khốn cục (bị bịt đường ra biển)! Vào những năm 70 của thế kỷ trước, các hòn đảo Nam Sa bị các nước nhỏ Đông Nam Á xâm chiếm, trở thành một cục diện của hiện tại! Để đả thông con đường “Nam Hải Lục Lộ”, chúng ta hiển nhiên có thể thông qua thành lập hành lang Trung-Lào-Cam trực thông Nam Hải, từ lục địa ứng phó Nam Sa!

2- Cô Lập Việt Nam, hình thành cái thế của ba mặt giáp kích. Việt Nam Nam Nam Bắc hẹp dài, chiến lược thọc sâu đọ nông, ở chiến lược trên mặt đất có thế xấu về thiên nhiên, ở thế nước nhỏ lực yếu lại mang ảo tưởng lấy ít địch nhiều, thật là không phải là phúc cho dân cho nước này. Do hai nước Lào, Campuchia trực tiếp biên giới với Việt Nam, Trung Quốc lại cùng Lào và Việt Nam tiếp giáp biên giới, Trung Quốc một khi đã ổn định hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam, sẽ từ hướng Bắc, hướng Tây và hướng Đông từ Nam Hải đối với Việt Nam hình thành thế của ba mặt giáp kích! khiến Việt Nam như bị thột vào lưng, như xương mắc họng, tạo nên sức kìm giữ cực đại, ít nhất là làm mất khả năng toàn lực đầu tư vào việc xâm chiếm các đảo Nam Sa của ta.

3- Cơ hội chiến thắng, vì tương lai của phương án nối liền eo đất Kra (trên bán đảo Mã Lai thuộc về Thái Lan và Miến Điện). Tương lai một khi eo đất Kra được khai tạc thành công, địa vị chiến lược các nước như Campichia sẽ tuỳ thời tăng lên. Trung Quốc nếu như ra tay trước tại nơi này thành lập được “căn cứ địa” bền vững, tức không những chỉ lấy thế ngang mặt Việt Nam, mà còn có khả năng thuận lợi tiến vào kênh đào Kra chiếm thế thượng phong! Đây là một chiến lược thông đạo trong tương lai của nước ta dựa vào con kênh đào Kra (từ Vịnh Thái Lan xuyên qua Ấn Độ Dương), ý nghĩa hiển nhiên không cùng một dạng.

4- Đáng mặt nước lớn, kiến lập căn cứ chiến lược bền vững. Việt Nam một khi đối với nước ta triệt để đối đầu, đặc biệt là sau khi nước ta dùng vũ lực thu phục lãnh thổ Nam Sa, không loại trừ khả năng đánh trả nước ta, có khả năng dẫn vào các nước ngoài khu vực như Mỹ, Ấn Độ thậm chí là Nhật Bản. Nếu như những quốc gia trên trú quân ở Vịnh Cam Ranh, đối đầu với thế cục Nam Hải, các đảo Nam Sa cùng các tuyến hàng hải tạo thành sứ uy hiếp to lớn. Nhưng nếu như nước ta tại Lào, Cam đứng vững, lấy chiến lược thông đạo hỗ trợ, tức thì có đủ lực giao chiến với Việt Nam và nước đồn trú nào đó trong tương lai, làm cho những uy hiếp trở khó khăn đối với nước ta, bảo vệ sự cân bằng chiến lược.

(Hết kỳ 1), Xem Kỳ cuối
Theo: http://rfavietnam.com/node/557

(*) Ghi chú: Tác giả Trần Kinh Nghị là nhà nghiên cứu, từng làm Phó Đại sứ quán VN tại Đan Mạch.

New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Một con đập khổng lồ ở sông Mekong sẽ gây ra những mối đe dọa gì ?

What threat would a giant Mekong dam pose?
(Reuters) Các quan chức Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã gặp nhau hôm thứ Ba ( 19/ 04) để thảo luận về việc Lào lập kế hoạch để xây dựng một đập lớn trên sông Mekong(Cửu Long ở Việt Nam), một chuyên gia dự án cảnh báo có thể gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trong khu vực.

Một dự án xây dựng đập Xayaburi trị giá 3.5 tỉ đô la Mỹ ở Lào được cho là một bước tiến lớn trong việc sản xuất năng lượng xanh nhưng nó được cảnh báo là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, kế sinh nhai của ngư dân trong vùng và đặt biệt là nguy cơ mất ổn định trong khu vực.

Các chuyên gia đã nói gì ?
Họ cảnh báo hàng chục loài cá di cư sẽ bị tuyệt chũng, nguồn dự trử cá sẽ bị giảm xuống ảnh hưởng đến hàng chục triệu ngư dân và dân địa phương sống nhờ vào nguồn lợi của con sông này.

Các con đập có thể ngăn chặn sự di chuyển của phù sa màu mỡ cần thiết để bổ sung cho đất nông nghiệp. Các vùng đất của sông Mekong ở Thái Lan, Việt Nam và Campuchia có thể biến thành hồ chứa ảo( không có thủy triều) và các loại cây trồng quan trọng để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như gạo sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng.

Họ cũng nói rằng cách thiết kế cho phép cá để di chuyển qua các đập là rất kém và có thể sẽ thất bại. Nguồn dự trử cá giảm sẽ có ảnh hưởng đến lượng protein của con người và các khoản thu cho nông dân và ngư dân sẽ bị giảm đáng kể, buộc nhiều người phải di cư.

Một nghiên cứu của Ủy ban sông Mekong (MRC), một cơ quan liên chính phủ thành lập để phối hợp các dự án đập, nói rằng các đập Xayaburi có thể làm mất 60 phần trăm tài nguyên của mình trong vòng 30 năm tới do nước lắng động.

Khả năng trì hoãn Lào xây đập
Không ai có vẻ biết. Bế tắc có vách ngăn ngay cả những chuyên gia, những người không chắc chắn chính xác lý do tại sao Lào - một đất nước rất hiếm khi tạo ra xung đột - lại bất chấp các nước láng giềng, đặc biệt là, Việt Nam.

Sức ép quốc tế, đe dọa hoặc ưu đãi kinh tế có thể khuyến khích Lào trì hoãn dự án nếu họ cảm thấy những thứ đó có lợi hơn.

Tuy nhiên, có vẻ như công trình đang được khởi công và các bức ảnh được công bố trong một tờ báo xuất hiện cho thấy Lào đang xây dựng một con đường hổ trợ cho việc xây đập đã được triển khai, mặc dù quá trình tham vấn với các nước láng giềng, theo yêu cầu của một hiệp ước MRC năm 1995, vẫn chưa được hoàn thành.

New posts:



Share
Xem thêm »

Tàu Trung Quốc Vào 2/3 Biển Việt Nam Vét Cá

"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, đánh đuổi quân Ngô chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta."
(Triệu Thị Trinh)
Ngày 18/04/2011, một phái đoàn cấp chính phủ Trung Quốc đến Hà Nội để đàm phán về các vấn đề biên giới lãnh thổ. Bản tin đàì RFI từ Paris nói rằng, Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý sẽ mau chóng ký kết một thỏa thuận, xác định các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Theo báo chí Việt Nam, ngày 18/04/2011, một phái đoàn cấp chính phủ Trung Quốc đã có mặt tại Hà Nội để đàm phán về các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai bên. Trưởng đoàn Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân. Liên quan đến Biển Đông, hai bên đã đồng ý là sẽ mau chóng ký kết một thỏa thuận, xác định các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp.
Bản tin RFI cũng ghi nhận, theo giới quan sát, thỏa thuận vừa đạt được còn rất mơ hồ, không ai biết lịch trình và nội dung cụ thể của thỏa thuận, vốn được coi văn kiện bổ sung cho bản Tuyên bố DOC năm 2002.
Giới phân tích tuy nhiên vẫn thận trọng trước một tiền lệ xấu: đó là cam kết của Trung Quốc không đí đôi với hành động trong thực tế.
Bắc Kinh đã ký kết với ASEAN bản tuyên bố DOC, nhưng không hề tôn trọng. Trong những năm gần đây, hàng trăm tàu thuyền đánh cá và ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc sách nhiễu và bắt giữ, chỉ vì bị cho là đã vi phạm khu vực mà Bắc Kinh đơn phương cho là thuộc chủ quyền của họ chung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trong khi đó, theo thông tin từ báo Công An Đà Nẵng qua bài nhan đề “Giữ vững ngư trường” đã cho thấy Trung Quốc thực sự đang ngaỳ càng trở nên hung hiểm ở Biển Đông.
Báo nhà nước nói thẳng:
“...Những nước có tranh chấp trên biển Đông, giờ đây, không còn bộc lộ những hành động được xem là bất thường, bộc phát nữa. Một báo cáo của Ban Chỉ đạo Biển - Đảo TP Đà Nẵng nhấn mạnh rằng, những nước này đang có những “kế hoạch rõ ràng” nhằm thực hiện âm mưu “biến biển Đông thành ao nhà”. Có nghĩa là, mỗi một hành động nhỏ nhất trên vùng biển có tranh chấp hoặc sâu vào trong lãnh hải đều là một phần của kế hoạch lớn hơn, được tính toán kỹ lưỡng, có chủ đích rõ ràng. Hành động ngư dân nước ngoài khai thác trộm trong vùng biển Đà Nẵng là một ví dụ.
Theo Bộ Chỉ huy BĐBP TP, năm 2010, cơ quan chức năng đã phát hiện 355 lượt tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải thuộc TP Đà Nẵng, có những vụ xâm phạm rất sâu, chỉ còn cách bán đảo Sơn Trà khoảng 50km...”
Tình hình lấn biển này được mô tả tàu Trung Quốc váo vơ vét cá sâu tới 2/3 lãnh hải VN.
Báo này kể thêm:
“ Lãnh hải là vùng biển ven bờ, bên ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế. Lãnh hải Việt Nam do Đà Nẵng quản lý kéo dài từ bờ ra 135km (bên ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, mỗi hải lý bằng 1,852km; trong vùng này, có quần đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và một phần tranh chấp với Philippines). Một khi tàu nước ngoài vào sâu 50 km có nghĩa là chúng đã vào sâu gần 2/3 lãnh hải, tiến sát khu vực hết sức nhạy cảm của đất nước...
...Theo ông Dương Đề Dũng, Chỉ huy trưởng BĐBP TP, một số nước đang thực hiện ý đồ “dân sự hóa” hoạt động trên biển Đông, với các siêu dự án kinh tế, với các hoạt động xâm nhập trái phép của ngư dân và với sự hỗ trợ về mặt quân sự, chính trị, ngoại giao đứng sau các hoạt động này...”

Nguồn: Vietbao.com
New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Quân đội Anh bị cảnh báo về một cuộc chiến kiểu Việt Nam ở Libya

James Kirkup ( The telegraph, Anh Quốc)
British troops go to Libya amid 'Vietnam' warnings
Một nhóm sỹ quan cao cấp của quân đội Anh sẽ được gửi tới Libya trong lúc đang có cảnh báo rằng họ đang phải đối mặt với một cuộc chiến dai dẵng kiểu Việt Nam.

Ít nhất mười sĩ quan cao cấp sẽ được gửi đến Benghazi để cố gắng hổ trợ các phiến quân đang cố gắng lật đổ Đại tá Muammar Gaddafi thành một lực lượng chiến đấu đáng tin cậy.

Bộ trưởng quốc phòng nhấn mạnh rằng việc triển khai các "đội ngũ tư vấn liên lạc quân sự" không phải là một dấu hiệu của sự sa lầy nhưng các nghị sĩ của tất cả các đảng phái chính trị cho biết, động thái này cho thấy nước Anh đang được kéo sâu hơn vào một cuộc nội chiến ở Libya.

Công bố đưa ra sau khi David Cameron kêu gọi Nội Các xây dựng các biện pháp mới để giúp cho phiến quân phá vỡ thế bế tắc quân sự tại Libya.
Sau hơn một tháng của cuộc không kích, các phiến quân đã không đạt được tiến bộ đáng kể đối với trước quân của Đại tá Gaddafi. chỉ huy Anh đã nói với Thủ tướng Chính phủ rằng các phiến quân không tổ chức đủ mạnh để giao chiến với lực lượng của nhà độc tài.

Ông Cameron, người đã đích thân dẫn đầu những nỗ lực quốc tế để khởi động cho một chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya, được cho là sẽ trở thành "ngày càng thiếu kiên nhẫn" và lo lắng về sự bế tắc này.

Ngày xuất bản: 20 tháng tư năm 2011
Bởi Maddox david ( Scotsman.com )
phóng viên chính trị
Cựu lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Sir Menzies Campbell đã tuyên bố Libya có thể biến thành một Việt Nam.

Sir Menzies cảnh báo không nên sa lầy vào Libya, trông giống như những gì đã xảy ra với Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam. Ông nói: "Gửi các cố vấn cho một mục đích hạn chế là có thể trong các điều khoản của Nghị quyết 1973 ( Liên Hợp Quốc), nhưng nó không được xem như là một phần đầu tiên triển khai thêm quân đội.

" Cuộc chiến kiểu Việt Nam bắt đầu khi tổng thống Mỹ gửi cố vấn quân sự và bị sa lầy. Chúng ta phải tiến hành thận trọng..."

New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Công an ngày càng lộng hành, phi pháp

Thanh Quang, phóng viên RFA
Công an Việt Nam xem chừng ngày càng hành động tuỳ tiện, phi lý, phi pháp… Công an có nhiệm vụ cao quý là bảo vệ dân, nhưng phải chăng “cứ vào tay công an là từ chết tới bị thương"?

Công an đánh người

Những nạn nhân gần đây của công an VN có thể kể đến trường hợp hai nhà bất đồng chính kiến là BS Phạm Hồng Sơn và LS Lê Quốc Quân, như chị Vũ Thuý Hà, vợ BS Phạm Hồng Sơn, từ Hà Nội lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do:
"Rõ ràng là 2 anh Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân trước hết là bị đánh, đánh 1 cách dã man giữa thanh thiên bạch nhật, sau đó còn bị giam cầm 1 cách tuỳ tiện"
Gần đây, nhà bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần ở Saigòn cũng báo động về việc công an hành động nặng tay:
"Tôi đâu có phạm tội gì đâu. Tôi nói rõ với nó là nó muốn bắt tôi thì cứ việc đem lệnh đến đọc tại nhà mà bắt, lập biên bản bắt đàng hoàng. Họ tống tôi vô trong tù, tôi kháng cự lại thì bọn nó ba bốn thằng đè, rồi nó kêu cả những thằng văn phòng nữa xúm vào đánh tôi,… lấy tay chém vào cổ tôi,… lôi kéo rồi đạp vô chân tôi,…đánh vào ngực tôi.
Rồi cả cái xâu tràng hạt màu đen tôi hay đeo trên cổ có cái thánh giá trên đó có ảnh Chúa chịu nạn và cái tượng Đức Mẹ Maria - Đức Mẹ La Vang tôi đang đeo trên cổ thì… nó giựt nó ném xuống đất”
Sau cái chết tức tưởi đau thương của ông Trịnh Xuân Tùng do trung tá CA Nguyễn Văn Ninh gây ra ở khu vực phường Thịnh Liệt, Hà Nội hôm mùng 2 tháng Ba vừa rồi, thì gần đây nhất, hồi cuối tháng rồi, 1 nạn nhân khác, ông Trần Văn Dữ, đã bị công an thị trấn Sóc Trăng gây tử vong.
Báo VNExpress đã phải mô tả việc này là “Công an lại giết người ở Ngã Năm, Sóc Trăng”
Từ Bắc vô Nam...

Nói đến việc công an gây thương vong cho người dân, có lẽ công luận vẫn còn đậm nét những vụ ra tay tắc trách, phi pháp và vô cảm trong thời gian qua của giới được mệnh danh bảo vệ dân chúng.
Chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra bao nhiêu vụ như vậy:
- Thiếu tá CA Bùi Minh Thắng, Phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng phải nhập viện, công an Cửa Lò, Nghệ An đánh hội đồng anh Nguyễn Văn Hướng tét đầu.
- Công an Thuỳ Nguyên, Hải Phòng đánh gãy tay chị Ngô Thị Thu, công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên đánh chết anh Đặng Văn Đen.
- Công an Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh trọng thương anh Dương Đình Hiếu, công an Trảng Bom, Đồng Nai đánh chết công dân Trần Ngọc Đường.
- Công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang đánh chết công dân Trần Duy Hải, anh Nguyễn Văn Khương chết về tay công an Tân Yên, Bắc Giang.
- Công an Thái Nguyên đánh chết anh Vũ Văn Hiền, công an Điện Bàn, Quảng Nam gây tử vong anh Võ Văn Khánh, công an Đà Nẵng đánh chết anh Võ Thành Năm.
- Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo, và cái chết oan ức đau thương gần nhất là ông Trần Văn Dữ. Đó là chưa kể những trường hợp người dân bị công an bắn thủng tay, thủng đùi...
Những tình cảnh đó khiến bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi thứ Sáu tuần rồi, 04/08/11, công bố bản phúc trình về nhân quyền thế giới, bao gồm tình hình ở VN, qua đó, lưu ý rằng lực lượng công an cảnh sát VN, nói chung, ngược đãi những nghi can khi họ bắt giam các nạn nhân này, nhốt trong điều kiện lao xá thường khắc nghiệt.

Theo bản Phúc trình thì hành động sai trái của công an thường không bị trừng phạt trong khi tệ nạn tham nhũng trong ngành này tiếp tục là vấn nạn đáng kể. Nhiều cá nhân bị giam giữ độc đoán, kéo dài, vì hoạt động chính trị và không được xét xử công bằng giữa lúc hệ thống tư pháp VN bị ảnh hưởng đáng ngại vì yếu tố chính trị, tệ nạn tham nhũng và tình trạng kém hiệu năng.
Bản phúc trình không quên đề cập đến nhiều trường hợp cụ thể liên quan tới việc công an VN gây tử vong cho người dân, kể cả việc công an sử dụng xã hội đen và dân phòng để hành hung, sách nhiễu, làm nhục dân chúng, nhất là những nhà bất đồng chính kiến.

Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do hồi tháng 2, nhạc sĩ Tô Hải từ trong nước nhận xét: "Ở nước ta, bất cứ chuyện gì cũng có thể trở thành tội phạm, cho nên việc đàn áp thì nhậy bén lắm. Bây giờ giới cầm quyền không ngại gì cả. Quân đội và công an, tôi xin nói, đó là những con người được chiều chuộng số một, được chiều chuộng về lương bổng, về các thứ. Do đó bộ phận này là bộ phận tuyệt đối trung thành với Đảng, vì không có đảng là họ mất hết. Họ quá đầy đủ, quá sung sướng đi rồi nên họ bảo vệ chế độ đến cùng."

Nói đến việc CA “bảo vệ chế độ đến cùng” khiến người ta nhớ tới khẩu hiệu “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình” từng được treo ngay tại mặt tiền trụ sở bộ Công an số 44, Yết Kiêu, Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng CSVN.
Trong khi nhiều tờ báo do nhà nước kiểm soát, từ báo điện tử Đảng CSVN, Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân cho tới Vietnamnet, cùng giới lãnh đạo Hà Nội, cũng thường nhấn mạnh đến khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng còn mình” dành cho công an.

Đạo đức cách mạng?

Theo GS Nguyễn Hưng Quốc, khẩu hiệu này không phải do “ngẫu hứng" mà là 1 nguyên tắc lớn trong điều gọi là “đạo đức cách mạng” của ngành công an VN.
GS Nguyễn Hưng Quốc nhận thấy “nguyên tắc lớn” đó sai ở 2 điểm"Thứ nhất, nó trái hẳn với bản chất của công an vốn ở đâu cũng được hình thành, trước hết, để bảo vệ luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội và bảo vệ dân chúng.
Để bảo vệ luật pháp, công việc chính của công an là phòng và chống tội phạm các loại… Để bảo vệ trật tự xã hội, công việc chính của công an là giúp cuộc sống được điều hòa một cách tốt đẹp, từ chuyện giao thông đến việc tụ tập của đám đông ngoài đường phố, v.v…

Cuối cùng, nhiệm vụ của công an là bảo vệ sự an toàn của dân chúng, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Có lẽ không có ở đâu (trừ các nước độc tài, dĩ nhiên!) công an lại tự đồng nhất với đảng cầm quyền và tuyên bố thẳng thừng là “chỉ biết còn Đảng còn mình” như vậy.
Thứ hai, nó trái hẳn bản chất của dân chủ vốn được xây dựng trên tính chất độc lập của truyền thông, tư pháp, quân đội và công an...
Khi nêu cao nguyên tắc “chỉ biết còn Đảng, còn mình” như vậy, công an Việt Nam, một mặt, tự phủ định lý do tồn tại chính của mình; mặt khác, tự tố giác tính chất phi dân chủ của Việt Nam. … Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây công an càng ngày càng lộng hành. Những vụ đánh người và giết người của công an diễn ra khắp nơi.

Nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội bày tỏ quan ngại rằng số nạn nhân của công an VN sẽ gia tăng, mà theo ông, nguyên nhân chính là do thể chế độc tài toàn trị hiện giờ:
" Trong 1-2 năm gần đây, tình trạng công an trong nước tuỳ tiện bắt giam, đánh đập, thậm chí bắn giết những người dân vô tội, đưa con số nạn nhân lên tới phải nói trên dưới 20 người. Tôi nghĩ tất cả nạn dân do những vụ bạo hành của công an như tôi trình bài sơ bộ chưa phải là con số cuối cùng, và sẽ còn tiếp tục tăng".

Sở dĩ người dân trong nước chịu đựng như vậy, khi công an tuỳ tiện hành xử bạo lực, nặng tay với người dân, gây những cái chết rất đau thương, tức tưởi cho dân, chính là vì thể chế chính trị trong nước hiện vẫn là thể chế độc tài toàn trị.
Công an là công cụ riêng của đảng. Họ được dung dưỡng, dung túng và thậm chí được nhiều ân sủng của nhà nước.

Bộ máy công an trong nước không những là công cụ riêng bảo vệ chế độ mà họ còn tuỳ tiện sử dụng những gì mà bộ máy công quyền trao cho. Rồi khi họ phạm tội, không có những biện pháp chế tài trừng phạt nghiêm khắc. Vì thế con số nạn nhân một ngày một gia tăng.
Thêm vào đó, báo chí trong nước cũng bị “trói tay”, không được tự do lên tiếng để tranh đấu, ngăn ngừa tình trạng bạo hành và tội ác của công an. Nếu như ở quốc gia tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền, các quyền căn bản của người dân thì báo chí sẽ góp phần đẩy lùi tội ác do chính nhà cầm quyền, chính công an gây ra cho nhân dân.

Qua bài tựa đề “Khen các anh rất khó”, blogger Mẹ Nấm cũng lưu ý rằng: “Lực lượng công an nhân dân, được ví như thanh kiếm và lá chắn của xã hội. Nói một cách khác, các anh là công cụ bảo vệ. Số lượng con người trong ngành của các anh không lớn lắm – xuất thân của các anh là từ dân. Nếu thử làm phép “bổ đầu chia xôi” thì người ta sẽ thấy tỉ lệ vi phạm pháp luật của những người thừa hành luật pháp khá cao so với các ngành khác. Hay nói không ngoa cho lắm,… các anh phạm tội ác hơi nhiều”.

Nguồn: RFA
New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Cùng hành quân bảo vệ Trường Sa

(Mai Thanh Hải Blog)Trước khi lên tàu ra Trường Sa, tất cả mọi người - mọi đoàn đều phải ngồi 1 buổi để nghe phổ biến lịch trình hành quân và phổ biến các quy định khi trên tàu, ra đảo... Chuyện thì nhiều, nhưng lần đi đầu tiên, mình ấn tượng nhất về quy định: "Không được chụp hình vũ khí, khí tài, hệ thống phòng thủ... Nếu chụp hình bộ đội tuần tra, canh gác, luyện tập sẵn sàng chiến đấu, cũng chỉ được chụp súng AK, 12ly7". Bí mật quân sự, nhất là vấn đề An ninh - Quốc phòng thì phải tuân thủ nghiêm túc rồi.

Thế nhưng có ra với Trường Sa, mới thấy sự đầu tư, trang bị vũ khí - trang thiết bị cho việc bảo vệ biển đảo là không hề đơn giản và có như vậy, chúng ta mới giữ được đảo, khiến đám Tàu khựa, dù có thèm rỏ dãi cũng không dám aloxo chiếm đảo Gạc Ma như hồi 14-3-1988. Có lần ngồi nói chuyện, anh em trên đảo Nam Yết nói thẳng: "Chắc chắn không xảy ra chuyện như ở Gạc Ma. Trong trường hợp không giữ được đảo thì cũng phải cho chúng nó ăn đủ" và ví von: "Trạng chết Chúa cũng băng hà. Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn"... Mặt ai cũng đanh lại, sắt đá và uất ức.

Lính đảo gian nan, vất vả và căng thẳng, cảnh giác vậy bởi phía sau là đất liền ruột thịt ngóng theo từng phút, từng giây với sự chia sẻ, tương trợ không chỉ là hạt gạo, giọt nước, ngọn rau, cuộc điện thoại mà còn cụ thể ở những màn hình rađa sáng xanh, quét đều đặn; những bệ phóng tên lửa đất đối hải ngẩng cao hướng ra biển; những phi đội SU30K lắp sẵn bom đạn, tên lửa; những biên đội tàu chiến đấu nằm sẵn ở Cam Ranh, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.... sẵn sàng tăng tốc, xé nước ra góp lửa cùng đồng đội mình ngoài đảo tiền tiêu...

Tháng 4 trời yên biển lặng, tháng 10 biển động trời dông, đất liền ra thăm đảo, mang hàng Tết cho đảo và thay quân cho đảo. Thế nhưng, bất cứ điều kiện thời tiết nào, đều đặn theo lịch, vẫn có những phi đội SU chiến đấu hiện đại bay ra với đảo, lượn vòng nghiêng cánh chào đảo yêu thương khiến lính ta, nhất loạt cởi áo, tung mũ vẫy chào, hồn nhiên như những đứa trẻ; vẫn những biên đội tàu chiến đấu cắt sóng, tựa vào âu tàu trên đảo, súng pháo - tên lửa ngẩng đầu oai vệ, đèn sáng trưng như thành phố nổi... khiến lính ta, nhất loạt kéo nhau ra ngắm, có khi thức cả đêm, chỉ để ngồi bó gối, đăm đắm ngắm "tàu chiến của nhà mình".

Những vòng cánh máy bay, ánh đèn tàu chiến - Với lính đảo Trường Sa là niềm tin cậy, chỗ dựa vững chắc. Bởi họ biết: Đó là đồng đội, là hỏa lực chi viện góp lửa đánh dập đầu những kẻ xâm lược biển trời. Và nếu có xung đột xảy ra, họ không bao giờ phải đơn độc, không phải tuyệt vọng chiến đấu nơi đầu sóng, ngọn gió...

Ở đâu thì không biết, riêng với Trường Sa, bộ đội lúc nào cũng... thừa vũ khí và ai cũng "2 tay... 3 súng"


Tên lửa phòng không vác vai sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch.


Vũ khí hiện đại tiêu diệt tàu, xuồng, xe tăng, xe lội nước đổ bộ

Biên đội tàu chiến đấu thường trực ngoài đảo Sinh Tồn

Bắn đạn thật trên biển để nâng cao khả năng tiêu diệt tàu xâm lược

Vũ khí hiện đại mới được trang bị, sẵn sàng cơ động chi viện cho Trường Sa

Kiểm tra, bảo dưỡng ống phóng tên lửa tại Nhà máy Kỹ thuật Hải quân

Nạp ngư lôi cho tàu chiến đấu ra công tác tại Trường Sa

Hỏa lực mạnh trên những con tàu chiến đấu

Tên lửa Shaddock (SS-N-3) đất đối hải tại Đoàn S79, có tầm bắn 460km, tốc độ gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh

Tên lửa phòng không siêu âm S-300 có tầm bắn 150 km (gấp 7 lần tên lửa SAM)

S-300 trong trạng thái chuẩn bị phóng đạn, tiêu diệt mục tiêu

Tên lửa đất đối đất Scub C tầm bắn 500 km (chưa cải tiến)

Tên lửa mới cải tiến mới được thử nghiệm tại khu vực quân sự Bắc Giang

Bộ trưởng Quốc phòng kiểm tra vũ khí mới bảo vệ biển đảo

Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của Quốc hội Lê Quang Bình thăm đơn vị tên lửa s-300

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang kiểm tra S-300 sẵn sàng chiến đấu

Máy bay chiến đấu SU-22 bảo vệ trên cao cho đội hình hành quân ra Trường Sa

SU-22 của Không quân NDVN nghiêng cánh chào lính đảo Trường Sa

SU-30 Chuẩn bị xuất kích, chi viện cho Trường Sa

Lính đảo Nam Yết tò mò mang điện thoại ra chụp hình máy bay trực thăng từ đất liền ra đảo

Đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trên trực thăng

Lính đảo

Chiến đấu cơ SU-30MK2 và tàu ngầm lớp kilo: Vũ khí chủ lực bảo vệ Trường Sa (Ảnh: RFI)

Một quả tên lửa được phóng lên từ tàu ngầm lớp kilo - Cùng loại với tàu ngầm của Việt Nam ( Ảnh Tuyenquangonline.net )

Đệ Thất Hạm Đội - Hoa Kỳ đã ra thông cáo hợp tác với Hải quân Việt Nam trong năm 2010
>>Tải về bản thông cáo của Hạm đội Hoa Kỳ

(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh minh họa trên Diễn đàn quansuvn.net và otofun.net)

New posts:



Share
Xem thêm »

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Hàng không mẫu hạm của TQ thách thức ai?

Trung Quốc dự kiến đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên vào hoạt động nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản 1/7/2011.
Các nguồn tin chưa được xác nhận bởi chính quyền Trung Quốc tin rằng chiếc tàu chở trên 120 hỏa tiễn sẽ đến cảng ở đảo Hải Nam để phô trương uy lực của hải quân nước họ ra vùng biển Đông Nam Á.

Thách thức Hoa Kỳ

Hiện chiếc hàng không mẫu hạm loại Varyag (瓦良格号 - Kuznetsov class) mà Trung Quốc mua của Ukraina đang được hoàn tất ở cảng Đại Liên, miền Đông Bắc.

Cho đến ngày 18/4 năm nay, được biết chiếc tàu đã bắt đầu được sơn màu của Hải quân Quân Giải phóng, lực lượng mà lãnh tụ Đảng, ông Hồ Cẩm Đào cho là quan trọng bậc nhất cho chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.

Cũng có tin chưa được kiểm chứng nói tên chiếc tàu sẽ được đặt là Thi Lang (1621 - 1696), kỷ niệm vị Đô đốc chỉ huy hạm đội Phúc Kiến thời nhà Minh bỏ quân của Trịnh Thành Công để về với nhà Thanh.

Hoa Kỳ đã cho rằng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc trang bị và đưa vào sử dụng là một "thách thức" với thế thượng phong trên Thái Bình Dương của nước Mỹ.

Dù hiện nay Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ làm chủ năm tổ hợp tác chiến gồm các hàng không mẫu hạm, phi cơ và tàu ngầm, Đô đốc Tư lệnh Robert Willard đã nói Trung Quốc đang "biến đổi cán cân quyền lực trong vùng".

Chiếc tàu hạng Varyag được Trung Quốc mua năm 2001 ở dạng chưa hoàn tất và từ đó đem vào tái thiết kế và trang bị trong chiến lược thúc đẩy sức mạnh hải quân.

Hiện nay, giới quan sát chưa ngã ngũ về sự thách thức thực sự chiếc tàu này tạo ra với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á.

Dù cùng chia sẻ quan tâm là "chủ quyền của Trung Hoa" tại vùng Biển Đông, báo Đài Loan hôm 12/4 nêu ra lo ngại rằng "hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sắp hoàn tất sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Đài Bắc".

Cho tới nay, Đài Loan dựa vào sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để phòng ngừa Trung Quốc.

Người Việt Nam đang vừa cân bằng, vừa bám theo sức mạnh Trung Quốc và chú ý không thách thức trực diện trong lĩnh vực biển đảo
TS Richard Weitz

Trả lời BBC Tiếng Việt từ London hôm 18/4/2011, Tiến sĩ Richard Weitz, Giám đốc Viện nghiên cứu Hudson ở Washington DC, Hoa Kỳ, cho rằng "Một hàng không mẫu hạm thì chưa đủ để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương".

Tuy nhiên, ông cho rằng cả một hạm đội nhiều hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sẽ làm được điều đó.
Một bản tin trên CCTV: Trung Quốc đụng độ Hoa Kỳ ở Biển Đông


Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ thiết kế tiếp các tàu chiến và tàu sân bay ra sao nhưng có các nguồn tin nói Hải quân Quân Giải phóng đặt ra tham vọng lập một hạm đội vào 2016.

Ông Richard Weitz tin rằng "Người Trung Quốc biết được hạn chế của họ (về số hàng không mẫu hạm), nên sẽ không dừng lại, trừ khi họ dùng chiếc tàu mới nhất này chỉ vào việc huấn luyện và thử nghiệm".

'Cân bằng hoặc bám theo'

Trước câu hỏi sự xuất hiện của t̀àu sân bay đầu tiên Trung Quốc đem ra "trình làng" năm nay, các quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ có thể đóng vai trò cân bằng lại thế lực quân sự của Trung Quốc, tiến sĩ Richard Weitz trả lời:
"Nga và Ấn Độ tự mình có thể cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhưng các nước láng giềng khác của Trung Quốc thì phải dựa vào thế lực bên ngoài, như Hoa Kỳ, hoặc chấp nhận làm chư hầu của Trung Quốc."

Tiến sĩ Weitz giải thích rằng theo cách nói trong tiếng Anh, các nước khác có sự lựa chọn: "cân bằng hoặc bám theo" (balance or bandwagon).

Trong các đánh giá của giới chức Hoa Kỳ, một phần đáng ngại của quá trình xây dựng sức mạnh quốc phòng Trung Quốc là hỏa tiễn đạn đạo và các cách tấn công bằng tin tặc và mạng Internet trong không gian ảo.

Ông Weitz cho rằng "đây là những thứ rất đáng ngại và đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, Nḥât Bản cùng một số nước khác".

Nhưng một trong những chủ đề tác động đến dư luận Việt Nam nhiều nhất vẫn là cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Trong những tuần qua, Đài Loan và Philippines cũng vào cuộc, lên tiếng mạnh hơn về chủ quyền của họ tại vùng quanh quần đảo Trường Sa.

Về phía mình, Trung Quốc hôm giữa tháng 4/2011 đã thẳng thừng bác bỏ thư Philippines gửi lên Liên Hiệp Quốc để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh.

Trong một thư ngoại giao (note verbale) gửi lên Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng, Manila viết rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc "không có cơ sở theo luật quốc tế".
Bình luận về các bước đi ngoại giao này, tiến sĩ Richard Weitz cho rằng điều đáng chú ý là thực ra, căng thẳng về biển đảo trong vùng Đông Nam Á "giảm đáng kể những tháng qua và xu hướng này sẽ tiếp tục".

"Trung Quốc hiểu rằng họ đã sai lầm khi hành xử quá hung hăng trước đó. Nay họ trở lại dùng chiến lược câu giờ và đợi có cơ hội thích hợp để bành trướng ra khu vực."

Tại diễn đàn Bác Ngao trên đảo Hải Nam gần đây, lãnh đạo Bấm Hồ Cẩm Đào lên tiếng kêu gọi hợp tác tốt hơn ở châu Á để tránh bất đồng đang gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ.

Trong các bước đi quân ṣư - ngoại giao gần nhất, tướng lĩnh Trung Quốc đã sang thăm Việt Nam, nói chuyện với các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Quân đội của nước chủ nhà.

Trong chuyến thăm của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Quách Bá Hùng đến Hà Nội, hai bên đã ra thông cáo cuối tuần trước, khẳng định hợp tác giữa quân đội hai nước.

Nhưng những năm qua, Việt Nam cũng tăng cường mua vũ khí và các tàu chiến, phi cơ chiến đấu trong chiến lược phòng ngừa và bảo vệ biên giới trên biển.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với Philippines quanh vấn đề Trường Sa.

Theo tiến sĩ Weitz, đây là cách làm "khôn ngoan", vừa "cân bằng, vừa bám theo" trước sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc và cố gắng không thách thức trực diện về biển đảo.


Nguồn: BBC

New posts:



Share
Xem thêm »