Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Vệ tinh F-1 đã được đưa vào không gian

21/7/12- Sáng nay tên lửa đẩy đã đưa phi thuyền của Nhật Bản lên quỹ đạo trái đất, mang theo vệ tinh của FPT, đánh dấu lần đầu tiên một vệ tinh do Việt Nam sản xuất lên vũ trụ.


Vệ tinh F-1 của tập đoàn FPT đã bay lên quỹ đạo sáng nay. Ảnh: Trọng Thư.

Vụ phóng phi thuyền HTV-3 diễn ra lúc 9h06 tại Nhật Bản khi mây xuất hiện khá nhiều trên bầu trời. Tên lửa đẩy, có khối lượng 560 tấn, bay theo hướng đông nam, nghĩa là nó hướng ra phía biển của Nhật Bản. Toàn bộ quá trình phóng diễn ra trong khoảng 15 phút. Sau khoảng thời gian đó, bồn chứa nguyên liệu rắn của tên lửa tách ra và tên lửa đạt vận tốc 3.615 km/giây.

Vào lúc 9h13, tên lửa đạt độ cao 200 km. Tới 9h21, tàu HTV-3 tách thành công khỏi tên lửa và tự bay bằng động cơ của nó, đồng nghĩa với việc chuyến bay của vệ tinh F-1 diễn ra thuận lợi.

Phi thuyền vận tải chở 5 tấn hàng hóa, bao gồm vệ tinh F-1, sẽ cập Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Từ đây, các nhà du hành sẽ điều khiển cánh tay máy thả F-1 cùng các vệ tinh nhỏ khác vào không trung.

Vệ tinh của FPT có hình dáng một khối lập phương cạnh 10 cm và nặng 1 kg, do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.

VNE
Xem thêm »

Cảnh sát biển tăng cường giám sát hổ trợ ngư dân


21/7/2012- Cảnh sát biển tăng cường giám sát hổ trợ ngư dân

Thời sự

VTV1
Xem thêm »

Trung Quốc nói sẽ giữ hòa bình ở Biển Đông

21/7/12- Trung Quốc hôm qua cam kết cùng nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực, sau khi các nước ASEAN công bố nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: Kyodo

"Phía Trung Quốc sẵn sàng phối hợp cùng những thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) một cách toàn diện và hiệu quả", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời câu hỏi về tuyên bố của ASEAN.

Ông Hồng cho biết Trung Quốc sẵn sàng tham vấn với ASEAN để đạt được thỏa thuận về Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông. "Chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc DOC, đồng thời tạo điều kiện và môi trường cần thiết cho việc tham vấn", Xinhua dẫn lời ông này nói.

Một bộ quy tắc ứng xử cho các bên trên Biển Đông (thường được nói tới bằng cụm từ COC) là điều mà các thành viên ASEAN hướng tới. Biển Đông có các tuyên bố chủ quyền tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN 45 vừa qua tại Phnom Penh, các thành viên hiệp hội đã đạt được nhất trí về những điểm cơ bản của COC để đưa ra đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên đại diện của Bắc Kinh cho biết sẽ chỉ đàm phán khi "thời điểm chín muồi", và rằng COC không phải là công cụ có thể thay thế luật để giải quyết tất các các tranh chấp.

Do mâu thuẫn trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông giữa chủ nhà Campuchia và một số thành viên, ASEAN đã không ra được thông cáo chung sau hội nghị. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa sau đó thực hiện chuyến ngoại giao con thoi đến thủ đô của nhiều thành viên, và kết quả là một bản tuyên bố 6 điểm về Biển Đông ra đời.

Các chuyên gia nhận định nguyên tắc 6 điểm được xây dựng để bù đắp cho sự thiếu hụt một thông cáo chung sau hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tuần trước. Đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử 45 năm phát triển của khối ASEAN.

Nguồn: VNE
Xem thêm »

Thủ tướng Hun Sen phê bình những lời chỉ trích Campuchia

21/7/12- Thủ tướng Hun Sen nói rằng nước ông không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông.

Thủ tướng Hun Sen đã bảo vệ Campuchia từ những lời chỉ trích việc nước này chủ trì Hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN dẫn đến sự chậm trễ trong việc thông qua một tuyên bố chung về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông COC.


Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Một số nhà ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cho rằng, Campuchia đã bị ảnh hưởng bởi đồng minh khổng lồ Trung Quốc nên không thể hợp nhất các quan điểm của Việt Nam và Philippines trong bản tuyên bố, gây ra một bế tắc tại cuộc họp cuối tuần trước.

Tranh luận bất tận về các văn bản trong tranh chấp Biển Đông khiến ASEAN không thể phát hành tuyên bố chung - phá vỡ truyền thống đoàn kết trong lịch sử 45 năm của khối 10 thành viên vào lúc kết thúc cuộc họp tại Phnom Penh vào ngày 13 tháng 7.

Trong một động thái "vớt vát", Campuchia thông báo rằng các quốc gia Đông Nam Á cuối cùng cũng đưa ra tuyên bố "nguyên tắc 6 điểm" kêu gọi kiềm chế và đối thoại trên biển Đông và tuyên bố sẽ tiếp tục làm việc hướng tới một "quy tắc ứng xử" của các bên trong các tuyên bố lãnh thổ rộng lớn chồng lấn trong vùng biển.

Các Bộ trưởng ASEAN đã đồng ý trên nguyên tắc, bao gồm một cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế và không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển, nơi căng thẳng đã bùng lên gần đây khi Việt Nam và Philippines cáo buộc Bắc Kinh về hành vi ngày càng hung hăng, các quan chức cho biết.

Nội các Campuchia đã ban hành một tuyên bố sau khi các ngoại trưởng ASEAN đạt được đồng thuận sau chuyến đi ngoại giao con thoi của Bộ trưởng ngoại giao Indonesia đến các nước Việt Nam, Philippines và Campuchia, trích dẫn lời Thủ tướng Hun Sen nói rằng nguyên tắc này trên thực tế được xây dựng bởi Campuchia.

"Nguyên tắc sáu điểm là một thành công của Campuchia trong vai trò chủ tịch ASEAN", ông Hun Sen nói.

"Campuchia chịu trách nhiệm là chủ tịch ASEAN. Campuchia đang làm việc để giải quyết bất kỳ sự khác biệt nào về tranh chấp Biển Đông và đem lại sự thống nhất để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc dựa trên chính sách của ASEAN và Trung Quốc.

"Điều này chứng tỏ với thế giới về sự độc lập của chúng tôi và khả năng để bảo vệ lợi ích của ASEAN", ông Hun Sen nói.

Chìa khóa của vấn đề

Tuy nhiên, tuyên bố về "Nguyên tắc sáu điểm" đã không bao gồm các vấn đề quan trọng, đã gây ra tình trạng bế tắc tại các cuộc đối thoại của ASEAN theo lời kêu gọi của Philippines và Việt Nam bao gồm 1 tài liệu tham khảo đặc biệt của 2 nước này cáo buộc Bắc Kinh lấn chiếm trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 2 nước này.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông nhưng các thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei đã tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong khu vực, được cho là nơi dự trữ dầu khí rất lớn.

Một bế tắc tại bãi cạn Scarborough, một rạn san hô có hình móng ngựa ở vùng biển mà cả Trung Quốc và Philippines tuyên bố chủ quyền, vào đầu năm nay khi Manila cố gắng vây bắt tàu cá của ngư dân Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Cả hai bên đã gửi các tàu chiến chính thức đến khu vực.

Việt Nam thì phải đối mặt với vấn đề riêng của mình với Trung Quốc, chủ yếu việc Bắc Kinh giam giữ ngư dân Việt Nam trong vùng biển tranh chấp. Hà Nội cũng đã phản đối một thông báo gần đây của công ty dầu nhà nước Trung Quốc - CNOOC - mở thầu khai thác 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam.

http://www.rfa.org/english/news/cambodia/sea-07202012203941.html
Xem thêm »

Campuchia tiếp tục chỉ trích Việt Nam - Philippines


Hội nghị Asean tại Phnom Penh không đưa ra được thông cáo chung

21/7/12- Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói tuy Asean đạt nguyên tắc về Biển Đông, ông vẫn đặt câu hỏi về động cơ của 'hai nước thành viên' mà ông không nói tên nhưng ai cũng hiểu là Việt Nam và Philippines.

Ông ngoại trưởng vừa có cuộc họp báo chiều thứ Sáu 20/7 tại Phnom Penh để nói về bản nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông mà các nước Đông Nam Á đã thống nhất với nhau sau nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa.

Các nước Asean đã không đưa ra được thông cáo chung tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao tuần trước do có bất đồng giữa nước chủ nhà Campuchia với Việt Nam và Philippines về câu chữ khi nhắc tới Biển Đông.

Nay Ngoại trưởng Hor Namhong cho hay tuy sẽ không có thông cáo chung, các nước đã đạt được nguyên tắc chung về Biển Đông. Đồng thời ông cũng chỉ trích rằng việc Việt Nam và Philippines tranh cãi quanh bản thảo thông cáo chung tuần trước cho thấy không có tiến bộ trong việc hàn gắn chia rẽ nội bộ Asean.

Ông nói: "Thứ Sáu tuần trước, đúng một tuần trước đây, tôi thông báo là cuộc họp ngoại trưởng Asean đã không đưa ra được thông cáo chung vì không có đồng thuận giữa 10 nước thành viên Asean"

"Thế nhưng một tuần sau, hôm nay chúng ta đã có văn bản cho thấy lập trường của Asean về vấn đề Biển Đông."

'Không đổ dầu vào lửa'

Ông Hor Namhong khẳng định quan điểm của Campuchia, mà nhiều nước chỉ trích là ngả theo áp lực từ Trung Quốc: "Với tư cách chủ tịch Asean, cũng như chủ tịch tổ chức khu vực quan trọng này, khi giữa các bên liên quan có bất đồng thì chủ tịch Asean không thể đổ thêm dầu vào lửa".

"Chủ tịch Asean phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm là bất đồng sẽ được giải quyết và đây là quan điểm có tính nguyên tắc của Campuchia."

Tiếp sau đó, ông ngoại trưởng hướng mũi dùi vào Việt Nam và Philippines, hai quốc gia đã kiên quyết yêu cầu lập trường của mình về Biển Đông phải được ghi nhận trong thông cáo chung hồi tuần trước.

"Bản nguyên tắc sáu điểm mà từ nay trở đi chúng ta sẽ thực hiện, cũng như quan điểm của Campuchia đều không có khác gì với trước, thế cho nên vấn đề là tại sao mà Asean lại không thông qua được tuyên bố chung tại hội nghị [tuần trước]."

Ông Hor Namhong diễn giải: "Tuy trong bản thảo thông cáo chung tôi không đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, nhưng ý nghĩa của các nguyên tắc thì vẫn y như thế - tại sao lúc đó hai quốc gia kia phản bác thông cáo chung để bây giờ lại đồng ý?"

Ông khẳng định: "Văn bản thông cáo chung trước kia còn không đưa ra các nguyên tắc, nhưng bản nguyên tắc sáu điểm lần này nặng hơn vì có các điều kiện mà Asean buộc phải tuân thủ".
Câu hỏi của ông ngoại trưởng Campuchia đối với Việt Nam và Philippines là: "Tại sao họ [Việt Nam và Philippines] không chấp nhận thông cáo chung bình thường lúc trước mà lại chấp nhận bản nguyên tắc lần này?"

"Đây là câu hỏi chúng ta cần đặt ra. Phải chăng họ lập kế hoạch làm cho tuyên bố chung thất bại?"


Cả Manila và Hà Nội đều chưa có phản ứng gì trước cáo buộc giận dữ của ông Hor Namhong.

'Nguyên tắc sáu điểm' về Biển Đông của Asean vừa thống nhất bao gồm: các Ngoại trưởng Asean “nhắc lại và khẳng định cam kết của các nước thành viên Asean” nhằm “Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử (DOC) ở Biển Đông (2002); thực hiện Hướng dẫn thực hiện DOC; Sớm kết thúc Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông; Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS); Tiếp tục tự kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên; và các biện pháp hòa bình đối với các tranh chấp, theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

Thông báo của ông Hor Namhong cũng cho hay các bộ trưởng ngoại giao Asean sẽ tăng cường tham vấn trong Asean nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, theo đúng tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 cũng như Hiến chương Asean năm 2008.”

Giới chuyên gia bình luận rằng bản nguyên tắc sáu điểm không có gì mới và khó có thể coi là có điểm gì đột phá.

Nguồn: BBC
Xem thêm »

Tình hình Biển Đông qua đánh giá của ông Lê Thế Mẫu



14/7/2012- VNEWS - Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam

Lê Thế Mẫu, nguyên chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
Xem thêm »

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Trung Quốc vũ trang tàu cá để làm gì?

20/7/12- (Washington Times) Một quan chức hàng đầu Trung Quốc trong ngành công nghiệp đánh cá đang kêu gọi chính phủ Trung Quốc cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để đi đánh bắt ở biển Đông nhằm đánh bại Việt Nam (*) và các nước khác trong khu vực đang thách thức tuyên bố chủ quyền sâu rộng của Trung Quốc trong những vùng biển này.

Ông Hà Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn nhà nước Ngư nghiệp Bảo Sa, có trụ sở tại tỉnh Hải Nam, kêu gọi chính phủ Trung Quốc vũ trang cho ngư dân thành "dân quân Trung Quốc".


"Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá Trung Quốc đến Biển Đông, chúng ta sẽ có 100.000 ngư dân ở đó", ông Ông tuyên bố trong một bài bình luận ngày 28 tháng 6 trên tờ báo nhà nước, Thời báo Hoàn Cầu.

"Và nếu chúng ta biến họ thành dân quân, trang bị vũ khí cho họ, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các lực lượng của các quốc gia khác trên Biển Đông hợp lại”, ông nói.

Quan chức này tự tin tiết lộ rằng hiện nay, Trung Quốc sẽ không gặp trở ngại khi triển khai nhiều tàu cá như vậy. "Trong tỉnh Hải Nam yên tĩnh, bây giờ chúng ta có hơn 23.000 tàu cá, với hơn 225,000 thuyền trưởng giàu kinh nghiệm và trưởng thành", ông nói.

"Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8, khi các hoạt động đánh bắt tạm ngưng, chúng ta nên huấn luyện ngư dân/ dân quân kỹ năng đánh bắt, sản xuất và hoạt động quân sự, biến họ thành lực lượng dự bị trên biển và dùng họ để giải quyết các vấn đề ở Biển Đông", ông tiếp tục.

Trung Quốc trong những tuần gần đây đã sử dụng tàu cá để gây thêm căng thẳng với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam. Trong nhiều cuộc chạm trán điển hình, đáng chú ý là các vụ va chạm với tàu Nhật, Philippines, tàu cá Trung Quốc đã đóng vai trò trung tâm, sau đó mới đến các tàu hải giám và ngư chính của nhà nước.

Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã sẵn sàng trong khu vực nhưng đến nay đã không trực tiếp tham gia trong cuộc đối đầu ban đầu với tàu nước ngoài trong 1 nỗ lực để tránh những thách thức trực tiếp từ các lực lượng hải quân của các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc và có thể là Hoa Kỳ .


Đặc biệt, Trung Quốc coi Hải quân Mỹ là trở ngại chính và là kẻ thù ghê gớm nhất trong ván cờ Biển Đông. Bằng cách vũ trang cho ngư dân thành một lực lượng dân quân biển, Ông lập luận, "Bằng cách này, chúng ta có thể dàn trận một lực lượng của hải quân Trung Quốc ngay bây giờ mà không cần phải triển khai lực lượng chính thức của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Điều này sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho đất nước chúng ta, bởi vì nếu chúng ta đưa Hải quân Trung Quốc đến vùng biển tranh chấp, chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy được thiết lập bởi chính phủ Hoa Kỳ".

(*): Bài trên Vietnamnet đã bỏ qua cụm từ này.

http://www.washingtontimes.com/news/2012/jul/18/inside-china-armed-fishermen/
Xem thêm »

ASEAN ra "Nguyên tắc 6 điểm" về Biển Đông

20/7/12- Các Ngoại trưởng ASEAN “nhắc lại và khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN” nhằm “Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử (DOC) ở Biển Đông (2002).

Chiều 20/7, tại thủ đô Phnom Penh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong – trong vai trò nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2012, đã họp báo công bố “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông’’.


Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong tại cuộc họp báo

Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong cho biết: Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã nhắc lại và tái khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN đối với 6 điểm là: Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về các ứng xử trên Biển Đông (DOC); Nguyên tắc hướng dẫn thực hiện DOC; Sớm hoàn thành bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); Tôn trọng hoàn toàn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS); Tiếp tục kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên; Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS) đã được thế giới công nhận.

Về quyết tâm thúc đẩy việc thực hiện những nguyên tắc trên, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong nhấn mạnh: “Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN để thúc đẩy các nguyên tắc nêu trên, phù hợp với Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008)’’.

Thông báo trên được đưa ra một tuần, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tại Phnom Penh kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung do bất đồng về việc nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa các thành viên./.

VOV
Xem thêm »

Việt Nam mua tên lửa chống hạm siêu âm

19/7/12- Theo báo cáo năm 2011 của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV, Nga), Nga có hợp đồng bán cho Việt Nam tên lửa chống hạm Kh-31A trang bị cho máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2.

Hợp đồng có trị giá 49,65 triệu USD, thời gian chuyển giao tên lửa là năm 2012.

Các hợp đồng tên lửa chống hạm đáng chú ý khác là bán tên lửa chống hạm Uran-E cho Algeria (6,67 triệu USD, 2012 và 31,4 triệu USD, 2013), Ấn Độ (59,1 triệu USD, 2013), Syria (43,5, 2012-2013).


Tên lửa chống hạm chiến thuật Kh-31A được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31, dùng để tiêu diệt hạm tàu có lượng giãn nước đến 4.500 tấn. Tên lửa có khả năng đột phá hệ thống phòng không có tổ chức, nhiều tầng của binh đoàn tàu chiến lớn của đối phương.

Kh-31A có thể sử dụng bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, khi có sóng biển cấp 4-5, khi có đối kháng điện tử và hỏa lực mạnh của đối phương. Tên lửa có thể tấn công mục tiêu với tọa độ biết trước hay mục tiêu do radar trên máy bay mang phát hiện được (phương pháp cơ bản).

Tên lửa có thể đạt tốc độ bay 1,5M, tầm bắn 5-70 km. Tên lửa bay là là trên mặt biển đến khi áp sát được mục tiêu. Đầu tự dẫn ARGS-31 có khả năng chống nhiễu cao, có thể lựa chọn mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc. Xác suất trúng đích 0,55. Khi phát hiện có radar địch chiếu xạ, tên lửa có thể áp dụng thủ đoạn chống tên lửa là cơ động vọt cao với quá tải đến 10g.

Phần chiếu đấu kiểu xuyên 9М2120 dùng để tiêu diệt tàu chiến dạng khu trục, tàu hộ tống/ hộ vệ, tàu tên lửa, tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, máy bay hiệu ứng bề mặt. Tên lửa diệt mục tiêu bằng cách kích nổ đầu đạn sau khi xuyên vào bên trong tàu địch khi bắn trúng trực tiếp, hoặc bằng hiệu ứng phá-mảnh khi tên lửa bay bên trên mục tiêu.

Để tiêu diệt 1 tàu khu trục, cần 2,5 quả Kh-31A, tiêu diệt tàu tên lửa cần 1 quả.

Theo thông tin công khai của Nga thì một quả Kh-31A có giá ước 500.000-700.000USD. Như vậy, số lượng tên lửa mà Việt Nam mua theo hợp đồng trên dự đoán khoảng 70-100 quả.

Kh-31A ngoài định danh của NATO AS-17 Krypton, nó còn được người ta gọi với biệt danh “Mini Moskit”. Đơn giản, Kh-31A (kể cả Kh-31P) có ngoại hình rất giống với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit – sản phẩm của cục thiết kế Raduga. Vì lẽ đó, Kh-31A được coi như là biến thể thu nhỏ của P-270.

Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy.

Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.

Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ.

Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu.

Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.

Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch.

Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương.

Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng).

Vietnamdefence, Đất Việt
Xem thêm »

Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa

20/7/12- Một tàu đổ bộ của Trung Quốc được phát hiện trong quần đảo Trường Sa, tại khu vực bãi Su Bi mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.


Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa do máy bay trinh sát của Philippines chụp được. Ảnh: Philippines Star

Máy bay giám sát của Hải quân Philippines phát hiện ra tàu Hải quân 934, thuộc lớp Ngọc Đình (Yuting), được trang bị ba súng hạng nặng, cần cẩu và một bãi đáp trực thăng, neo đậu tại cảng mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên bãi Su Bi.

Phía Philippines cho biết sẽ nỗ lực để theo dõi hoạt động của con tàu trong khu vực, cũng như tình hình trong quần đảo Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền tây của Philippines Niel Estrella cho biết.

Công việc theo dõi hôm qua bị cản trở bởi điều kiện thời tiết xấu, Philippines Star hôm nay cho hay.

Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội 30 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi Su Bi dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc. Đội tàu này xuất phát từ tỉnh Hải Nam, do hội nghề cá địa phương tổ chức. Không chỉ đưa tàu xuống đánh bắt trái phép, Trung Quốc còn liên tục đăng tải trên các báo, mạng về hoạt động của đội tàu này.


Đảo đá Su Bi nhìn từ trên không. Ảnh: Google Maps.


Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Hồi cuối tuần trước, một tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện và bị mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý. Đây là địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Con tàu sau đó đã được đánh nổi lên và lên đường về Trung Quốc. Manila và Bắc Kinh không có tuyên bố gì thêm về vụ việc.

Vnexpress
Xem thêm »

Toàn đồ địa lý Trung Quốc 'xác nhận' Trường Sa, Hoàng Sa thuộc VN

20/7/12- (GDVN) - Tấm bản đồ địa lý toàn Trung Quốc mang tên Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ do Trung Quốc nghiên cứu và ấn hành cho thấy điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Tấm bản đồ cổ có tên Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ được TS. Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, đặc biệt cẩn trọng lưu giữ trong mấy chục năm qua, đã một lần nữa là cơ sở giúp các học giả dẫn dụng trong các nghiên cứu chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.


Tấm bản đồ cổ có tên Hoàng trực tỉnh địa toàn dư toàn đồ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc

Theo sự chỉ dẫn của TS. Mai Hồng và quan sát của phóng viên, tấm bản đồ được in màu, ranh giới địa phận giữa các vùng miền được phân định rạch ròi, ghi chú chi tiết, cụ thể. Chất liệu của tấm bản đồ được làm từ vải, gồm 35 miếng ghép bằng giấy dán lên tấm vải, mỗi miếng có kích cỡ khoảng 20x30cm. Hơn nữa, phía trên của tấm bản đồ có khoảng 600 chữ Trung Quốc cổ nói một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, cũng như thời gian thực hiện tấm bản đồ này.

Theo đó, tấm bản đồ này được chính thức xuất bản năm 1904. Trước đó, Trung Quốc cũng đã từng diễn ra việc khảo địa dư đồ, nhưng chưa được chính xác và không có tỷ lệ chuẩn. Dưới sự chỉ đạo của triều đình nhà Thanh khi đó, tấm bản đồ Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ chính thức hoàn thành.


TS. Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, hiện đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam đang chỉ cho phóng viên thấy ranh giới địa phận của Trung Quốc trong các lát cắt chụp từ bản đồ

Xin được trích một đoạn trong lời dẫn đầu của tấm bản đồ để thấy rằng, đây là một công trình vô cùng to lớn và mang tính chính xác cao: “Duy về cương vực của các thôn ấp, quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng…”, (TS. Mai Hồng dịch).

Cũng theo lời dẫn này, tấm bản đồ ra đời có công rất lớn của các giáo sĩ, họ là những người trực tiếp đi đo đạc, ghi chép và vẽ nên tấm bản đồ. Trong số đó, có ba vị giáo sĩ có nhiều đóng góp lớn đó là Lợi Mã Đậu (tên tiếng anh là Matteo Bicci), Thanh Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest), họ đã được ghi danh vào cuốn từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, đây là những con người có thật, làm những việc có thật. Họ đã vẽ nên những điều tai nghe mắt thấy và không có gì có thể đổi trắng thay đen được.


Các giáo sĩ có công lớn trong việc lập nên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" được ghi danh trong từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc

Cụ thể trên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Không chỉ có người Việt khẳng định “rành rành đã định ở sách trời” mà cả người Trung Quốc cũng phải công nhận điều đó trên giấy tờ. Tấm bản đồ này khiến cho những người Trung Quốc có tự trọng sẽ không còn phồng mồm, ngoác miệng nói rằng, Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.

Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ cổ này, TS. Mai Hồng nhớ lại: “Cách đây khoảng hơn 30 năm về trước, có một ông cụ biết tôi hay sưu tầm sách cổ nên đã mang đến bán cho tôi. Lúc đó, tôi không để ý lắm, chỉ nghĩ là bản đồ cổ thì mua. Nhưng từ khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, tôi lục tìm tài liệu và vô tình phát hiện ra điều hiển nhiên trong tấm bản đồ cổ của chính người Trung Quốc”.

Từ đó, ông tìm hiểu, tra cứu và dịch để hiểu rõ hơn về lai lịch của tấm bản đồ này. Ngay khi thấy được tầm quan trọng của tấm bản đồ, ông đã tự nguyện tặng Bảo tàng lịch sử quốc gia mà không đòi hỏi một điều gì.

Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708) đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông.

Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Quảng.

Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa, sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc. Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây.

Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.

Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.

(Trích Địa dư toàn đồ các tỉnh của triều đình nhà Thanh)

Nguồn: Báo Giáo Dục

Xem thêm »

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Video: Tập trận lớn ở Tây Nguyên 2011



Ngày 13/12, các đơn vị Pháo binh, Pháo phòng không, Thông tin liên lạc… thuộc Binh đoàn Tây Nguyên đã phối hợp diễn tập bắn đạt thật “TC- 2011” trên địa bàn Tây Nguyên.

Binh đoàn Tây Nguyên là đơn vị thường xuyên có kết quả huấn luyện giỏi, đạt nhiều thành tích trong huấn luyện và thực hành diễn tập có bắn đạt thật. Tham gia diễn tập lần này cán bộ, chiến sĩ các lượng lực đã phát huy tinh thần trách nhiệm, hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất cao.

Kết quả 100% đơn vị có kết quả giỏi, chiếm lĩnh, bắn hạ mục tiêu nhanh gọn, đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị kỹ thuật. Cuộc diễn tập là dịp nâng cao trình độ tác chiến, kỹ thuật, chiến thuật sát với thực tế địa bàn cho các lực lượng.

Xem thêm »

Biểu diễn võ thuật - Trường Sĩ quan Đặc công



Trường Sĩ quan Đặc công là một trường đào tạo Sĩ quan trực thuộc Binh chủng Đặc Công, là một trong những cái “nôi” đào tạo nên lớp lớp cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho binh chủng đặc công và các đơn vị trong toàn quân.

Trường được thành lập vào ngày 20 tháng 7 năm 1967. Khi mới thành lập, trường mang tên Trường Bổ túc cán bộ Đặc công.

Trụ sở: Thị Trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Hiệu trưởng: Đại tá Tiến sỹ Vũ Văn Nghiệp.

Chính ủy: Đại tá Cấn Văn Thành.
Xem thêm »

Israel giúp lập nhà máy sản xuất súng và muốn bán vũ khí cho Việt Nam

19/7/12- Các nguồn tin cho biết đã có những thỏa thuận gần đây giữa các quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước.

Israel muốn bán vũ khí cho Việt Nam?

Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với ngành công nghiệp vũ khí của Israel.

Công ty Hợp tác và xuất khẩu quốc phòng SIBAT của Israrel tỏ ra rất hứng thú với thị trường Việt Nam, quốc gia có mức tăng trưởng từ 6 – 8%, với lực lượng quân đội hùng hậu nhưng lại được trang bị lỗi thời.

Nhiều quan chức cấp cao của Israel gần đây đã sang thăm Hà Nội, trong đó có tổng thống Shimon Peres vào ngày 6 tháng trước.

Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao từ giữa thập niên 90 nhưng không có nhiều trao đổi giữa hai quốc gia. Những dấu hiệu thay đổi đầu tiên diễn ra vào năm 2009 khi Việt Nam mở đại sứ quán tại Tel Aviv, bắt đầu những trao đổi ngoại giao chính thức.

Các nguồn tin cho biết đã có những thỏa thuận gần đây giữa các quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước.

Riêng trong lĩnh vực thương mại, hiện vẫn còn quá sớm để đề cập đến việc bán các loại vũ khí tối tân vì bộ quốc phòng nước này vẫn từ chối bán các loại vũ khí này cho người đối tác mới. Tuy nhiên, trong vòng hai năm qua, cũng đã có 4, 5 công ty quốc phòng Israel đã có quan hệ làm ăn với Việt Nam.

Hiện Israel được xem là quốc gia có hệ thống phòng không khá tốt.

Giúp Việt Nam lập nhà máy sản xuất súng

JERUSALEM (NV) - Một công ty kỹ nghệ quốc phòng của Do Thái (*) đã đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ để Việt Nam lập một nhà máy sản xuất súng trường.


Ba kiểu súng trường Galil căn bản của Do Thái.

Báo kinh tế tài chính của Do Thái, Globes, cho hay như vậy hôm Thứ Tư về dự án sắp được công ty Israel Weapons Industries Ltd., đầu tư xây dựng tại Việt Nam vào năm tới.

Ðây là thứ tin tức tế nhị trong mối quan hệ giữa Do Thái với Việt Nam vì Do Thái là một đồng minh ruột của Mỹ ở Trung Ðông trong khi Việt Nam là một nước Cộng Sản vẫn bênh vực Palestine trong sự tranh chấp đất đai giữa Do Thái và Palestine.

Từ tháng 9 năm 2011, tờ Globes tiết lộ rằng công ty sản xuất võ khí Israel Weapons Industries Ltd. (công ty con sản xuất võ khí nhẹ thuộc công ty Israel Military Industries Ltd.) tách ra khỏi công ty mẹ và do tập đoàn kỹ nghệ Samy Katsav's SK Group làm chủ, dự tính xây dựng một xưởng sản xuất võ khí nhẹ ở một nước Viễn Ðông với vốn đầu tư hơn $100 triệu.

Một trong những phiên bản súng trường Galil được mô tả sẽ sản xuất là kiểu AS tân tiến chứ không phải phiên bản cũ.

Lúc đó tờ Globes không nêu tên nước Viễn Ðông đó là nước nào. Nay tờ báo dựa theo lời một viên chức quốc phòng cao cấp của Do Thái nói nước đó là Việt Nam. Tin tức mới được xì ra chút xíu vì “sự phức tạp và khó khăn của bản hợp đồng”.

“Ðây là một dự án lớn, bao gồm cả việc xây dựng nhà máy sản xuất võ khí nhẹ sau khi đã chuyển giao kỹ thuật từ Do Thái. Chúng tôi đang thảo luận về kiểu súng trường nào sẽ được chế tạo, nhưng hoạt động của nhà máy ở Việt Nam có thể mở rộng trong tương lai. Những dự án như dự án này sẽ là nền tảng của sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước”. Viên chức không nêu tên đó nói.

Ðược biết, vào dịp báo Globes tiếp lộ chuyện Do Thái lập xưởng chế tạo võ khí nhẹ ở Viễn Ðông, thì Trung Tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn quân sự cao cấp lặng lẽ tới Jerusalem. Ông Khánh nay là thượng tướng, ủy viên đảng ủy quân sự trung ương, phó bí thư đảng ủy tổng cục, chủ nhiệm Tổng Cục Kỹ Thuật Bộ Quốc Phòng, ủy viên ban chấp hành trung ương đảng CSVN, ủy viên Ủy Ban Tài Chính, Ngân Sách của Quốc Hội.

Những tin tức lúc đó cho đến nay chỉ có tổng quát với những chi tiết như Việt Nam muốn mua hỏa tiễn tầm ngắn và tối tân (có thể gián tiếp qua một nước Ðông Âu) và cả radar, máy bay không người lái cho nhu cầu phòng vệ biển, phòng không.

Tuy nhiên, theo Globes, khả năng bán các loại trang bị quốc phòng tối tân cho Việt Nam như máy bay không người lái, bom hướng dẫn, hỏa tiễn, v.v... vẫn còn khó xảy ra trong tình thế hiện nay. Trong đó, phải kể đến sự chống đối của Mỹ khi một đồng minh muốn bán hoặc chuyển giao kỹ thuật quân sự tối tân cho một nước thứ ba.

Năm 2010, tin tức thời sự cho hay Việt Nam đã tiến đến giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua của Do Thái một loại hỏa tiễn tầm ngắn có tên là Extra. Loại hỏa tiễn điều khiển này có tầm sát thương trong hạn 150km với đầu đạn nặng 125kg. Ðộ chính xác khá cao và có thể đặt trên xe di động hoặc ở một vị trí cố định.

Từ đó đến nay, không thấy báo chí Việt Nam đề cập gì tới loại hỏa tiễn này, mà chỉ thấy loan tin tiếp nhận giàn hỏa tiễn Bastion-P thứ hai của Nga hồi tháng 2, 2012 và đàm phán để mua dàn thứ ba.

Tháng 3 năm 2012, báo Ðất Việt ở Việt Nam dựa vào một số tin báo chí Nga đưa ra một số tin tức và hình ảnh nói “Tờ Lenta dẫn kết luận của những thành viên tham gia diễn đàn Military Photos cho biết, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Israel, Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam sẽ nâng cấp toàn bộ khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54/55, với mỗi tiểu đoàn trang bị 31 xe. Nếu đúng như vậy, trong những năm tới, sẽ có khoảng 310 xe tăng T-54/55 Việt Nam được nâng cấp hiện đại hơn nhiều lần.”


Một kiểu súng trường Galil tối tân gồm cả đèn chiếu sáng và ống ngắm tác chiến ban đêm.

Các con số chính thức về lực lượng quân sự VN, vào năm 2010 có khoảng 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc, biến thể hiện đại hóa từ xe tăng T-54.

Không có tiền mua các loại xe tăng tối tân hơn, Hà Nội chỉ cố gắng tân trang kho võ khí đã lạc hậu.

Trong khoảng hai năm trở lại đây, có 4 hay 5 công ty kỹ nghệ quốc phòng Do Thái đã đạt thỏa thuận với Việt Nam, phản ảnh chủ trương của chính phủ Do Thái là giúp kỹ nghệ của họ tìm thêm thị trường mới.

“Ðến nay, thương vụ chỉ mới vài chục triệu đô la. Số tiền không lớn ở giai đoạn này nhưng tiềm năng thì lớn”. Nguồn tin giấu tên của Globes cho hay. (T.N.)

(*): Tức Israel

Nguồn: RFA, Người Việt

Xem thêm »

Chế tạo thành công hoạt chất chống ung thư từ rong nâu

19/7/12- Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang thuộc Viện KH-CN Việt Nam cho biết, một nhóm các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu và chiết tách thành công hoạt chất fucoidan từ rong nâu.

Thành công này mở ra hướng khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu thiên nhiên quý báu sẵn có này từ vùng biển Việt Nam.


Tinh chế fucoidan tại Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (Ảnh: Liên Cơ)

TS. Bùi Minh Lý đứng đầu, đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, hoạt chất Fucoidan được biết đến với những tính dược lý như: kháng đông, kháng khuẩn và kháng virus, kháng huyết khối, kháng u, kháng viêm nhiễm, kháng tăng sinh, kháng thụ tinh. Chúng còn được sử dụng rất thành công trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh phổ biến như cao huyết áp, viêm khớp, dị ứng, béo phì. Đặc biệt, hoạt chất này có khả năng ức chế sự phát triển đối với các tế bào ung thư khác nhau như tế bào ung thư trong bạch cầu, dạ dày, kết tràng, phổi, gan.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành quy trình công nghệ chiết tách fucoidan từ rong nâu với công suất 2kg/ngày. TS Bùi Minh Lý cho biết, dự án đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho công ty cổ phần Fucoidan Việt Nam để đưa vào sản xuất thực phẩm chức năng đầu tiên với tên thương mại là Fucogastro phục vụ nhu cầu phòng chống bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Tin môi trường
Xem thêm »

Giao nhiệm vụ kíp học viên tàu ngầm Khánh Hòa của hải quân VN

19/7/12- Tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt, giao nhiệm vụ cho học viên kíp tàu ngầm đi huấn luyện tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Thông tin trên báo Quân đội nhân dân đưa, đến dự buổi lễ có Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Phó chính ủy Hải quân; Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Sơn Hải; các cơ quan chức năng Quân chủng và cán bộ, học viên Kíp tàu ngầm.

Tại hội nghị, Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật đã công bố danh sách thành viên kíp tàu; danh sách thành viên các ngành huấn luyện cho cán bộ, học viên kíp tàu ngầm.

Đại diện cơ quan Quân chủng thông báo kế hoạch huấn luyện, những điểm cần lưu ý và các chế độ, chính sách mà cán bộ, học viên kíp tàu được hưởng trong quá trình học tập, huấn luyện tại Học viên Kỹ thuật Quân sự...

Phát biểu tại hội nghị, Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật đã thông báo những nét cơ bản về tình hình biển, đảo hiện nay và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại, trong đó có lực lượng tàu ngầm.


Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho các học viên tàu ngầm.

Đồng chí Phó chính ủy Quân chủng đã nhấn mạnh: Những cán bộ, học viên được tuyển chọn vào lực lượng tàu ngầm hôm nay là những người có đầy đủ phẩm chất chính trị, trình độ văn hóa cũng như sức khỏe; là hạt nhân để xây dựng lực lượng tàu ngầm Hải quân hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vì vậy, trong quá trình học tập, huấn luyện tại Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng như ở nước ngoài, các đồng chí cần phải nỗ lực, vượt lên khó khăn để tiếp thu kiến thức về ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỷ luật, tác phong chính quy, đặc biệt là triệt để thực hiện “3 dứt điểm” của Quân chủng...

Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật nêu lên những nội dung mà cán bộ, học viên kíp tàu cần phải thực hiện tốt trong thời gian tới, đó là: Đoàn kết tốt; kỷ luật nghiêm; khắc phục khó khăn; học tập tốt; rèn luyện tốt; quản lý tốt và bảo đảm an toàn.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đồng chí Trần Sơn Hải đã phát biểu động viên và trao tặng kíp tàu ngầm - con tàu mang tên tỉnh Khánh Hòa số tiền 100 triệu đồng.

Được biết, hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam. Các tàu lần lượt được đặt tên là tàu Thành phố Hồ Chí Minh, tàu Hà Nội và tàu Khánh Hòa.

Theo các nguồn tin khác, năm 2009 Việt Nam đã kí với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 trị giá 1,8 tỉ USD. Không chỉ mua tàu ngầm từ Nga Việt Nam còn mua cả thủy lôi và hỏa tiễn trang bị cho loại tàu ngầm này.


Tàu ngầm lớp Kilo chuẩn bị gia nhập biên chế hải quân Việt Nam

Tàu lớp Kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

So với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.

Tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14Evà ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất, có tầm bắn 290 km là loại Nga không bán cho Trung Quốc. Ấn Độ và Angiêria là hai nước cũng được Nga xuất khẩu tên lửa 3M-14E.

Bên cạnh hệ thống điều hòa trong tàu được thiết kế phù hợp khí hậu nhiệt đới, tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK. Tàu ngầm Kilo 636 MV cũng được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly la de nâng cao khả năng tác chiến đêm hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.

Một số nguồn tin quân sự cho rằng, do thời gian sản xuất tàu ngầm Kilo 636 MV sau Kilo 636 MK khoảng 5 năm nên lớp tàu ngầm của Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636 MK, thậm chí có thể có công nghệ vượt trội với khoảng cách 10 năm.

6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV của Việt Nam dự kiến sẽ được bố trí thống nhất, tạo thành một hạm đội và phía Nga sẽ đồng thời đảm nhiệm công tác huấn luyện, phối hợp với Việt Nam xây dựng căn cứ, kho cất trữ tên lửa, duy tu bảo dưỡng.

Infonet
Xem thêm »

Nghịch lý chiến lược hải quân TQ ở Biển Đông

19/7/12- Mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng các khả năng hải quân đang gia tăng để kiểm soát đảo và nhóm đảo ở Biển Đông, cũng như kiểm soát nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược.


Biển Đông đã trở thành một trong những điểm nóng bất ổn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này. Sự chồng lấn ấy dẫn tới những đụng độ ngoại giao, thậm chí là quân sự trong vài năm gần đây.

Với nhiều nhóm đảo, giàu khoáng sản và tài nguyên năng lượng, chiếm gần 1/3 vận chuyển hàng hải thế giới, giá trị chiến lược của Biển Đông là hiển nhiên. Tuy vậy, với Trung Quốc, việc kiểm soát vùng biển này lại dẫn đến tình thế tiến thoái lưỡng nan: làm thế nào để khẳng định chủ quyền hàng hải trong khi vẫn duy trì được chính sách đối ngoại không đối đầu thiết lập từ thời Đặng Tiểu Bình năm 1980.

Trong bối cảnh mới, cách tiếp cận "chờ thời" của Đặng Tiểu Bình không còn là một chọn lựa lý tưởng.

Đảo lộn logic hàng hải của TQ

Trung Quốc là một lục địa rộng lớn. Trong quá khứ, nước này thường tập trung ở nội địa, với những nỗ lực hướng biển rời rạc, thậm chí sau đó lại quay về sự an toàn tương đối trên đất liền.

Theo truyền thống, các mối đe dọa lớn nhất với Trung Quốc không đến từ biển mà chủ yếu từ đua tranh nội địa hoặc các lực lượng du cư phía bắc và tây. Phần lớn trao đổi thương mại của Trung Quốc với thế giới được thực hiện trên đất liền, qua các nhà buôn Ảrập hay nước ngoài khác ở một số vị trí chọn lựa ven biển.

Có hai nhân tố góp phần tạo dựng kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển hải quân: sự chuyển dịch chiến tranh từ phía bắc xuống phía nam Trung Quốc và những giai đoạn tồn tại tương đối ổn định. Trong suốt triều đại nhà Tống (960-1279), tương ứng với các đội kỵ binh ở các đồng bằng phía bắc Trung Quốc là lực lượng thủy quân khá lớn tại vùng sông ngòi, đầm bãi phía nam. Lực lượng này nhanh chóng phát triển ra với ven biển, và các vua Tống khuyến khích người Trung Quốc trao đổi thương mại hàng hải nhằm thay thế thương nhân nước ngoài dọc theo vùng duyên hải.

Trong khi chính sách "hướng nội" vẫn chiếm ưu thế vào thời nhà Nguyên (1271-1368) thì dưới sự cai trị của người Mông Cổ, Trung Quốc đã thực hiện ít nhất hai cuộc viễn chinh hải quân lớn vào cuối thế kỷ 13 - chống lại Nhật Bản và Java - nhưng không thành công. Thất bại ấy đã góp phần vào quyết định của Trung Quốc khi một lần nữa quay lưng lại với biển.

Vào cùng thời điểm khi Magellan bắt đầu chuyến thám hiểm toàn cầu đầu những năm 1500, Trung Quốc tiếp tục chính sách cô lập, hạn chế thương mại và giao tiếp với bên ngoài, chấm dứt hầu hết các chuyến phiêu lưu hàng hải.

Trọng tâm của lực lượng thủy quân Trung Quốc khi ấy thiên về phòng thủ bờ biển thay vì phô diễn sức mạnh. Sự xuất hiện của các pháo hạm phương Tây trong thế kỷ 19 đã làm đảo lộn logic hàng hải thông thường của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ muộn màng thực hiện một chương trình hải quân dựa trên công nghệ phương Tây.

Tuy vậy, vấn đề hàng hải vẫn chưa được tích hợp đầy đủ vào tư duy chiến lược Trung Quốc. Việc thiếu nhận thức hàng hải đã góp phần vào quyết định của nhà Thanh khi nhượng lại cảng quan trọng ở cửa sông Tumen cho Nga năm 1858, phong tỏa lối vào Biển Nhật Bản từ phía đông bắc. Gần 40 năm sau, mặc dù xây dựng được một trong những đội tàu lớn nhất khu vực, hải quân Trung Quốc vẫn bị lực lượng hải quân mới nổi của Nhật đánh bại. Và gần một thế kỷ sau đó, người Trung Quốc lần nữa gần như tập trung hoàn toàn vào đất liền, với lực lượng hải quân hoàn toàn chỉ có vai trò phòng thủ bờ biển.

Kể từ những năm 1990, chính sách này đã dần thay đổi khi mối liên kết kinh tế Trung Quốc với thế giới được mở rộng. Để đảm bảo sức mạnh kinh tế và nắm giữ ảnh hưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn, thì sự phát triển một chiến lược hải quân với vai trò tiên phong trở thành yêu cầu cấp bách.

Câu chuyện "đường 9 đoạn"

Để hiểu về lý lẽ hàng hải của Trung Quốc ngày nay cũng như các tranh chấp lãnh thổ giữa họ và nhiều nước láng giềng, đầu tiên phải hiểu cái gọi là đường 9 đoạn, một ranh giới mơ hồ thể hiện tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đường 9 đoạn dựa trên một bản đồ chủ quyền trước đó gọi là đường 11 đoạn, vẽ năm 1947 dưới thời chính quyền quốc dân đảng mà không có quá nhiều cân nhắc toan tính chiến lược do chính quyền này bận rộn với những vấn đề trong nước. Sau khi chấm dứt chế độ chiếm đóng của Nhật, chính phủ quốc dân đảng đã yêu cầu các sĩ quan hải quân và các tổ công tác thăm dò khảo sát ra Biển Đông để vẽ bản đồ đảo và nhóm đảo. Bộ Nội vụ khi đó công bố bản đồ gồm 11 đoạn "khoanh vùng" hầu hết Biển Đông.

Bản đồ này, thiếu các tọa độ cụ thể, đã trở thành nền tảng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hiện đại. Năm 1953, có lẽ để giảm thiểu bất đồng với láng giềng, bản đồ 9 đoạn hình thành khi Bắc Kinh bỏ đi 2 đoạn.

Bản đồ mới của Trung Quốc ra đời mà ít gặp phải sự phàn nàn hay phản đối của các nước láng giềng - rất nhiều quốc gia khi đó còn tập trung vào phong trào giành độc lập dân tộc. Và Bắc Kinh cố tình hiểu sự im lặng ấy là sự chấp thuận của láng giềng và cộng đồng quốc tế, rồi sau đó khá bình lặng về vấn đề này để tránh những thách thức xảy ra. Bắc Kinh cũng tránh xa việc chính thức tuyên bố 9 đoạn ấy là ranh giới bất khả xâm phạm. Bản đồ ấy không được quốc tế công nhận cho dù Trung Quốc coi đường 9 đoạn như căn cứ lịch sử cho các tuyên bố chủ quyền hàng hải của mình.

Mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng các khả năng hải quân đang gia tăng để kiểm soát đảo và nhóm đảo ở Biển Đông, cũng như kiểm soát nguồn tài nguyên tự nhiên và vị trí chiến lược mà họ có thể. Khi quân đội Trung Quốc kém mạnh, họ đi theo quan niệm gạt tranh chấp sang bên, thực hiện phát triển chung với mục tiêu giảm bớt nguy cơ xung đột do chồng lấn chủ quyền; và cùng lúc đó là tranh thủ thời gian phát triển lực lượng hải quân. Đồng thời, để tránh phải đối đầu với một khối thống nhất các nước tuyên bố chủ quyền, Bắc Kinh thông qua cách tiếp cận mặt đối mặt với cá nhân từng nước. Điều này cho phép Bắc Kinh giữ ưu thế trong những cuộc thương thảo song phương - thứ mà họ e ngại sẽ mất đi trong một diễn đàn nhiều bên tham dự hơn.

Khi sự chú ý của cộng đồng quốc tế, sự cạnh tranh khu vực ngày một gia tăng ở Biển Đông, thì công chúng Trung Quốc - vốn xác định các vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn như lãnh hải của họ - đang đặt ra áp lực để Bắc Kinh có những hành động quả quyết hơn. Điều đó đặt Trung Quốc vào một vị trí khó xử: sức ép khu vực, quốc tế và gánh nặng chủ nghĩa dân tộc trong nước.

Thái An (theo econintersect)

Vietnamnet
Xem thêm »

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?

18/7/12- (VTC News) - Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép Trung Quốc ở Trường Sa nói đây là ngư trường rất lạ.

Trong các bản tin của CCTV 13 (một trong những kênh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc), thuyền trưởng các tàu khi được hỏi đều thừa nhận, mấy ngày qua, họ chỉ đánh được vài trăm kg cá. Thậm chí, có nhiều lần quăng lưới nhưng không thu được gì đáng kể.


Mẻ lưới gần như trống rỗng

Bản tin CCTV tối qua, 17/7, dẫn lời ông Luong Á Bài, Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép nói: “Trước đây, rất ít ngư dân ra Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) đánh cá vì đây là ngư trường lạ. Hai ngày nay, chúng tôi cũng không đánh bắt được nhiều”.

Những lời lẽ này cho thấy sự thật khác hẳn điều được truyền thông Trung Quốc ra rả bấy lâu nay: Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam) là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc từ thời tổ tiên để lại.

Trong lần xua 30 tàu cá ra Trường Sa đánh bắt trái phép lần này, CCTV cùng một số tờ báo của Trung Quốc cử phóng viên đi theo đưa tin. Tuy nhiên, những gì thể hiện trên các bản tin cho thấy cái gọi là “hoạt động đánh bắt lớn nhất trong lịch sử Nam Hải” chỉ càng làm rõ việc ngư dân Trung Quốc rất lúng túng.


Chỉ đánh được cá nhỏ

Lâm Hồng Kỳ, thuyền trưởng tàu cá Quỳnh Tam Á số 11208 than thở: “Không biết tại sao nữa, chẳng thấy cá đâu cả. Có lẽ do thời tiết, hoặc luồng nước nơi này lạ quá”.

Trước đó, thuyền viên của Lâm chuẩn bị giàn đèn 480 chiếc công suất 1.000W để dụ cá và mực. Thế nhưng, sau hơn 2 tiếng loay hoay, mẻ lưới chỉ thu về chút ít cá nhỏ.


Giàn đèn câu mực của ngư dân Trung Quốc

Trên chiếc Quỳnh Tam Á F 8168, con thuyền được mô tả là hiện đại nhất, ‘nguồn sống’ trên biển cho những tàu còn lại, CCTV chỉ quay cảnh thuyền viên xúc đá vào kho lạnh.

Báo tin tức Nam Hải của Trung Quốc viết một cách yếu ớt rằng, đánh bắt xa bờ không phải điều dễ dàng, có lẽ “ngư dân của chúng ta sẽ may mắn hơn trong vài ngày tới”.


Lúng túng giữa biển khơi

Hôm 17/7, đội tàu cá nói trên đã tới đảo Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa - Việt Nam) để tặng quà cho lính Trung Quốc đóng trên đảo.

Trong khi tờ Tin tức Nam Hải tung hô chuyện ngư dân trao “món quà tình nghĩa” thì một số bạn đọc của báo này comment (nhận xét): “Sao tàu đánh cá đi đánh bắt xa bờ lại còn chỗ để mang tới 8 tấn hoa quả, nước ngọt tặng hải quân trên đảo?”.

Theo tờ Chinadaily, 30 tàu cá và chiếc Ngư chính 310 – tàu hiện đại nhất trong số những tàu Ngư chính Trung Quốc đang đánh bắt quanh đảo Vĩnh Thử kể từ khi tới đây hôm 16/7.

Không ít độc giả Trung Quốc băn khoăn, lợi nhuận thu được từ đánh bắt cá liệu có đảm bảo cho hoạt động rầm rộ của hơn 30 chiếc tàu cá “lạ nước, lạ cái” và cả chiếc Ngư chính 310?

Điều này trùng với nhận định của Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ trong cuộc trao đổi với VTC News.

“Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan hay kích động trước thông tin Trung Quốc xua tàu cá ra Trường Sa đánh bắt. Họ không dám nói là đánh bắt ở vùng biển của Việt Nam. Hơn nữa, tôi nghĩ tàu cá Trung Quốc chỉ dám loanh quanh ở những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép”, ông Trục phân tích.


Cảnh đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc. Nguồn: CCTV


Trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa

Theo Tân Hoa Xã, ngày 17/7, Trung Quốc chính thức thiếp lập chính quyền của thành phố Tam Sa, đòi quyền quản lý vùng Biển Đông của Việt Nam.

Theo Chinadaily, Hội đồng nhân dân ‘thành phố Tam Sa’ sẽ được đặt trên đảo Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam).


Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa

Theo đó, Ủy ban này sẽ tổ chức Hội nghị thành phố lần đầu tiên của Tam Sa. Đồng thời phê duyệt ủy ban bầu cử cho cuộc bầu cử đại biểu đầu tiên của thành phố với 60 thành viên.

Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc nói, nước này có thể sẽ mở tuyến du lịch từ đảo Hải Nam ra các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào cuối năm nay.

VTC News
Xem thêm »

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'

19/7/12- Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.


Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.

Gần đây khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...

Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.

Ông là một nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.

Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).

Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.

Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.

Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.

Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.

Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.

Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.

Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.
Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.

Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.

Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.

Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.

Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.

"Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc".
Biên tập viên THX Chu Phương

Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.

Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...

Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.

Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Infonet
Xem thêm »

"TQ có thể tiến hành chiến tranh với Việt Nam, báo Nga"

19/7/12- Báo điện tử Want China Times của Đài Loan trích dẫn bài đăng từ báo Nga nói Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh với Việt Nam để cũng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông nhưng không nói rõ tên của báo Nga là gì. Gần đây, báo chí Trung Quốc thường bóp méo thông tin trên báo khác hoặc chỉnh sửa câu trả lời của các chuyên gia trong các cuộc phỏng vấn. Không lẽ giờ đến lượt báo chí Đài Loan? Báo chí Trung Quốc thường đưa tin kiểu này với mục đích kích động, muốn Việt Nam mất bình tĩnh. Nhưng một cuộc chạm trán hải quân là nguy cơ mà nhiều người dự báo khi có quá nhiều tàu chiến của nhiều nước được nhồi nhét vào biển Đông khiến nó trở nên chật hẹp. Dưới đây là nội dung bài đăng trên Want China Times:

Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh với Việt Nam để củng cố tuyên bố chủ quyền: Phương tiện truyền thông Nga


Chiến đấu cơ Nga SU-30MK2 của Không quân Việt Nam

Một bài báo xuất bản ở Vedomosti, một tờ báo kinh doanh Nga liên kết với tờ Financial Times (Anh) và Wall Street Journal (Mỹ), đã nói rằng Trung Quốc sẽ khởi động một cuộc chiến tranh chống Việt Nam trên biển Đông, với hai mục đích là để thiết lập chủ quyền trên các đảo tranh chấp và hỗ trợ ngư dân Trung Quốc.

Trong khi cả Trung Quốc và Việt Nam đang mời các công ty nước ngoài đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển Đông, Moscow dường như đã đứng về phía Hà Nội chứ không phải là Bắc Kinh.

Tập đoàn Gazprom của Nga, sản xuất khí tự nhiên lớn nhất trên thế giới, đã ký hợp đồng với chính phủ Việt Nam để khai thác tài nguyên trong "khu vực tranh chấp", gây ra phản đối từ Bắc Kinh. Đồng thời, các nhà chức trách Moscow đã cung cấp viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Việt Nam, nhập khẩu vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu khu trục lớp Gepard và tên lửa chống hạm Yakhont.

Moscow ngày càng đối đầu Bắc Kinh. Nga cung cấp vũ khí cho hai đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc - Ấn Độ và Việt Nam đã tham gia trong cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2012 do Hoa Kỳ tổ chức với các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo quan điểm của Nga, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Việt Nam hoặc thậm chí Hoa Kỳ xa xôi.

Tuy nhiên, bài báo nói rằng chính phủ Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam chỉ đơn giản là để củng cố sự cai trị của Đảng Cộng sản trong nước, nơi các nhà lãnh đạo luôn lo lắng về "ổn định xã hội."

Bài báo cho biết rằng Trung Quốc hiện đang bị cô lập bởi hầu hết các nước tư bản trong khu vực. Khoảng 30 tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc đã đến quần đảo Trường Sa vào Chủ nhật, dưới sự bảo vệ của tàu Thủy sản 301, theo báo cáo của cơ quan truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc. Hạm đội này bao gồm một tàu cung cấp hậu cần 3.000 tấn và 29 tàu đánh bắt cá.

Nguồn: Want China Times
Xem thêm »

TQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ?

18/7/12- (BBC) Báo chuyên ngành có tiếng của Nga nói Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông để đánh lạc hướng người dân trong nước.


Việt Nam là khách hàng mua vũ khí lớn từ Nga

Tờ báo mạng Dầu khí nước Nga vừa có bài nhìn nhận những căng thẳng mới đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội xung quanh việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông và cho rằng trong trường hợp Trung Quốc muốn tiến tới, nước này sẽ gặp phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả Nga và Hoa Kỳ.

Bài báo trên mạng này dẫn ý kiến của ông Sergei Pravosudov, Giám đốc Học viện Năng lượng Quốc gia Nga, nói trong điều kiện Iran bị cấm vận, Trung Quốc quay sang gọi thầu trong các lô của Việt Nam ở Biển Đông, nơi mà các công ty của Nga và Mỹ là Gazprom và Exxon đã đang hoạt động.
"Nga có thể đóng vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này?"- bài báo hỏi.

Theo vị chuyên gia, một mặt Nga là đối tác của Trung Quốc, mùa xuân năm nay hai bên đã có tập trận chung với sự tham gia của các tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

"Mặt khác, phía Trung Quốc đang mời thầu tại nơi mà Gazprom đã ký hợp đồng. Cùng lúc, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang tham gia tập trận chung với Mỹ, mà Trung Quốc không được mời."

Bài viết cũng nhắc tới việc Việt Nam đang đặt mua nhiều vũ khi từ Nga, như chiến đấu cơ Su-30MK2, chiến hạm Gepard, tàu ngầm hay các hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion và hỏa tiễn chống hạm Yakhont...

Việt Nam đã thay Trung Quốc trở nên khách hàng mua vũ khí từ Nga nhiều thứ hai thế giới, sau Ấn Độ.

"Nếu xem xét các loại vũ khí này, có thề thấy dường như chủ yếu chúng dùng để chống lại xâm lược từ phía biển, trong đó có cả bảo vệ thềm lục địa."

Yếu tố đối nội

Theo bài trên Dầu khí nước Nga, tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong xung đột với Việt Nam.

Mùa thu năm nay ở Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao quyền lực, vốn đang dẫn tới đấu tranh nội bộ quyết liệt trong ban lãnh đạo nước này.

Từ đó nảy sinh các vụ như bê bối Bạc Hy Lai, hay cáo giác gần đây rằng gia đình họ hàng Tập Cận Bình sở hữu hàng trăm triệu đôla tiền ở các công ty còn bản thân ông Tập cũng nắm công ty khai thác khoáng sản đất hiếm trị giá 1,73 tỷ đôla.

"Lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận khỏi các thông tin không mấy dễ chịu này."

Tuy nhiên, nhà bình luận Nga nhận định: "Cần nhớ rằng, lần cuối Trung Quốc tấn công Việt Nam xảy ra chưa lâu, vào năm 1979".

"Trong cuộc chiến đó, nước Trung Quốc khổng lồ đã chịu thua trước nước Việt Nam nhỏ bé. Tại Trung Quốc, tới nay điều này vẫn bị coi như vết nhơ của dân tộc."

"Thế nhưng, nếu như phía Trung Quốc muốn trả thù thì nước này sẽ gặp phải sự phản ứng từ cả Nga và Mỹ."

Nga luôn tỏ ra không khoan nhượng trong các tranh chấp chủ quyền.

Mới đây, tàu hải tuần của Nga đã nã súng và bắt giữ hai tàu cá của Trung Quốc với cáo buộc các tàu này xâm phạm hải phận của Nga ở vùng Viễn Đông.

BBC
Xem thêm »

Campuchia "chơi xấu" đẩy nguy cơ xung đột biển Đông lên cao

18/7/12- Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung. Theo các nhà phân tích thì đây là dấu hiện rạn nứt của khối và sẽ bị nước ngoài lợi dụng. Ngoài ra thất bại này cũng khiến Bộ qui tắc ứng xử trên biển COC khó lòng đạt được như dự kiến


Hôm 13/7, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, Hội nghị ASEAN kết thúc mà không có tuyên bố chung.

Tại một trong các cuộc họp ở Hội nghị ASEAN tuần trước, khi Ngoại trưởng Philippines bắt đầu lên tiếng đề cập đến vấn đề Biển Đông thì micro của ông bị tắt.

Chủ nhà Campuchia tuyên bố đó là do trục trặc kỹ thuật.

Nhưng một số nhà ngoại giao nói bóng gió rằng có thể “trục trặc” này có nguyên nhân tệ hơn, đó là nỗ lực của Campuchia, đồng minh của Trung Quốc, nhằm đẩy chủ đề “nóng” ra khỏi chương trình nghị sự.

Hãng tin Reuters bình luận rằng, sự cố trên cùng nhiều vụ việc khác cho thấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã bị chia rẽ do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này ngày càng gia tăng.

Là khối gồm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và dự định thành lập khối kinh tế theo kiểu EU vào năm 2015, ASEAN vẫn khẳng định sự đoàn kết bất chấp thực tế là lần đầu tiên sau 45 năm, Hội nghị ASEAN không thể đưa ra thông cáo chung.

Tuy nhiên, các bài trả lời phỏng vấn xung quanh Hội nghị này cho thấy sự bất đồng sâu sắc cũng như những lời lẽ tranh luận gay gắt, khác hẳn với một ASEAN nổi tiếng về sự lịch sự và ôn hòa trong tranh luận.

“Đó là một trong những cuộc họp nảy lửa trong lịch sử của ASEAN”, một nhà ngoại giao nói.

Một người khác thì cho rằng Campuchia, nước giữ ghế chủ tịch ASEAN trong năm nay là “chủ tịch tồi tệ nhất” và cho rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dùng tiền để mua sự trung thành của Campuchia và một số quốc gia khác.

Do khối ASEAN chưa thể thống nhất bản thảo của “Bộ quy tắc ứng xử” dành cho khối và Trung Quốc trong năm nay, nên nguy cơ đối đầu trên vùng biển giàu dầu khí sẽ gia tăng và có thể phát triển thành một cuộc xung đột.

Sự thất bại này cũng cho thấy thách thức lớn lao mà Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt khi nước này tập trung nguồn lực quân sự và kinh tế vào châu Á để kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.

Đến nay, biển Đông đã trở thành điểm nóng quân sự lớn nhất châu Á do Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines trên vùng biển này.

Theo giáo sư Carlyle Thayer của Đại học New South Wales thuộc Học viện quốc phòng Úc, việc ASEAN thiếu thống nhất sẽ là cơ hội để cho các cường quốc bên ngoài lợi dụng.

“Sự kiện này cho thấy vết rạn lớn trong vành đai tự chủ của khối. Lúc này, Trung Quốc đã xâm nhập vào tận sâu bên trong khối ASEAN và gây chia rẽ nội bộ khối”.

Trong khi đó, Thủ tướng Campuchia giận dữ bác bỏ các ý kiến rằng Trung Quốc đã “mua” sự ủng hộ của nước này về vấn đề biển Đông.

Năm 2011, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia đạt mức 1,2 tỷ đô la, cao gấp khoảng 10 lần so với Hoa Kỳ. Đầu tư và thương mại của Trung Quốc vào 2 quốc gia láng giềng là Myanmar và Lào cũng đã gia tăng.

Các nhà ngoại giao cho biết Campuchia đã gạt bỏ các nỗ lực đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển trong cuộc họp ASEAN cũng như tại diễn đàn khu vực ASEAN với sự tham gia của Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Một số nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan đã bị Bộ trưởng ngoại giao Campuchia ngắt lời khi ông tìm cách đề cập đến vấn đề này.

Sự cố micro của Ngoại trưởng Del Rosario bị tắt xảy ra vào buổi sáng thứ Năm tuần trước khi ông định đề cập đến vấn đề tranh chấp chủ quyền bất kể trước đó Campuchia khăng khăng rằng không nên thảo luận chủ đề này. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Campuchia phát biểu rằng thật là “điên rồ” nếu cho rằng nước này đã chủ ý tắt micro của ông Del Rosario.

Hôm thứ Sáu, ngày cuối cùng của Hội nghị, các nhà ngoại giao đã cố gắng tránh bị bẽ mặt và thống nhất đưa ra một tuyên bố chung vào những giờ cuối cùng.

Indonesia, người khổng lồ của khối, tỏ ra hăng hái nhất khi Ngoại trưởng, Marty Natalegawa thậm chí còn gọi người đồng nhiệm Singapore đang ở sân bay quay trở lại để giúp thảo ra một bản thông cáo chung.

Ông Natalegawa đã thảo ra 18 bản tuyên bố chung khác nhau để điều hòa giữa Campuchia và hai quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.

Thậm chí nhân viên của ông Natalegawa đã phải đi một quãng đường dài trong Cung Hòa Bình ở Phnom Penh để in ra các bản thảo tuyên bố chung.

Nhưng những nỗ lực đó cuối cùng đã trở thành vô ích do Campuchia không chấp nhận đề cập đến bãi cạn Scarborough - nơi diễn ra cuộc đối đầu hải quân giữa Trung Quốc và Philippines - dưới bất kỳ hình thức nào ngay cả khi Manila chấp thuận đề xuất của Indonesia gọi bãi cạn là “bãi cạn bị ảnh hưởng”.

“Đáng lẽ chủ nhà đã có thể thể hiện vai trò của mình tốt hơn, nhưng họ đã không làm như thế”, một nhà ngoại giao ASEAN nói.

Và sau đó, giông tố bắt đầu nổi lên.

Philippines tuyên bố nước này lấy làm tiếc về kết quả của hội nghị ASEAN và ông Del Rosario đã tổ chức một cuộc họp báo tại Manila để lên án “sự quyết liệt ngày càng tăng” tại các vùng biển tranh chấp của một quốc gia mà ông không nêu rõ danh tính và cảnh báo quốc gia đó đang đẩy cao nguy cơ xung đột.

Đó là những lời lẽ thẳng thừng đến kinh ngạc dành cho ASEAN, một khối mà từ lâu vẫn bác bỏ chỉ trích của dư luận đối với những phát biểu quá ôn hòa và thiếu các chính sách chung mạnh mẽ của khối và đề cao “phương cách đồng thuận ASEAN” – biện pháp hợp tác không xung đột của khối.

Trong cuộc tranh chấp lãnh hải, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích của Biển Đông bằng đường 9 điểm và bác bỏ bất kỳ ý định “quốc tế hóa” cuộc tranh chấp.

Philippines và Việt Nam, hai quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền và có nguy cơ đối đầu hải quân với Trung Quốc, muốn có sự hậu thuẫn của ASEAN giúp họ chống lại người khổng lồ châu Á.

Nếu không có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của ASEAN, hai quốc gia này sẽ mở rộng liên minh với Hoa Kỳ. Tất nhiên khi thực hiện chiến lược đó, hai nước này cũng sẽ phải đánh đổi quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư với Trung Quốc.

ASEAN và Trung Quốc dự định tiến hành các cuộc thương lượng chính thức về Bộ quy tắc ứng xử giúp giải quyết tranh chấp vào tháng 9 tới và sẽ kí kết thỏa thuận vào Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của ASEAN diễn ra vào tháng 11. Thất bại của Hội nghị ASEAN tuần trước cùng căng thẳng hải quân leo thang khiến dư luận nghi ngờ về kế hoạch này.

Làm sao mà ASEAN có thể đóng vai trò trung tâm nếu khối không có lập trường chung? Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa phát biểu hôm thứ Hai và tuyên bố trong tuần này ông sẽ đến từng quốc gia ASEAN để tìm cách cứu vãn thỏa thuận chung của khối. “

Việc các bên ngày càng có lập trường cứng rắn cộng với tinh thần dân tộc dâng cao của các quốc gia tranh chấp đang làm giảm cơ hội ký kết một Bộ ứng xử có hiệu quả và gia tăng nguy cơ đụng độ trên biển.

Tương lai của Bộ ứng xử trên biển còn ảm đạm hơn khi chiếc ghế chủ tịch ASEAN trong 2 năm tới sẽ thuộc về quốc gia non yếu Brunei và 2 năm sau đó thuộc về Myanmar, quốc gia lệ thuộc nặng vào Trung Quốc.

Do chưa có bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc đối với các bên, châu Á không có cơ chế duy trì an ninh giúp căng thẳng trên biển không leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện.

“NATO và Liên Xô đã từng có các cơ chế như vậy. Nếu có chuyện gì xảy ra, sẽ có các luật chơi ràng buộc hai phía”, Ian Storey, chuyên gia tại Học viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, bình luận.

“Nhưng ở đây (châu Á) chưa hề có các luật chơi đó”, ông nhận xét.

Xã Luận
Xem thêm »