Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Biểu tình tại Paris và Nhật Bản phản đối Trung Quốc gây hấn

(Nhật báo Ba Sàm - 25/06) Chúng ta không được phép phản đối kẽ xâm lược trên chính quê hương chúng ta vì nhà cầm quyền không cho phép, chúng ta chỉ có thể tự do phản đối kẽ xâm lược đất nước ta từ nước người. Không phải vì người nước ngoài bênh vực chúng ta mà vì họ tôn trọng ý kiến chúng ta. Trong hơn 4000 năm lịch sử, có bao giờ buồn hơn, tủi thân hơn. Cố lên các bạn...

Tại Paris, Pháp










Du học sinh Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc tại Nhật Bản 24.6.2011




Nhiều người đã khóc vì người Việt trên toàn cầu đang đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Xem thêm »

Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam

(Đại Đoàn Kết 23/06)Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.
Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió.

Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành "láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc "lớn tiếng” nhất. Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới - đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông - hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Bài xã luận nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là "đe dọa” hay "dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau. Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11-6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt). Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11-6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là "người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương "tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa "trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế..., phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước... Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại. Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu "trùm chăn mà đánh” được! Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)? Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.


Vị trí tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp
cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý ngày 26-5-2011

Bài xã luận đánh giá rằng, "Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ "Hà Nội” bằng chữ "Bắc Kinh” là đủ! Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Hoàng Trường
Video: Tàu Trung Quốc phá hoại tàu Viking (Việt Nam) ngày 09/06


Xem thêm »

VN được gì từ Hội thảo Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông đang leo thang theo chiều hướng không thuận lợi và gây nhiều quan ngại đối với các quốc gia trực tiếp có liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này và cả các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhiều học giả và các nhà nghiên cứu có tiếng tăm cùng giới chức các nước đã tề tựu về thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ, tham dự buổi hội thảo về an ninh Biển Đông. Đa số những người tham dự đều bày tỏ quan tâm về tình hình tranh chấp đang leo thang. Hoài Hương và Trà Mi của Ban Việt ngữ VOA ghi nhận vài điểm chính trong ngày khai mạc hội nghị hôm 20/6/11 tại trụ sở Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington. (VOA)

Công nhân TP. Hồ Chí Minh đình công phản đối Trung Quốc

Mỹ cần can dự vào Biển Đông
Xem thêm »

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Bắc Kinh dọa 'sẽ diệt tàu chiến Việt Nam'

(Người Việt Online - HÀ NỘI) - Hải Quân Việt Nam và Hải Quân Mỹ sẽ có chương trình luyện tập chung vào đầu tháng 7 tới đây theo sự sắp đặt từ lâu không dính gì đến tranh chấp biển Ðông, theo tin từ Hải Quân Hoa Kỳ hôm Thứ Năm.
Hai bài viết trên Global Times ngày 21 tháng 6 thấy Bắc Kinh vừa dùng dân số hơn 1.3 tỉ người, vừa dùng sức mạnh quân sự để đe nẹt Việt Nam.

Phản ứng lại, ngày 23 tháng 6, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội chỉ nhẹ nhàng nói rằng các lời bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo “gây phức tạp tình hình.”

“Các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà tàu của Trung Quốc tiến hành đã gây bức xúc trong lòng người dân Việt Nam. Một số báo của Trung Quốc, trong đó có Thời Báo Hoàn Cầu đã đưa các bình luận thiếu thiện chí, không có lợi cho mối quan hệ Việt-Trung và khiến tình hình thêm phức tạp.” Lời tuyên bố này của bà Nga không tìm thấy trên website chính thức của Bộ Ngoại Giao Hà Nội và chỉ thấy trên báo điện tử VNExpress.

Bà Nga nói rằng: “Thời Báo Hoàn Cầu chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, không đại diện cho nhân dân Trung Quốc.”

VNExpress thuật lại lời bà Nga rằng “có những thông tin mà báo nói trên đưa là sai sự thật, gây tổn thương cho tình cảm của người dân hai nước.”

Trong một bài viết, ngày 21 tháng 6, Global Times nói một cuộc thăm dò dư luận (sic!) của báo này hôm Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011 cho thấy Việt Nam làm người Trung Quốc “tức giận.” Tờ báo nói “gần 86% của hơn 13,000 người được phỏng vấn bày tỏ cảm nghĩ tiêu cực về Việt Nam liên quan đến Biển Nam Trung Hoa” (Việt Nam gọi là Biển Ðông).

Báo này thuật lời ông Trang Quốc Thổ, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Ðại Học Gia Môn rằng vấn đề (tranh chấp) đang chia rẽ hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam.

Cùng ngày 21 tháng 6, bài bình luận: “Trung Quốc phải phản ứng với sự khiêu khích của Việt Nam” của Global Times nói: “Việt Nam đã có các hành động nguy hiểm ở Biển Ðông” suốt một thời gian.

Ngược lại các lời tố cáo của Việt Nam, báo này đổ tội cho các sự căng thẳng trên biển Ðông “phần lớn phát xuất từ Việt Nam.”

Tố cáo Việt Nam như thế, Global Times viết: “Trung Quốc cần phải gửi một thông điệp rõ rệt rằng họ (TQ) sẽ làm bất cứ gì để bảo vệ quyền lợi ở Biển Ðông. Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục khiêu khích Trung Quốc ở vùng này, Trung Quốc sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát biển, và nếu cần, đánh trả bằng lực lượng hải quân.”

Bài viết này tiếp tục nói rõ rằng: “Trung Quốc khi tuyên bố rõ là đánh trả, TQ sẽ lấy lại những hòn đảo đã bị Việt Nam chiếm trước đây. Nếu Việt Nam muốn phát động chiến tranh, Trung Quốc tin tưởng sẽ tiêu diệt các tầu chiến (xâm phạm) của Việt Nam, cho dù có sự chống đối của cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ có thể mang đến một số bất định trên Biển Nam Hoa. Trung Quốc sẽ đối phó cẩn thận và nhiều phần sẽ không trực diện đối đầu với lực lượng Mỹ.”

Lời lẽ này cho thấy những hành động khiêu khích, bắt nạt của Trung Quốc thời gian gần đây đều có sự tính toán từng bước.

Bên cạnh phản ứng của Bộ Ngoại Giao Hà Nội trước chiến dịch đe dọa bằng báo chí của Bắc Kinh, tờ Ðại Ðoàn Kết phản ứng về bài báo của tờ Global Times, nói rằng báo Trung Quốc “xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam.”

Tờ Global Times nói: “Nếu Việt Nam cứ tiếp tục gây rối, tưởng rằng cứ gây rối thì được hưởng lợi, chúng tôi thành thật xin nhắc các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử.”

Lịch sự mà báo này muốn nói đến là gì? Là một ngàn năm Bắc thuộc mà nhiều lần báo chí không chính thống Trung Quốc vẫn nhắc nhở rằng Việt Nam là một “phiên thuộc” của nước Tàu.

Câu kết luận của bài bình luận trên Global Times viết: “Mời quý vị hãy xem lại lịch sử đi. Ðúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!” được báo Ðại Ðoàn Kết thuật lại ở phần kết luận bài viết để nói: “Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.” (TN)

Theo Người Việt Online
Xem thêm »

Mỹ sẽ không can thiệp quân sự trong tranh chấp biển Đông ?

(BBC-23/06)Giáo sư quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Washington nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam ở Biển Đông.

Ông nói với BBC mối quan hệ hiện nay giữa Hà Nội và Washington cần phải 'đổi khác nhiều lắm' để có thể xảy ra khả năng Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam khi có xung đột.


Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị có diễn tập hải quân lần thứ nhì tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải tính toán làm sao để cân bằng các mối quan hệ khu vực.

Giáo sư Hùng nói Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với những nước mà họ cam kết bảo vệ.

"Chúng ta thấy Hoa Kỳ tuyên bố với Nhật Bản rất rõ rệt. Đảo Shenkaku là đảo hiện Nhật Bản hiện đóng và Hoa Kỳ có liên minh quân sự với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công Hoa Kỳ sẽ phải giúp đỡ.

"Rồi với Phi Luật Tân thì Đại sứ Hoa Kỳ cũng nói Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Phi Luật Tân. Cái đó rất rõ bởi vì họ đã có hiệp ước với nhau."

Khi BBC hỏi quan hệ giữa hai bên cần cải thiện tới đâu để có mối quan hệ tương tự như với Nhật Bản và Philippines, giáo sư Hùng nói:

"Tôi nghĩ rằng phải cải thiện thêm rất nhiều nữa, hai bên phải tin tưởng nhau rất nhiều nữa."

'Trở lại Châu Á'

Giáo sư Hùng cũng nói với Nguyễn Hùng của BBC rằng khả năng xảy ra xung đột hiện nay là rất nhỏ vì Trung Quốc "không có lợi gì mà hành động ngay bây giờ" vì họ sẽ bị thế giới cô lập và các nước khác sẽ ngả về phía Hoa Kỳ.

Theo ông, Hoa Kỳ ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang có chính sách tập trung sức mạnh quân sự của họ về Châu Á để kiềm chế Bắc Kinh.

"Tôi nghĩ nó là chính sách bởi vì có hai ba chuyện.
"Thứ nhất là trong khoảng một hai năm nay lực lượng Hoa Kỳ chuyển sang bên Châu Á khá nhiều, có tới 60% lực lượng của Hoa Kỳ đã chuyển sang Châu Á rồi.

"Thứ hai là về chính sách, chúng ta thấy từ mùa hè năm ngoái cả ông [Bộ trưởng Quốc phòng] Robert Gates và bà Clinton đều nói 'we're back' tức là 'chúng tôi đã trở lại Châu Á rồi'.

"Gần đây nhất chúng ta thấy ngày 20/6 vừa rồi ông John McCain đã có tuyên bố rất lớn.

"Hai Thượng Nghị sỹ mà tôi nghĩ là rất quan trọng ở Mỹ và quan tâm tới Á Châu, thứ nhất là Thượng Nghị sỹ [Jim] Webb thì ông đã đề nghị một nghị quyết cảnh cáo các hành động có tính khiêu khích của Trung Quốc.

"Rồi đến ông McCain, ông ấy nói Mỹ cần quan tâm tới Á Châu. Ông cũng nói không nhất thiết Mỹ và Trung Quốc phải tranh chấp với nhau nhưng ông cũng muốn Mỹ phải ủng hộ các nước Á Châu để họ có thể tự bảo vệ họ chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc."

Nghe


Lịch sử xung đột

Việt Nam và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột kéo dài cả ngàn năm, mặc dù những lần xung đột trong thời gian gần đây ít được nhắc tới.

Hồi năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa khiến hơn 50 lính miền Nam tử trận.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người tham gia trận thủy chiến khi đó, từng nói với BBC lực lượng hai bên không khác nhau mấy nhưng các tàu của Trung Quốc hiện đại hơn nhiều khiến Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Ông cũng nói Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đóng cách nơi xảy ra xung đột không xa nhưng không can thiệp bất chấp lời cầu cứu.

Tới năm 1988 Trung Quốc cũng đã bắn chết gần 70 lính Việt Nam trong một trận thủy chiến khác gần quần đảo Trường Sa.

Còn giữa hai trận thủy chiến này, đã xảy ra cuộc chiến trên bộ qua biên giới khi quân Trung Quốc đánh vào sáu tỉnh biên giới năm 1979 gây thiệt hại nặng về quân và dân cho Việt Nam.

Liên Xô khi đó cũng không can thiệp cho dù đã ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam hồi năm 1978.

Trong khi tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tại Campuchia, Moscow và khối Hiệp ước Varsava khi đó cũng không muốn "tham chiến" chống lại Trung Quốc.

Nguồn: BBC Vietnamese
Xem thêm »

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

'Trung Quốc rất ngạc nhiên trước phản ứng của Việt Nam'

Phỏng vấn Giáo sư Su Hao của Trung Quốc tại CSIS (Hội thảo An ninh Hàng hải Biển Đông)
Hà Giang/Người Việt
Trước bối cảnh những tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông ngày càng trở nên căng thẳng, buổi hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã thu hút khoảng 200 người tham dự, trong đó gần một nửa là các nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và nhiều viên chức cao cấp của các quốc gia liên quan trực tiếp và không trực tiếp như Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Indonesia v.v...

Trong gần hai ngày làm việc liên tục với một thời khóa biểu dầy đặc, những bài thuyết trình của các diễn giả được xen kẽ với phần thảo luận sôi nổi, căng thẳng, qua đó cả cử tọa lẫn diễn giả đã nêu câu hỏi với nhau và đặt vấn đề về quyền lợi, vị trí của các nước, những sự kiện dẫn tới tình hình căng thẳng hiện nay, và cùng xem xét những đề nghị để có thể hóa giải quyết những tranh chấp ngày càng leo thang này.

Phần trình bày của Giáo Sư Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao, Bắc Kinh, mở đầu cho tiêu đề “Quyền lợi và lập trường của các bên tại biển Ðông,” đã tạo nhiều tranh cãi sôi nổi nhất. Có tất cả là 3 diễn giả cho tiêu đề này, nhưng hầu hết những câu hỏi được đặt ra trong phần thảo luận theo sau đều nhắm vào Giáo Sư Su Hao, đến nỗi người dẫn chương trình là ông Ernest Bower đã phải kêu lên là “buổi hội thảo sáng nay vô tình đã biến thành the Su Hao's conference.”

Bài thuyết trình của các diễn giả đến từ Việt Nam là Tiến Sĩ Trần Trường Thủy, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Ðông, thuộc Học Viện Quan Hệ Quốc Tế, và Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Luật Sư Nguyễn Duy Chiến - Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Ðông thuộc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam cũng tạo được nhiều chú ý.

Phần phỏng vấn của phóng viên Hà Giang của nhật báo Người Việt với Giáo Sư Su Hao, Tiến Sĩ Trần Trường Thủy, Luật Sư Nguyễn Duy Chiến, và nhiều diễn giả khác trước và sau cuộc hội thảo sẽ lần lượt được tường thuật trên Người Việt, trong nhiều số báo liên tiếp.

Dưới đây là phần phỏng vấn Giáo sư Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao, Bắc Kinh, ngay sau phần thảo luận về tiêu đề “Quyền lợi và lập trường của các bên tại biển Ðông.”

-Hà Giang (NV): Thưa giáo sư, trước buổi hội thảo này khoảng hơn một tuần, Bắc Kinh lên tiếng yêu cầu những nước không liên quan (ám chỉ Hoa Kỳ) đừng can dự vào tranh chấp Biển Ðông. Nhưng trong phần thuyết trình của giáo sư vừa rồi, ông kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc làm ổn định tình hình, nhưng ở đoạn kết luận của bài ông lại nói một trong ba điều có thể làm trở ngại việc ổn định tình hình Ðông Nam Á là “sự xen vào của Mỹ”. Có mâu thuẫn nào không, thưa ông?

-GS Su Hao: Vâng, Hoa Kỳ là một nước không liên quan đến tranh chấp trong vùng Biển Ðông, nhưng vì là một cường quốc, Hoa Kỳ có những quyền lợi chung với những nước thành viên của ASEAN. Trung Quốc mong có sự tiếp tay của Hoa Kỳ như một đối tác trong việc ổn định an ninh cũng như hợp tác với nhau trong vùng, vì các nước nhỏ thường cảm thấy không an tâm với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Chúng tôi hoan nghênh việc Hoa Kỳ giúp cho tình hình ổn định hơn. Vấn đề là đôi khi sự có mặt của Hoa Kỳ làm một số quốc gia trở nên hung hãn hơn.

-NV: Giáo sư nhắc đến từ “hung hãn,” thì qua buổi thảo luận vừa rồi, giáo sư cũng thấy là hai chữ hung hãn được nhiều học giả và giới phân tích dành cho Trung Quốc, nhất là qua sự kiện Trung Quốc vừa hai lần cắt dây cáp của các tàu Việt Nam ngay bên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Ông nghĩ sao khi các nước cho rằng chính Trung Quốc mới hành xử một cách hung hăng?

-GS Su Hao: Chúng tôi cắt dây cáp, nhưng dây cáp này nằm ở đâu? Lãnh hải của Trung Quốc và Việt Nam chồng chéo lên nhau. Và trong quá khứ, chúng tôi đã từng làm như thế khi tàu Việt Nam đi đến vùng đánh cá của chúng tôi, đi vào vùng biển của chúng tôi, nhưng lần này Việt Nam phản ứng rất dữ dội hơn hẳn với truyền thống hành xử của họ. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên trước phản ứng này.

-NV: Xin hỏi lại, theo ông thì Trung Quốc rất ngạc nhiên trước phản ứng mạnh mẽ vừa rồi của Việt Nam khi hai lần bị cắt dây cáp, có phải không ạ?

-GS Su Hao: Ðúng như vậy!

Khi buổi họp tiếp diễn ngày thứ hai, nhiều học giả và đại diện các bên tiếp tục cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì sự hung hãn, hiếu chiến của mình.

Thậm chí Tiến Sĩ Stein Tonneson, học giả thuộc Học Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (United Institute or Peace) nhắn nhủ thẳng với Giáo sư Su Hao là khi về nước nên khuyên chính quyền Trung Quốc xét kỹ lại chính sách sai lầm của mình, và tôn trọng UNCLOS cũng như những nước láng giềng. Nhật báo Người Việt thực hiện cuộc phỏng vấn thứ hai với Giáo Sư Su Hao sau khi buổi hội thảo kết thúc để tìm hiểu về quan niệm của ông đối với các vấn đề Biển Ðông.


-NV: Thưa giáo sư, ông nghĩ gì về buổi hội thảo, nhất là sự kiện Trung Quốc bị đa số cho là nguyên nhân chính đưa tranh chấp của Biển Ðông đến tình trạng nóng bỏng hiện nay, vì thái độ hung hăng, hiếu chiến với các nước láng giềng trong thời gian qua?

-GS Su Hao: Tôi không nghĩ là Trung Quốc hung hãn tí nào cả. Không hiểu tại sao những người đứng ngoài cuộc tranh chấp lại cứ thấy bất cứ hành động nào của Trung Quốc cũng là hung hãn, mà không thấy là những người láng giềng kia giờ này mới chính là nguyên nhân làm leo thang sự căng thẳng. Hy vọng một ngày người ta sẽ hiểu rõ sự thật. Tôi nói điều này với tất cả sự thông cảm rằng chủ quyền quốc gia là một vấn đề nhậy cảm, cả ở Việt Nam lẫn ở Trung Quốc.

-NV: Những người cho là Trung Quốc hung hãn có thể đơn cử việc Trung Quốc cắt dây cáp, việc Trung Quốc đánh phá tàu ngư dân Việt Nam, bắt giữ họ, việc Trung Quốc ra lệnh cấm đánh cá đơn phương trong vùng biển chung. Vậy giáo sư có thể đưa ra một vài thí dụ cụ thể về những hành động làm căng thẳng tình hình của các nước láng giềng không?

-GS Su Hao: Như tôi đã nói hôm qua, các nước láng giềng đã có những phản ứng mạnh hơn cả những phản ứng truyền thống trước kia của họ.

-NV: Trở lại với cuộc hội thảo, ông có nhận xét gì, và đã rút tỉa ra được những điều gì đặc biệt trong hai ngày qua thưa ông?

-GS Su Hao: Tôi nghĩ rằng buổi hội thảo khiến mọi bên có dịp nói ra quan điểm và lập trường của mình, khiến mọi bên hiểu nhau nhiều hơn. Tôi thấy giữa chúng tôi còn nhiều khác biệt, và cả những lời chỉ trích cũng tốt nữa, và từ đó mới tìm ra được điểm chung, là mọi người đều muốn tình hình trong vùng ổn định. Lần sau khi chúng tôi ngồi xuống thảo luận, chẳng hạn giữa Trung Quốc và Việt Nam, tôi hy vọng chúng tôi có thể bình thản hơn, dùng lý trí hơn để bàn bạc.

-NV: Khi trở về Bắc Kinh, ông dự định sẽ đề nghị gì với các học giả khác, và với chính quyền Trung Quốc?

-GS Su Hao: Thật ra tôi chưa sẵn sàng và chưa quyết định được là mình sẽ đề nghị gì cả, vì cần thời giờ để suy nghĩ thêm.

-NV: Theo giáo sư thì tranh chấp Biển Ðông có triển vọng được giải quyết ổn thỏa không? Cụ thể hơn, ông có nghĩ là sau này Bắc Kinh sẽ hành xử sao cho bớt bị đánh giá là hung hăng đi không?

-GS Su Hao: Vấn đề chủ quyền quốc gia rất nhậy cảm, rất phức tạp, đụng đến nó thì không ai bình tĩnh được. Tuy thế tôi nghĩ là nếu mọi bên ngồi xuống một cách bình thản thì có thể tìm cách giải quyết vấn đề được. Tôi không cho là Bắc Kinh hung hãn, mà phải nói là chính quyền Trung Quốc rất vừa phải, rất biết kiềm chế. Hy vọng là các nước láng giềng cũng sẽ biết kiềm chế.

Tôi có một nhận xét nữa là tuy Hoa Kỳ không là một quốc gia liên quan trong tranh chấp Biển Ðông, nhưng cuộc hội thảo này lại được tổ chức trên đất Hoa Kỳ. Tôi đoán có lẽ vì Hoa Kỳ là một cường quốc, cho nên quyền lợi của họ nằm ở khắp nơi. Hai nữa, tôi không hiểu tại sao tôi là diễn giả duy nhất từ Bắc Kinh được mời đến, trong khi đó Việt Nam được mời đến những ba diễn giả và nhiều viên chức của họ cũng đến tham dự. Ðiều này khá lý thú.

-NV: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Xem thêm »

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Tướng Lê Hữu Đức: “Chưa bao giờ Việt Nam chịu nhục”

“Mình có đất, mình có tổ quốc thì mình phải giữ tổ quốc. Và dựa vào dân thì dứt khoát giữ được tổ quốc, không có gì phải lo, phải sợ cả. Chân lý ấy đã được hàng nghìn năm lịch sử và 30 năm chiến tranh thắng 2 đế quốc to dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hùng hồn chứng minh”, Trung tướng, PGS LêHữu Đức, nguyên PGĐ Học viện Quốc phòng, nguyên Cục trưởng Cục tácchiến – Bộ Tổng tham mưu khẳng định.
Nguồn: Hoidoanhnghiep.ru
Thực hiện: Tuệ Minh - 21/06/2011
Ảnh: Tướng Lê Hữu Đức

Khép lại lịch sử nhưng không mất cảnh giác
PV: Thưa Trung tướng Lê Hữu Đức, ông cóđánh giá gì khi phía Trung Quốc có những tuyên bố xuyên tạc sự thật saukhi thực hiện liên tục việc cắt cáp tàu Viking 2 và tàu Bình Minh 02?

Trung tướng Lê Hữu Đức: Dân tộc Việt Nam ta đã có quan hệ trên4.000 năm lịch sử với Trung Quốc thì tôi không có gì lạ khi tàu củaTrung Quốc gây hấn với ta. Đó là thái độ ngạo mạn của kẻ có sức mạnh,ăn hiếp người yếu hơn.

Tôi chỉ thấy lạ ở chỗ hoạt động của cấpdưới Trung Quốc không nhất quán với thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước. Chúng ta đều biết cấp dưới sẽ không làm gì nếu cấp trên không cho phép. Hoạt động đó phải được Bắc Kinh đồng ý chứ. Nếu lãnh đạo Trung Quốc không bật đèn xanh thì cấp dưới nào dám làm như vậy? Hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các triều đại của Trung Quốc trước kia cũng thế: Luôn thăm dò ta xem thái độ ta thế nào.

Trung tướng Lê Hữu Đức (áo trắng) chia sẻ cùng ông Võ Hồng Nam (ngoài cùng bên phải) về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (nguồn Vietbao.vn)

PV: Trong tình hình này, Việt Nam nêncó cách hành xử như thế nào để vừa giữ hòa hiếu với Trung Quốc, vừa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ?

Trung tướng Lê Hữu Đức: Mình không chọc tức ai nhưng ai xâm phạm một tấc đất của VN thì dứtkhoát phải đáp trả dựa vào sức mạnh của dân tộc, truyền thống của dân tộc. Trong hàng nghìn năm lịch sử chưa bao giờ Việt Nam chịu nhục. Kể cả quân Nguyên Mông đi xâm chiếm cả nửa thế giới cũng bị ta đánh cho tơi bời. Việt Nam chưa hề gây hấn với ai và giữ quan hệ hữu hảo. Nhưngchúng ta phải luôn tỉnh táo và cảnh giác trước những tuyên bố và hành động kiểu “Miệng Nam mô bụng một bồ dao găm”.

Có ý kiến cho rằng hiện nay trên thế giớixuất hiện nhiều vũ khí mới hủy diệt, nhiều loại chiến tranh, thì liệutư tưởng quân sự Hồ Chí Minh còn phát huy tác dụng không? Tôi xin nóilà nếu chúng ta không quên kinh nghiệm cũ, quên kẻ thù cũ thì trường phái quân sự ưu việt của Việt Nam vẫn có thể phát huy tác dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

Chúng ta khép quá khứ lại và nhìn vào tương lai nhưng chúng ta không quên lịch sử để không mất cảnh giác. Trường phái truyền thống quân sự Việt Nam lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắngnhiều, lại được tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam thì chúngta có đầy đủ điều kiện đánh bại mọi kẻ thù dù chúng được trang bị hiện đại đến đâu. Tôi nghĩ ta phải nghiên cứu kỹ điều đó.

Dựa vào dân thì dứt khoát giữ được nước

PV: Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh tham gia Hội nghị lần thứ 21các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.Tại đây, ông đã đưa vấn đề Trung Quốc vi phạm chủ quyền đồng thời bácbỏ đường yêu sách 9 đoạn. Ông đánh giá thế nào về hành động này từ phíaViệt Nam?

Trung tướng Lê Hữu Đức:Tôi cho là chậm quá. Cái đó phải làm từ lâu rồi. Mà phải làm trên tấtcả các diễn đàn như Châu Á, ASEAN, Liên hợp quốc. Phải làm ở nhiều cấpnữa. Nghị sỹ Mỹ còn lên tiếng kia mà… Chúng ta có bao nhiêu lực lượng,phải cùng đấu tranh.

PV: Ông dự đoán hành vi của Trung Quốc tới đây như thế nào?

Trung tướng Lê Hữu Đức: TQkhông bao giờ từ bỏ mộng bá quyền đâu. Khi nào có điều kiện là họ làm, họ lấn tới thôi. Mình có đất, mình có tổ quốc thì mình phải giữ tổquốc. Và dựa vào dân thì dứt khoát giữ được tổ quốc, không có gì phải lo, phải sợ cả. Chân lý ấy đã được hàng nghìn năm lịch sử và 30 nămchiến tranh thắng hai đế quốc to chứng minh.

PV: Ông đánh giá thế nào về sức mạnh toàn dân trong thời đại ngày nay?

Trung tướng Lê Hữu Đức: Không bao giờ được quên 4000 năm lịch sử: ông cha ta từ xưa cũng đã hiểu chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, khoan thư sức dân là phương thức cứu nước hay nhất.

Trước nguy cơ của Tổ quốc nếu phát độngnhân dân thì nhân dân làm hết khả năng để bảo vệ tổ quốc. Có những khita tưởng khó vượt qua nhưng vẫn còn sức mạnh của nhân dân ta: Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người; xe chưa qua nhà khôngtiếc.

Sức mạnh quân sự phải đi đôi với sức mạnh chính trị. Ngày xưa, Trần Hưng Đạo không đông quân mà vẫn đánh thắng quân Nguyên – Mông trong khi đó Hồ Quý Ly có 50 vạn quân vẫn thất bại.

Đó là sức mạnh chính trị, sức mạnh toàn dân.

PV: Để có tự chủ, càng ngày giàu mạnh thì chúng ta cần làm những gì, thưa Trung tướng?

Trung tướng Lê Hữu Đức: Vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao khó khăn lắm, nhưng theo tôi, biết dựa vào dân, thực sự tin vào dân, thực sự tin vào khả năng vô địch dời non lấp biển của nhân dân Việt Nam thì việc gì cũng làm được,không có gì khó. Tôi đã nghiền ngẫm, tôi đã thấm thía một điều rằng rất nhiều khó khăn, khi đó ta vẫn vượt qua được. Dựa vào nhân dân, công khai với nhân dân, đưa kế hoạch bàn với dân thì có cách giải quyết.

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tìmcách khắc phục tham nhũng, tiền tham nhũng sẽ trang bị vũ khí cho quân đội. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà vẫn không chống được tham nhũng một cách hiệu quả thì nguy hiểm quá. Tham nhũng, như Bác Hồ nói đó là giặc nội xâm.

Xin cảm ơn Trung tướng!
Xem thêm »

'Hãy bỏ cái hình Ðường Lưỡi Bò'

Hà Giang/Người Việt (từ Washington D.C.)
Một viên chức đại sứ Trung Quốc đặt câu hỏi cho bên Việt Nam: “Nếu Hoa Kỳ không đứng đằng sau lưng, thì các anh có phản ứng mạnh như thế không? Tôi muốn hỏi thẳng là Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì trong tranh chấp này?”
Luật Sư Nguyễn Duy Chiến, Học Viện Ngoại Giao, trả lời: “Hoa Kỳ là một cường quốc, và vai trò của một cường quốc là bảo vệ hòa bình thế giới, trong đó có hòa bình ở Ðông Nam Á. Ấy chết ! Thế là chữi lên đầu Trung Quốc rồi còn gì !

Trong buổi hội thảo thứ nhì mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” - do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức, không khí buổi họp chuyển từ căng thẳng đến nặng trĩu cảm xúc, nhất là trong phần trình bày của diễn giả các nước liên quan đến cuộc tranh chấp đang ngày càng gay gắt tại Biển Ðông.


Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý (giữa) và ông Henry Bensurto, tổng thư ký của Bộ Hàng Hải và Bộ Ngoại Vụ Biển Philippines trong buổi hội thảo. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Trong khi chờ đợi diễn giả đầu tiên trong ngày 21 tháng 6, những người tham gia bàn tán về bài diễn văn dài 5 trang, được Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, đọc vào lúc kết thúc buổi hội thảo ngày đầu. Qua bài diễn văn này, TNS McCain lên án “bản đồ chín đoạn” của Trung Quốc là “làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải” và kêu gọi Hoa Kỳ “đóng một vai trò quan trọng hơn” trong việc giúp giải quyết tranh chấp Biển Ðông, cụ thể là “phê chuẩn Hiệp Ước Luật Biển.”

Sở dĩ chiếc bản đồ chín đoạn, còn được gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc được nhắc đến là vì trong suốt buổi hội thảo hôm trước, nhiều học giả và chuyên viên, chẳng hạn Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.”

Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”
Hai tiêu đề được thảo luận kế tiếp là “Ðánh Giá Hiệu Quả Khuôn Khổ An Ninh Hàng Hải Tại Biển Ðông” và “Ðề Nghị Chính Sách Tăng Cường An Ninh Khu Vực,” các học giả Hoa Kỳ đưa ra nhiều nhận định thẳng thắn và ý kiến xây dựng.

Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư Học Viện Nghiên Cứu Hàng Hải Trung Quốc, và Ðại Học Hải Quân Hoa Kỳ, cũng là một chuyên viên nghiên cứu chiến lược, nhận định rằng “luật quốc tế hiện hành không giúp giải quyết được những tranh chấp,” vì trước tình trạng có một bên hành động đơn phương để giành độc quyền sử dụng Biển Ðông, Hoa Kỳ phải “nhận ra rằng nếu muốn bảo vệ quyền tự do hàng hải của mình, Hoa Kỳ phải lập tức phê chuẩn Hiệp Ước Luật Biển.”
”Ðây là một thiếu sót của lãnh đạo Hoa Kỳ từ cách đây 30 năm, khi Hiệp Ước Luật Biển (UNCLOS) ra đời vào năm 1982.” Tiến Sĩ Dutton nói.

Tiến Sĩ Marvin Ott, giáo sư kiêm học giả nghiên cứu của Paul H. Nitze School of Advanced International Studies và The John Hopkins University thì cho rằng Trung Quốc “từng xem như Biển Ðông là ao sau nhà của mình từ năm 1949,” và giờ đây trách nhiệm lớn nhất của Hoa Kỳ là tìm cách để tránh chiến tranh, duy trì ổn định thế giới.
Ông nói: “Khi một Trung Quốc hung hãn đang phải đối diện với một quốc gia (Việt Nam) duy nhất có thể lên tiếng mạnh nhất để chống lại tham vọng của họ, mà Hoa Kỳ không khuyên được Trung Quốc, thì tôi nghĩ chúng ta có một vấn đề lớn, và tương lai thật u ám.”

Tại sao?

Tiến Sĩ Marvin Ott đặt câu hỏi, rồi tự trả lời: “Vì không một quốc gia nào trên thế giới có thể chấp nhận việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên toàn Biển Ðông là của mình.”
Trong phần trình bày của mình, Tiến Sĩ Stein Tonneson, học giả thuộc Học Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (United Institute or Peace) nhắn nhủ thẳng với Giáo Sư Su Hao, đến từ Bắc Kinh: “Trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc đã có thái độ hiếu chiến hơn với các nước láng giềng. Tôi buộc lòng phải quy trách nhiệm cho Bắc Kinh, và hy vọng là khi về nước, ông sẽ khuyên chính quyền ông nên xét kỹ lại chính sách sai lầm của mình, và cải thiện trong kỳ đại hội đảng lần tới.”

Ngoài ra, Tiến Sĩ Tonneson cũng cố vấn các cơ quan truyền thông đại chúng là “không nên tiếp tục phổ biến chiếc bản đồ lưỡi bò,” và khởi sự dùng một bản đồ khác, “miêu tả phỏng chừng lãnh hải của các nước” theo đúng UNCLOS và “không dùng hình dáng lưỡi bò.”

“Chúng ta phải bắt đầu phổ biến loại bản đồ này càng sớm càng tốt!” Tiến sĩ Tonneson nói.
Một phần phát biểu của Luật Sư Nguyễn Duy Chiến - Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Ðông thuộc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam - được dùng để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao (Bắc Kinh) là từ trước đến giờ Biển Ðông vẫn là của Trung Quốc, và cho đến nay, Việt Nam vẫn “mặc nhiên công nhận” chủ quyền này của Trung Quốc nhưng “giờ đây lại đổi ý.”

Mời bạn xem thêm Ba lần đại thắng Hán, Tống, Nguyên trên Wikipedia.
Xem thêm »

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Quân cảng quốc tế Cam Ranh

Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh luôn giữ vai trò là một quân cảng quan trọng bậc nhất. Hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng, Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới quân sự mà cả các nhà đầu tư quốc tế.
Gần đây, khi Việt Nam chuẩn bị xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tại vịnh Cam Ranh nhằm tăng cường tác dụng của khu vực này trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội, người ta lại càng thấy quý giá hơn những gì Cam Ranh đã, đang và sẽ mang lại cho đất nước…

Radio Autralia: Việt Nam cho phép tàu nước ngoài sử dụng quân cãng Cam Ranh.

Trình bày: Liam Cochrane - Diễn giả: Ben Bland, Vietnam Correspondent, Financial Times, Hanoi
Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm căng thẳng khu vực dẫn đến tàu quân sự Mỹ trở lại các bến cảng Việt Nam.
Việt Nam đã quyết định cho tàu nước ngoài sử dụng một căn cứ hải quân tại Quân cảng Cam Ranh giữa lúc căng thẳng gia tăng trên các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ và Nga dự kiến ​​sẽ đến lập căn cứ, trong một nỗ lực để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việt Nam đã đưa ra quyết định sau khi tàu giám sát hàng hải Trung Quốc cắt cáp được sử dụng bởi tàu thăm dò dầu Việt trong vùng biển tranh chấp.

Người trình bày: Liam Cochrane
Diễn giả: Ben Bland, phóng viên Việt Nam, Financial Times, Hà Nội

Bland: Đây là một tất yếu trong tranh chấp đang diễn ra xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông và vùng biển xung quanh. Việt Nam hiện đang chiếm một số quần đảo Trường Sa, nhưng họ tuyên bố chủ quyền tất cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện đang bị chiếm đóng bởi Trung Quốc và có một số khác nước Đông Nam Á và châu Á, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng đòi một số các hòn đảo này, đó là các rạn san hô và vấn đề thực sự nằm ở chổ là người ta tin rằng có rất nhiều dầu và khí đốt bên dưới các rạn san hô. Ngoài ra còn có ngư trường giàu có xung quanh các đảo và tuyến hàng hải quan trọng bật nhất của thế giới đi qua khu vực này, đây là một tuyến đường biển quan trọng đó là lý do tại sao Mỹ, Úc, Nga, các nước khác ngoài khu vực cũng có lợi ích trong khu vực này.

Cochrane: Bây giờ cho chúng tôi biết làm thế nào các vấn đề căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh được mở rộng cho nhiều nước ?

Blend: Vâng như bạn biết, Vịnh Cam Ranh là một biểu tượng chiến tranh lạnh khi người Mỹ đã ở đó, khi họ đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam và khi nó là một trong căn cứ Mỹ lớn nhất tại Việt Nam, và sau đó Nga lấy nó khi người Mỹ rời Việt Nam, cho thuê nó hơn 20 năm, trả lại trong năm 2002. Kể từ đó, các cơ sở phần lớn bị bỏ hoang. Hải quân Việt Nam đã có một cơ sở nhỏ, nhưng năm ngoái thủ tướng của Việt Nam công bố kế hoạch mở cơ sở để lực lượng hải quân nước ngoài đến đóng quân, Việt Nam sẽ không cho hải quân một nước thuê, nhưng nó sẽ cho phép lực lượng hải quân khác nhau đi vào để sửa chữa tàu của họ, để tiếp nhiên liệu, giao lưu quân sự và có khả năng là tập trận chung. Và điều này rất quan trọng vì Vịnh Cam Ranh được cho là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất tại Đông Nam Á. Đó là một vịnh rất sâu, được bảo vệ khỏi các cơn bão và nó cũng thực sự nằm ở vị trí chiến lược, gần các đảo tranh chấp và các vùng biển tranh chấp.

Cochrane: Vai trò của nó trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Làm thế nào mà động thái này được thực hiện tại Việt Nam?

Blend: Vâng, những người tôi đã nói chuyện ở đây hầu hết hoan nghênh động thái này, mặc dù có rất nhiều căng thẳng về ý tưởng của các lực lượng nước ngoài quay trở lại, vì vậy Chính phủ đã liên tục cố gắng nhấn mạnh rằng nó không phải là cho thuê toàn bộ. Nó cho phép người nước ngoài đến neo đậu Và tôi nghĩ chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam ngày càng hiểu rằng khi họ đối mặt với một Trung Quốc mạnh mẽ hơn bao giờ hết, Việt Nam cần phải tiếp cận với nhiều đối tác quốc tế để giúp cân bằng sự gia tăng của Trung Quốc và tôi nghĩ rằng chúng ta đang thấy rằng ở biển Đông trong mười năm qua, Trung Quốc đã thực sự tăng sức mạnh của hải quân, các căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam và kết quả là Việt Nam biết là không thể tranh chấp với đố thủ quá tầm. Họ cần liên minh với các nước khác trên thế giới để thử và đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực này.

Cochrane: Bây giờ bạn đề cập đến Mỹ và Nga là lực lượng hải quân tiềm năng quan tâm đến cảng này. Và bất kỳ các nước khác có thể quan tâm trong việc sử dụng căn cứ hải quân này?

Blend: Nó cũng có nghĩa tôi đã không đi ra ngoài để nói về quan tâm chính thức của họ, nhưng tôi nghĩ bạn có thể thấy, bạn có thể thấy lực lượng hải quân như hải quân Ấn Độ, Hàn Quốc, hải quân Úc, lực lượng hải quân khác đã thực sự gọi là ở tại các cảng khác của Việt Nam trong quá khứ. Bạn có thể nhìn thấy chúng đến, bởi vì họ, tất cả các quốc gia này rõ ràng tất cả đều có một quan tâm đến việc giữ những tuyến đường biển thương mại quan trọng mở. Họ cũng có lợi ích trong việc giúp cân bằng, sự gia tăng ở Trung Quốc, theo cách tinh tế. Tôi nghĩ không ai đề xuất các tàu đi vào vịnh Việt Nam để đối đầu với Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ rằng sự hiện diện của tàu khác nhau đến ở sẽ thúc đẩy vị trí của Việt Nam. Tôi nghĩ bạn đã nhìn thấy một điều tương tự ở Singapore từ lâu đã mở ra cơ sở Changi hải quân của mình sang Mỹ, đến Nhật Bản và Thái Lan và lực lượng hải quân khác và đó rõ ràng đã giúp thúc đẩy cảm khả năng của Singapore về an ninh, nó cũng tăng tiền thu cho họ. Các nhà phân tích nói với tôi rằng Singapore kiếm được cái gì đó như 30 triệu USD một năm từ việc đưa các tàu nước ngoài vào và khi họ trả tiền để sử dụng cơ sở vật chất và tôi nghĩ rằng thúc đẩy tài chính cũng sẽ được chào đón tại Việt Nam vào lúc này, nhất định sẽ cần thiết cho nền kinh tế.

Cochrane: Chắc chắn. Đã có được bất kỳ phản ứng từ Trung Quốc?

Blend: Không có phản ứng nào được nêu ra. Đây là vấn đề đang diễn ra. Như tôi đã nói thủ tướng đã thông báo tin tức này năm ngoái. Tôi hiểu rằng có một số chuyên gia tư vấn kỹ thuật của Nga hiện đang xem xét làm thế nào họ có thể xây dựng các cơ sở. Tôi nghĩ là nó sẽ mất một vài năm để cải thiện cơ sở để nó đủ tốt cho các tàu để đến neo đậu. Vì vậy, chúng ta chưa thấy bất kỳ phản ứng nào được nêu ra từ Trung Quốc, nhưng trong quá khứ, Trung Quốc đã từng trải nghiệm khúc xương khó nuốt do Nga có một cơ sở lớn tại Cam Ranh, rõ ràng là khá gần với vùng biển của họ. Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi cuộc chơi của họ sẽ sôi động nếu tàu nước ngoài bắt đầu thường xuyên đến Cam Ranh, Trung Quốc sẽ không quá hài lòng. Nhưng Việt Nam có nói rằng, nó cũng sẽ được mỏ cho một số tàu Trung Quốc thăm Việt Nam như trong quá khứ và Việt Nam đang ở một vị trí kỳ lạ nơi mà một mặt nó phải đối mặt với một Trung Quốc thống trị và đau đầu về điều đó. Trên mặt khác, Việt Nam đã kết nối sâu sắc chính trị và kinh tế với Trung Quốc, vì vậy nó là một loại quan hệ rất phức tạp. Nó không phải là mối quan hệ hoàn toàn đối lập.

Bee.net.vn: Ai làm chủ được Cam Ranh, người ấy sẽ làm chủ được biển Đông
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển. Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát phù sa khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho thuyền neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.

Toàn cảnh Cam Ranh
Nhiều nhà chiến lược phương Tây đã đánh giá Cam Ranh là một “pháo đài tự nhiên lý tưởng”, “một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương”. Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ, địa thế hiểm yếu, không chế được hoàn toàn khu vực Biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ Proceedings số tháng 10/1991 có viết: “Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được “trò chơi mèo vờn chuột” ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông”.

Từ xa xưa, các nhà quân sự đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan, các tàu của hạm đội Bantich của Nga hoàng Nicolas đệ II do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành trình trên 16.628 hải lý đến Viễn Đông đã ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12/4/1905 để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

Sau chiến tranh Nga - Nhật lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1911, Chính phủ Pháp đã cử Đại úy hải quân Filiommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch “phòng thủ chung” ở Đông Dương và xây dựng nhiều căn cứ quân sự khác trên đảo Cam Ranh hòng đối phó với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương.

Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một căn cứ quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải - lục- không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía Tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm một sân bay với hai đường băng có chiều dài hơn 3.000m dùng cho máy bay hiện đại kể cả B52, một sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km.

Tháng 3/1967, chính quyền Thiệu - Kỳ đã ký hiệp định bán đứng vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch “Market Time”, nhằm ngăn chặn Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam.


Cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam
Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu biển và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của hạm đội 7, Mỹ. Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng chư hầu ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước chư hầu). Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần và hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh.

Cam Ranh thời bình – căn cứ địa bảo vệ và xây dựng đất nước

Từ năm 1979, theo hiệp định ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Hải quân Liên Xô đã xây dựng thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi chứa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa; xây dựng thêm cơ sở tàu ngầm, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại; nâng cấp, kéo dài đường băng của sân bay, và một trung tâm trinh sát điện tử hiện đại.

Đơn vị đầu tiên của hải quân Liên Xô gồm 54 người đến triển khai trên bán đảo Cam Ranh vào tháng 4/1980. Ba năm sau, cả một hải đoàn cơ động của Hạm đội Thái Bình Dương đã được bố trí ở đây trong đó có các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chống hạm Project 670, 675, 675M; tàu ngầm nguyên tử chống tàu ngầm chiến lược Project 659, 671; tàu ngầm điện - diezei tiến công thông thường Project 641; Lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước số 119 (trang bị tuần dương mang tên lửa Project 1134, tàu khu trục tên lửa 956 và tàu hộ vệ tên lửa Project 1234).

Thời gian cao điểm năm 1986, quân số cao nhất lên tới 6.000 quân nhân và kỹ sư, công nhân Liên Xô/Nga làm việc tại đây. Liên Xô đã xây dựng ở đây khoảng 30 công trình bảo đảm. Như vậy, Cam Ranh trở thành căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Liên Xô ở nước ngoài, làm đối trọng với căn cứ quân ở hải ngoại lớn nhất của Mỹ tại Subic, Philippines.

Vào năm 2001, chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận ký năm 1979 trước 2 năm và ngày 4/5/2002, Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt giai đoạn hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại cảng Cam Ranh.

Sau khi Nga quyết định rút khỏi Cam Ranh, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đã ra tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để khẳng định lại quan điểm nhất quán của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo: Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành càng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ Lực lượng Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường. Việt Nam đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp Việt Nam xây dựng trung tâm cảng dịch vụ này”.

Tuyên bố xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại Cam Ranh có một ý nghĩa rất to lớn đối với quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế xã hội, du lịch của Cam Ranh, đồng thời thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Quyết định này thể hiện quan điểm độc lập tự chủ, tính nhất quán của Việt Nam về tương lai của cảng Cam Ranh, về đường lối đối ngoại quốc phòng của Việt Nam phù hợp với quan điểm “ba không” trong quốc phòng, trong đó có không cho bất cứ nước nào vào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và là biểu hiện sinh động đường lối phát triển kinh tế gắn liền với quốc phòng an ninh của Đảng ta.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố: “Đây là căn cứ làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới, với tinh thần bình đẳng… Đồng thời nó không phải là một căn cứ quân sự nước ngoài, hay là cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật”. Bằng việc cho tàu của tất cả các nước tiếp cận với Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình, mặt khác đã nối dài cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng Cam Ranh và bảo đảm quyền tự do hàng hải trên biển Đông.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và Châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao Quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân nước ngoài là một ngón đòn “bậc thầy” trong chính sách đối ngoại “đa phương” của Việt Nam.

Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động. Các tàu nước ngoài sẽ được đảm bảo các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu cầu yếu phẩm khác, bảo dưỡng, sửa chữa, thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Nguồn tài chính từ những dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho hoạt động cả dân sự và quân sự. Một mặt là cơ hội để chúng ta nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận những công nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới, mặt khác chúng ta bớt lãng phí về năng lực. Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới.

Nguồn: Radio Australia, Theo thiếu tướng Từ Linh (ANTG)
Xem thêm »

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Nguyễn Xuân Diện - ba lần chống quân xâm lược

Trong ba cuộc biểu tình (05-12-19/06/2011) chống Trung Quốc âm mưu xâm chiếm lãnh hải Việt Nam, người Việt khắp nơi từ Nam Chí Bắc, trong nước và nước ngoài được chứng kiến những pha trình diễn lòng yêu nước ngoạn mục của nhân dân Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, được bạn bè năm châu chú ý theo theo dõi, hàng trăm hảng thông tấn nổi tiếng thế giới đưa tin, người ta chú ý đến Nguyễn Xuân Diện Blog - nơi đưa tin nóng nhất và nhanh nhất. Và chủ nhân của nó là Nguyễn Xuân Diện - người luôn xong pha trong các cuộc biểu tình.

Ông là Viện trưởng viện Hán Nôm, vì vậy mà blog của Ông có địa chỉ là Xuandienhannom.blogspot.com.
Tôi tự hỏi: Liệu mình có thể làm được như Ông ấy không nhỉ (với cái khoảng vừa biểu tình vừa tường thuật trực tiếp trên blog của mình cho hàng chục ngàn người xem thật đáng nể ấy) ?
Hãy xem đọc giả bình luận trên blog của Ông:

"Kính phục các bạn. Kính phục!
Chúng tôi cũng sẽ hết hèn để hòa cùng các bạn!
Việt nam! Việt nam!"

"Tình hình thế nào bác Diện ơi? Em sốt ruột quá!"

"Mong tin bác từng phút một"
"Tổ quốc chúng ta anh hùng... cả nước đứng lên oai hùng... Việt Nam tiến lên không ngừng... toàn dân nói lên câm hờn..."
"Sài Gòn thế nào vậy bác Diện ơi?"
"Ôi, xúc động trào nước mắt."

"Lòng yêu nước của người dân Việt vẫn nồng nàn
Bầu nhiệt huyết vẫn trào sôi trong huyết quản
Xúc động thay những người dân thầm lặng
Khi Tổ Quốc cần vẫn anh dũng hiên ngang"

"Yêu bác Diện quá chừng. Việt Nam muôn năm. Lòng yêu nước không là của riêng ai, và không ai được quyền dạy người khác phải yêu nước bằng cách nào."
........

Trong một tin hồi âm, Ông viết:"CÁM ƠN BÁC! NHƯNG TÔI KHÔNG CÓ THỜI GIỜ... ĐỒNG BÀO TÔI ĐANG CHỜ TỪNG TẤM ẢNH".

Một người tham gia biểu tình mà Nguyễn Xuân Diện gọi là "Những bóng hồng trong cuộc xuống đường phản đối TQ xâm lược lần 3 tại Hà Nội"
Trong thư gửi Tiến Sĩ Nuyễn Xuân Diện, Giáo sư Ngô Đức Thọ viết:
"...Không ai tổ chức, mọi người tự phát bởi lòng yêu nước, căm phẫn bọn bành trướng bá quyền coi thường dư luận quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam mình, tự phát cùng nhau đến phản đối trước ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội. Vì chính quyền không cho phép nên CSCĐ họ ngăn mọi người ở chỗ tượng Lênin chứ họ cũng không có lời nói hay hành động gì xúc phạm mọi người. Còn người đi biểu tình thì có tinh thần thái độ rất tốt: Thái độ kiên quyết phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa -Trường Sa, khiêu khích đe dọa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam; nhưng rất tôn trọng các CSCĐ làm nhiệm vụ, không có chuyện cãi cọ, xô đẩy gì cả. Xe cộ qua lại và người đi đường đông, ai cũng rất chú ý.
...Blog Nguyễn Xuân Diện hiện rất nhiều người đọc, chúc TS Diện vui mạnh để làm các trang tin liên quan đến chủ quyền biển đảo cho nhiều người kịp theo dõi tình hình đất nước đang lúc phải đối phó với nạn ngoại xâm".

Trong thời gian tới nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, tôi tin chắc Ông ta sẽ lại lên đường đáp lời sông núi, khi đó tôi xin viết bài "Nguyễn Xuân Diện - trường kỳ chống ngoại xâm" để tạ ơn Ông.

Lúc 21 giờ 22 phút ngày 19/06/2011, gõ từ khóa "Nguyễn Xuân Diện Blog", Google tìm được 834.000 kết quả. Điều đáng chú ý là blog Xuandienhannom chỉ mói xuất bản ngày 31/05/2011.
Xem thêm »

Mỹ nói Trung Quốc "gây phiền hà" sau khi đối thoại với Việt Nam.

( Bloomberg-19/06)Tính ổn định ở Nam Trung Quốc trong Biển Đông là "lợi ích chung" của cộng đồng quốc tế, Mỹ và Việt Nam cho biết trong một tuyên bố chung , trong đó phía Mỹ gọi là "sự cố gây phiền hà" gần đây trong khu vực.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã leo thang, với việc chính phủ Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc quấy rối tàu khảo sát của Tập đoàn dầu khí Việt Nam hai lần trong tháng trước. Một tàu đánh cá Trung Quốc "vướng vào dây cáp" của một tàu thăm dò trong khi bị "săn đuổi" của các tàu vũ trang Việt Nam ngày 09 Tháng Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói .

Tin vắn 19/06: Trung Quốc bắt đầu tập trận từ 17/06 gần quần đảo Trường Sa ( Người Việt Online).
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia của quốc tế để giữ hòa bình ở biển Đông , chính phủ cho biết trong một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao ngày 11 tháng 6. Trung Quốc tin rằng trong giải quyết tranh chấp ở biển "thông qua đàm phán trực tiếp song phương và tham vấn thân thiện với các nước có liên quan," Hồng cho biết vào ngày 14, theo một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
"Việc duy trì hòa bình, an toàn, ổn định và tự do hàng hải ở biển Nam Trung Hoa là vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế", chính phủ Mỹ và Việt Nam nói trong tuyên bố chung, mà theo sau ngày hôm qua họp tại Washington của Hoa Kỳ " - Đối thoại chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Mỹ. "
Tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết thông qua một "quá trình hợp tác ngoại giao, mà không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực," chính phủ của hai nước nói. Các chương trình nghị sự của cuộc họp bao gồm "Tình hình gần đây" ở Biển Đông.

Nghị quyết lên án

Jim Webb , một đảng Dân chủ bang Virginia - Chủ tịch tiểu ban Thượng viện về Đông Á và Công vụ và một cựu Bộ trưởng Hải quân, James Inhofe - thuộc đảng Cộng hòa Oklahoma, là người trong tuần qua trình một nghị quyết lên án những gì họ mô tả là " sử dụng vũ lực "của tàu Trung Quốc.
Trong sự cố ngày 09 Tháng Sáu, diễn ra trong vòng 200 dặm (322 km) của bờ biển Việt Nam, ba tàu của Trung Quốc chạy vào và vô hiệu hóa các loại cáp của một tàu Việt Nam, Webb và Inhofe cho biết trong nghị quyết.

"Quan hệ với Việt Nam hiện nay là cực kỳ tốt", Webb nói với Hội đồng Quan hệ nước ngoài trong ngày 13 tháng Sáu.

Lãnh đạo chính phủ Mỹ đã cho biết Mỹ có một lợi ích quốc gia ở Đông Á và khu vực có "một mối quan tâm đến công dân chúng ta ở đây", và sau sự cố tàu Trung Quốc, Việt Nam- Hoa Kỳ cần "thể hiện thái độ rõ ràng", Webb nói với Hội đồng Quan hệ đối ngoại .

"Bên không liên quan" không nên can dự vào và nên tôn trọng "nỗ lực đàm phán song phương của các bên liên quan trực tiếp" , Hồng Lỗi cho biết vào ngày 14.
"Gần đây, một số nước đã hành động đơn phương làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc cũng như quyền hàng hải và các quyền lợi và đưa ra những nhận xét không đúng sự thật và vô trách nhiệm với sự cố gắng để mở rộng và làm phức tạp tranh chấp ở Biển Đông", ông Hồng, khi được hỏi về việc Webb kêu gọi một nghị quyết lên án Trung Quốc và thực hiện các cuộc đàm phán đa phương". Hồng đã không trích dẫn tên của bất kỳ quốc gia.
- Biên tập viên Jason Folkmanis, Bloomberg từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Mời bạn Comment cho lỗi dịch thuật.
Xem thêm »

Trước mặt là biển Đông

Tượng đài Trần Hưng Đạo, danh tướng văn võ song toàn với nghệ thuật quân sự: “Giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp” (Đại Việt sử ký toàn thư). Bệ tượng ghi những tước hiệu của ông cùng hàng chữ “Thánh tổ hải quân”
Trong những ngày Nha Trang nhộn nhịp festival biển, nhiều người đã tìm về một công viên ven biển vừa được trùng tu, tôn tạo. Đó là Công viên Bạch Đằng, nơi đặt tượng đài của vị đại anh hùng dân tộc: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Nằm ở phường Vĩnh Nguyên trên đường Trần Phú, Công viên Bạch Đằng được xây dựng vào cuối thập niên 60 thế kỷ trước. Quần thể kiến trúc công viên trải rộng trên diện tích hơn 7.800m2, nổi tiếng với tượng đài Trần Hưng Đạo bằng đồng cao khoảng 20m. Tượng đài khắc họa hình tượng vị danh tướng nhà Trần oai phong lẫm liệt: tay trái cầm gươm, tay phải chỉ ra biển Đông “phía ấy ngày xưa thường có giặc”. Bao quanh tượng là những phù điêu thể hiện khí thế hào hùng của Hội nghị Diên Hồng, những chiến tích vang dội ở Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp, Vân Đồn…
Không chỉ gắn liền với oai linh Đức Thánh Trần, Bạch Đằng chính là con sông nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt với 3 lần dậy sóng chôn vùi giặc phương Bắc. Thế nhưng, không phải ai cũng thuộc làu những bài học lịch sử, nhất là những kẻ luôn bị ám ảnh bởi mộng bá quyền. Chính vì vậy mà vị sứ thần “bất nhục quân mệnh” (không để nhục mệnh vua) Giang Văn Minh vào năm 1638, ngay tại Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) đã đường hoàng nhắc nhở Minh Tư Tông rằng “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (sông Đằng từ xưa máu còn đỏ)…
Trong suốt một thời gian dài, Công viên Bạch Đằng bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng. Người dân thành phố biển mỗi lần đi ngang đây không khỏi chạnh lòng trước cảnh hoang phế với cỏ dại, dây leo, rác thải… tràn ngập khu vực từng là công viên đẹp nhất Nha Trang. Nay, Công ty cổ phần Vinpearl đã đầu tư toàn bộ chi phí trùng tu, chỉnh trang công viên cùng tượng đài Trần Hưng Đạo. Công trình đã được bàn giao cho TP Nha Trang vào ngày 28.5.2011.
Sau lưng tượng đài là bức phù điêu bằng đá granit dài hơn 18m, cao 3,5m, khắc Hịch tướng sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này bọc trong da ngựa, ta cũng cam lòng”
Phía bên kia đường Trần Phú, đối diện Công viên Bạch Đằng là Học viện Hải quân - Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo Thanhnien Online Hải quân Việt Nam ngày nay
Xem thêm »

Thăm dàn tên lửa tối tân nhất thế giới tại VN

Kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, hôm qua (17/06/11), Quân chủng Phòng không - không quân tổ chức cho đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí giao lưu và tham quan buổi luyện tập khí tài tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Đoàn tên lửa phòng không 64 - Sư đoàn phòng không 361. Đây là tên lửa tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô và miền Bắc.
Phải đội nắng đứng giữa thao trường để xem đơn vị luyện tập nhưng nắng chưa kịp đổ lửa lên đầu người thì buổi diễn tập đã xong vì quy trình khởi động và điều khiển tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 hoạt động chỉ mất có mấy phút.

Khí tài tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi giải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.

Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.
Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD.

Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 - cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.

Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.

Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Theo Pháp luật VN
Xem thêm »