Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Việt Nam, Mỹ Sẽ Tập Trận Trong Khối 13 Nước

(Tổng hợp) Quân đội VN sẽ lần đầu tiên tập trận với quân lực Mỹ trong một chiến dịch đa quốc để gìn giữ hòa bình gồm 13 quốc gia, trong đó có VN và Mỹ, nhưng không có Trung Quốc.
Bản tin báo Bangkok Post hôm 9-6-2011 ghi rằng Cam Bốt sẽ tham dự cuộc tập trận có tên là Ayara Guardian 2011, một chiến dịch quân sự tại tỉnh Prachuap Khiri Khan từ ngày 13-6 tới ngày 1-7-2011, theo lời phát ngôn nhân Quân Lực Hoàng Gia Thái Lan Sithichai Makkunchorn hôm Thứ Năm.
Đaị Tá Sithichai nói rằng quân đội 13 quốc gia -- Úc, Bangladesh, Cam Bốt, Nhật Bản, Mã Lai, Mông Cổ, Nepal, Phi Luật Tân, Rwanda, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ sẽ tham dự tập trận tại Trung Tâm Quân bộ Chiến ở tỉnh Prachua Khiri Khan.

Trong khi đó, bản tin đài RFI dưạ theo tin AFP cho biết, ngày 10/6 Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam phải dừng mọi hoạt động mà Bắc Kinh nói là xâm phạm chủ quyền trên vùng Biển Đông đang tranh chấp. Tuyên bố này được đưa ra sau vụ tàu thăm dò địa chấn Viking II của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp vào sáng thứ Năm 9/6. Hà Nội tố cáo tàu cá Trung Quốc đã «cố tình» cắt đứt cáp chuyên dụng của chiếc tàu trên, được tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê để thăm dò địa chấn trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động này là «hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng».
Nhưng Tân Hoa Xã trong bản tin sáng thứ Sáu 10/6 thì thuật lại khác hẳn. Hãng thông tấn nhà nước trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, tức Trường Sa, và vùng biển xung quanh. Theo ông Hồng Lỗi, thì các tàu cá Trung Quốc đã bị các tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi vào sáng thứ Năm. Lưới của một trong các tàu cá này đã bị vướng vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mà theo Bắc Kinh là hoạt động bất hợp pháp trong khu vực.
Cũng theo lời mô tả của Bắc Kinh, thì tàu thăm dò Việt Nam vẫn tiếp tục lôi chiếc tàu cá đi hơn một tiếng đồng hồ bất chấp sự an toàn của những người trên tàu cá . Các ngư dân Trung Quốc trên tàu đành phải cắt đứt lưới. Ông Hồng Lỗi tuyên bố : «Điều này hết sức nguy hiểm cho sự an toàn của ngư dân Trung Quốc ». Ông nói rằng việc thăm dò dầu khí trong khu vực và các hành động của tàu Việt Nam đã xâm phạm thô bạo đến chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Hà Nội chấm dứt mọi hoạt động tương tự.
RFI cũng ghi rằng, tờ Wall Street Journal trích nhận định của chuyên gia Carl Thayer cho rằng, ngòi nổ của các tranh chấp đang có vẻ ngày càng xấu đi, chủ yếu là từ nguyên nhân kinh tế. Khu vực các hòn đảo nửa chìm nửa nổi và các bãi đá ngầm tại Biển Đông, đặc biệt là tại Trường Sa và Hoàng Sa, được tin là có trữ lượng dầu khí lớn. Trung Quốc đang mưu toan kiểm soát nguồn lợi này vì dồi dào và lại gần hơn Trung Đông. Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ được việc vận chuyển dầu theo con đường hàng hải này, để đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.

Bản tin VietnamNet từ Hà Nội hôm Thứ Năm ghi rằng website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị hackers tấn công, trong đó “Website của Trung tâm biên phiên dịch bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này khó truy cập.”
Đặc biệt, VietnamNet cũng ghi rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vào đêm 8-6-2011 tại Nha Trang, “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.
Thông tấn này cũng nhắc lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu khi đến thăm đảo Cô Tô ngày 7/6: "...quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo".
Bản tin VOA hôm Thứ Năm cũng ghi rằng, Trung Quốc cảnh cáo các quốc gia Châu Á lân cận ngưng tìm kiếm thăm dò dầu khí gần quần đảo tranh chấp Trường Sa đồng thời quyết tâm khẳng định chủ quyền tại khu vực dồi dào dầu mỏ trên Biển Đông bất chấp tuyên bố tranh chấp của các nước khác.
Đó là lời của đại sứ Trung Quốc taị Phi Luật Tân, Lưu Kiến Siêu, rằng “Bắc Kinh chưa khởi sự khoan dầu tại khu vực tranh chấp và các nước có tuyên bố chủ quyền ở đây nên ngừng mọi hoạt động thăm dò-khai thác dầu khí không được Bắc Kinh cho phép trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Trả lời câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nước bất chấp lời tuyên bố của Trung Quốc, đại sứ Lưu nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ khẳng định quyền của mình đối với khu vực tranh chấp bằng đường lối ngoại giao và không dùng võ lực trừ khi bị tấn công.”
Đặïc biệt, TQ hù dọa Mỹ. VOA ghi lại: “Đại sứ Lưu cũng khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ không nên can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông mà hãy để cho các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ôn hòa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.”

New posts:



Share
Xem thêm »

Việt Nam đủ sức đương đầu trước Trung Quốc ?

(RFA) - Qua những sự kiện dồn dập trong tranh chấp Biển Đông nhiều người tự hỏi: liệu chiến tranh có thể xảy ra hay không? Đại tá Trần Liêm nguyên Phó tư lệnh binh chủng Phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định:
"Tôi thấy bây giờ mà Trung Quốc gây chiến lại với Việt Nam hay với Philippines hay với nước nào trong khu vực thì sẽ gặp vấn đề, tức là sẽ bị cả thế giới này bất hợp tác với anh và cô lập anh, cái đó là rất rõ.

Tự nhiên Trung Quốc sẽ đưa khối ASEAN gắn với những khối Mỹ, Nhật, Hàn. Chiến thuật của anh chỉ để gậm nhấm thế thôi, chỉ dò dứ thế thôi chứ chưa làm đựơc điều gì lớn đâu. Chúng tôi nhận định và thấy rõ vấn đề như thế."

Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn hy vọng rằng giải pháp quân sự sẽ không xảy ra vào lúc này. Với ông điều quan trọng hiện nay là Việt Nam cần chú tâm nhiều hơn tới Biển Đông nơi Trung Quốc đang liên tiếp có những động thái nguy hiểm:

"Vấn đề xung đột quân sự bây giờ chắc không nước nào muốn, ta thì dứt khoát là không rồi bây giờ nó cũng chưa phải bằng con đường quân sự đâu, chắc chắn là như vậy. Bây giờ tập trung của nó là hoạt động ở Biển Đông.
Vì Biển Đông với lợi ích quốc gia của nó lớn lắm, không những khu vực Việt Nam Đông Nam Á mà vì nó muốn chiếm Biển Đông tức là phải mở thông thương ra mới bành trướng mới phát triển ra cả thế giới. Chúng ta cần đề phòng nhất là tại Biển Đông."


Tuy ai cũng cầu mong cuộc chiến không nên xảy ra vì máu xương của dân tộc không phải muốn hy sinh lúc nào cũng được. Cái giá xương máu chỉ đổ ra đúng nơi đúng lúc nhằm bảo vệ điều thiêng liêng nhất đó là sự toàn vẹn lãnh thổ. Nếu phải đi tới chiến tranh giữ nước thì nhân dân Việt Nam liệu đã sẵn sàng chưa?
Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhà ngoai giao kỳ cựu Việt Nam, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 dến năm 1987 nhắc lại bài học đánh Pháp:
"Ban đầu đối với Pháp thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất muốn giữ hòa bình. Đã nhân nhượng Pháp nhưng càng nhân nhượng thì họ càng lấn tới cho nên chủ tịch phải kêu gọi toàn dân đứng dậy kháng chiến. Tình hình sắp tới thì nó cũng vậy thôi, chúng ta muốn giữ hòa bình nhưng họ muốn lấn tới thì đẩy đến cái chỗ cuối cùng chúng ta phải đứng dậy kháng chiến.
Chúng ta cũng từng có kinh nghiệm nước nhỏ đánh thắng nuớc lớn. Chúng ta cũng từng có kinh nghiệm quân không hiện đại bằng, kém hiện đại về trang bị vũ khí vẫn đánh thắng quân đội có trang bị vũ khí hơn mình!"

Đại tá hải quân Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết nhận định của ông:
"Về kỹ thuật thì hiện nay tôi không dám nói thẳng ta có những cái gì nhưng tôi xin đảm bảo rằng có những thứ đủ sức đánh đựơc bọn ấy khi nó xâm phạm chủ quyền của ta ở trong biển gần.

Gần như cái hành đông cắt cáp vừa qua làm cho toàn dân cả nuớc phẫn nộ. Nhân dân Đà Nẵng, Nha Trang người ta nói là biển của mình, mình cứ ra đánh cá không sợ bọn xâm lược cho nên cũng không sợ lắm đâu. Thế nhưng khi ra ngoài khơi xa thì đúng là phải dè chừng.
Nếu trong biển của mình, ở trên đất của mình, vùng biển vùng nứơc của mình mà nó xâm phạm thì khi đó một là lòng yêu nước, hai là ta có đủ kỹ thuật đủ khả năng chống lại và đánh tốt."
Trước các đe dọa về lực lượng không quân của Trung Quốc, đại tá Trần Liêm nguyên Phó tư lệnh binh chủng phòng không, không quân cho biết:
"Về máy bay thì thực tế bây giờ mình cũng đã có máy bay đủ cự ly ra tới Trường Sa mà lại trang bị như SU có cả tên lửa để đánh hạm, thế cho nên tùy theo mình có dùng hay không dùng thôi chứ mình đã có khả năng rồi.
Thứ hai là tàu khu trục của ta mặc dù tốc độ chưa đủ theo kịp của nó nhưng về cơ bản mà nói thì cũng đủ. Hơn nữa vừa rồi đã mua thêm tàu ngầm của Liên xô và khả năng sẽ mua dần thêm.
Chúng tôi là những nhà có tính chất về mặt quân sự thì thấy như thế này: Trung Quốc từ xưa tới giờ chưa chống đước ngoại xâm nào thành công cả mà họ chỉ thành công khi chống lại nội chiến.
Thực tế bây giờ đánh nhau thì lực lượng anh có mạnh thật nhưng khi bắt đầu gây chiến tranh thì anh sẽ không yên với vùng này. Anh đánh người ta thì người ta chẳng để anh yên, bất lợi cho cả hai bên chứ không riêng gì anh."

Có thể nói yếu tố đầu tiên muốn giữ nước luôn vẫn là dân. Liệu hiện nay nhà nước đã chuẩn bị như thế nào về khâu quan trọng nhất này? Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:
"Từ bây giờ đây phải lo chăm lo phát huy dân chủ đối với dân và tìm mọi cách nâng cao đời sống của dân. Bây giờ thì dân chủ bị hạn chế, dân không phấn khởi.
Nếu mở rộng dân chủ phát huy dân chủ và nâng cao đời sống của dân để tạo được cái đại đoàn kết thì lúc bấy giờ trang bị thêm vũ khí phương tiện.
Trang bị vũ khí phải ở mức nhất định chứ yếu quá không được.
Phải có dân nếu dân không đoàn kết thì đừng hòng đánh thắng."

Trên hệ thống phát thanh và truyền hình trong nước vẫn chưa xuất hiện các nhận định đúng đắn của chính phủ nhằm huớng dẫn người dân chú ý tới hiện trạng khá nguy ngập này.
Một bộ phận rất lớn quần chúng không hiểu được sự hiểm nguy mà đất nước đang đối diện. Thông tin chính xác, nhanh chóng và đầy đủ có lẽ là điều cần làm ngay vào lúc này trước khi quá muộn.




New posts:



Share
Xem thêm »

Căng thẳng Biển Đông: Trung Quốc và Việt Nam chơi đòn cân não

(RFI) Ngày 09/06/2011, nhiều tàu Trung Quốc lại xâm nhập hải phận Việt Nam và cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ngay lập tức, phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối và tố cáo đây là hành động chủ ý của phía Trung Quốc.
Phản ứng của Trung Quốc, cũng như sự cố tàu Bình Minh 02, vẫn rất ngang ngược: Lại yêu cầu Việt Nam chấm dứt các hoạt động tại vùng biển mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình. Thậm chí, Trung Quốc lại còn tố cáo tàu Việt Nam đe dọa sinh mạng các ngư dân Trung Quốc.

Vậy, tình hình căng thẳng này có dẫn đến xung đột quân sự giữa hai nước tại Biển Đông hay không? Theo nhà báo Lưu Tường Quang, tại Sydney, thì thực ra, đây chỉ là một cuộc chiến tranh cân não, khẩu chiến có thể còn tiếp tục. Cả hai bên đều không muốn xẩy ra đụng độ quân sự.

Sau đây là phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang, từ Sydney.





Nhà báo Lưu Tường Quang tại Úc 10/06/2011
(08:48)


 



 



Nhấp vào đây để tải xuống.

New posts:



Share
Xem thêm »

Hải quân Việt Nam sẽ diễn tập bắn đạn thật trên biển

(RFI+Lương Tâm Công Giáo) - Căng thẳng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông gia tăng với việc Hải quân Việt Nam hôm nay, 10/06/2011, vừa thông báo sẽ tập bắn đạn thật trên biển. Theo thông báo của Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Bắc và Quân chủng Hải quân vùng 3, cuộc tập bắn đạn thật sẽ diễn ra ngày thứ hai tới, 13/06 và kéo dài 6 tiếng đồng hồ trong thời gian từ 18h đến 24h ở ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển khoảng 40 km.

Bản thông báo yêu cầu các tàu bè không được hoạt động ở khu vực tập trận trong khoảng thời gian nói trên. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ra một báo động như vậy về các cuộc tập trận trên biển. Hiện chưa biết là có bao nhiêu tàu sẽ tham gia cuộc tập bắn đạn thật.

Thông báo về cuộc tập bắn đạn thật của Hải quân Việt Nam được đưa ra, sau khi ngày hôm qua, tàu cá và tàu ngư chính của Trung Quốc lại xâm nhập hải phận của Việt Nam, cắt dây cáp một tàu thăm dò dầu khí khác của PetroVietnam là tàu Viking 2. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam ngay lập tức đã lên án hành động này, nhưng phía Bắc Kinh lại cáo buộc tàu Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc.

Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cuộc tập bắn đạn thật của Hải quân Việt Nam cũng là một thông điệp nhằm đáp lại Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh, hôm qua, loan báo sẽ mở các cuộc tập trận vào tháng 6 ở vùng Tây Thái Bình Dương, nhưng không nói rõ là ở đâu. Nhưng ông Carl Thayer cho rằng đây là một phát súng cảnh cáo hơn là bắn thật. Giáo sư Carl Thayer cũng cho biết đây không phải là lần đầu tiền có cuộc tập trận như vậy. vì cách đây hai tháng, quân đội Việt Nam đã tập trận phòng không trên bộ.

Sau vụ tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc cắt dây cáp ngày 26/05, Việt Nam đã điều động tổng cộng 8 chiếc tàu để bảo vệ Bình Minh 02, nhưng không nói rõ đó là loại tàu gì.

Trong khi đó, theo tờ Tuổi Trẻ hôm nay, đã có hơn 1.500 trang web của các cơ quan Nhà nước, công cụ tìm kiếm và của các doanh nghiệp bị tấn công trong những ngày qua. Trong nhiều vụ tấn công, tin tặc đã để lại các thông điệp bằng tiếng Trung và cờ Trung Quốc.

Trang web của Trung tâm biên phiên dịch của bộ Ngoại giao đã bị tấn công như vậy. Thậm chí trang thông tin điện tử của bộ Ngoại giao ngày 08/06 vừa qua cũng bị tấn công theo hình thức « từ chối dịch vụ », gây khó khăn cho việc truy cập. Riêng tờ báo điện tử của tập đoàn PetroVietnam, Petrotimes.vn cũng bị hacker tấn công xóa dữ liệt làm tê liệt, tối hôm qua.

Tờ Tuổi Trẻ trích lời ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena nhận định là các trang web Việt Nam đang bị tấn công một cách có tổ chức và có định hướng. Hàng chục ngàn trang web có thể bị ảnh hưởng cùng lúc như bị mất tên miền, bị chuyển đến trang web có nội dung khác, cho nên các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các nhà quản trị mạng được kêu gọi phải cảnh giác.

(Lương Tâm Công Giáo)- Hôm nay, theo tin từ tờ Đất Việt, Hải quân Việt Nam sẽ tổ chức bắn đạn thật ở khu vực Hòn Ông, biển Quảng Nam.
Thông tin trên được Quân chủng Hải quân Vùng 3 và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thông báo.
Theo đó, cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ diễn ra trên khu vực giới hạn bởi 4 điểm A, B, C, D.

Cụ thể, điểm A ở 15°44’00″ độ vĩ Bắc, 108°35’00″ độ kinh Đông, điểm B ở 15°53’42″ độ vĩ Bắc, 108°35’00″ độ kinh Đông, điểm C ở 15°53’42″ độ vĩ Bắc, 108°46’36″ độ kinh Đông, điểm D ở 15°44’00″ độ vĩ Bắc, 108°46’36″ độ kinh Đông.
Ngày bắn chính thức vào ngày 13/6, trong khoảng thời gian 18-24h.
Cũng theo thông báo, các phương tiện thủy không hoạt động ở khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật.
Trong những ngày qua, báo chí cũng tiết lộ hợp đồng Việt Nam sắm máy bay trinh sát tuần tra trên biển. hợp đồng này được ký kết năm 2010 giữa Việt Nam và các nước phương Tây.
Bài báo cho biết: “Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới”.
Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.
Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.
Trong một diễn biến khác, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong buổi tiếp đại tướng Nga, Nicolai Platonovich Patrushev, đã lên tiếng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực an ninh khu vực.

New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Tổ quốc nhìn từ biển

Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa



Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn


Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi


Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình góa phụ

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng


Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân


Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguyễn Việt Chiến


New posts:



Share
Xem thêm »

Nguyễn Chí Vịnh nói ngược Nguyễn Phương Nga

(Người Việt Online) - “Nhà lại bị cướp rồi,” đó là lời báo động trên blog của Anh Ba Sàm, trước khi trang mạng của anh bị “giật sập,” nói theo lời một nhà trí thức yêu nước.
Sáng ngày 9 tháng 6, tàu Viking 02 của PetroVietnam đang thăm dò đáy biển như thường lệ thì lại bị một tàu hải giám của Trung Quốc, với sự yểm trợ của hai tàu ngư chính, lao vào cắt dây cáp trong vùng biển thuộc quyền nước ta, không khác gì vụ cắt dây cáp của Bình Minh 2 trước đây. Ðây là vụ tấn công lần thứ hai trong nửa tháng!

Bà Nguyễn Phương Nga đã đe dọa một lần rồi mà tụi nó không sợ, lạ thật! Bà Nga là phát ngôn viên của nhà nước cộng sản, bữa trước đã cảnh cáo: “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền,... đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.” Sau khi nghe bà Nga nói, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại bảo vụ tấn công tầu Bình Minh là một việc “bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc.” Thậm chí, họ còn yêu cầu Việt Nam “ngay lập tức ngưng những hành động xâm phạm và không được gây thêm rắc rối mới.” Nhà nước Cộng Sản Trung Hoa coi việc tầu hải giám họ đi cắt cáp tầu Việt Nam giống như một công việc của cảnh sát đi bắt trộm vậy! Giống như mấy anh cảnh sát Tầu qua Lào Kai hay Móng Cái bắt mấy người Việt Nam, đổ cho tội ăn trộm vậy! Bà Nguyễn Phương Nga đòi bồi thường thôi không đủ đâu!

Chưa thấy chúng bồi thường gì cả, mà chúng lại tỏ ra không sợ những lời bà Nga đe dọa lần trước: “Hải Quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.” Nghe rất mạnh. Nhưng có lẽ chúng cũng không sợ lời dọa này vì sau đó, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên báo, ông tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng bộ Quốc Phòng lại nói trái ngược hẳn với lời đe dọa của bà Nguyễn Phương Nga!

Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ đầu tuần này, sau khi dân Việt Nam đã rầm rộ biểu tình phản đối ở Hà Nội và Sài Gòn, khi nhắc tới việc Philippines từng đưa Hải quân, Không quân ra đối đầu với tầu Trung Quốc xâm nhập hải phận của họ, Nguyễn Chí Vịnh lại nói là quân đội không dính vào vụ này: “Quân đội theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giải quyết.” Vịnh nói rõ: “Như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi, ta không đưa hải quân trở thành chủ thể giải quyết. Khác nhiều nước ở chỗ ấy.”

Nghe ông Vịnh nói không ai hiểu nổi, giống như lối nói của một em bé chưa đủ lớn khôn! Một đằng ông nói nói quân đội sẽ “theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang;” đồng thời ông lại nói “nhưng không tham gia giải quyết!” Thế là thế nào? Không tham gia, không giải quyết thì làm sao “không để vụ việc leo thang” được? Nếu chúng nó cứ leo thang thì quân ta vẫn “không tham gia giải quyết” chỉ còn nước đi năn nỉ chúng hay sao? Mà chúng đã leo thang thật rồi đấy, chúng có xin phép ông Tướng Vịnh hay chưa? Nghe những câu ông Vịnh nói cũng khó hiểu như nghe ai nói tiếng Tầu vậy!

Tướng Vịnh còn giải thích thêm lập trường của đảng ông: “Chúng ta,... không cần huy động lực lượng quân sự!”

Một đằng bà Nga dọa: “Hải Quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết” nhưng đằng khác ông Vịnh lại nói: “Không cần huy động lực lượng quân sự!”

Hải quân chắc phải gọi là một lực lượng quân sự chứ? Không huy động thì còn làm được “mọi việc cần thiết?” Trong hai ông bà này ai nói Gà và ai nói Vịt, ai nói tiếng Việt và ai nói tiếng Tầu? Ðúng là họ “Khác nhiều nước ở chỗ ấy” thật!

Chưa hết, tại cuộc hội nghị ở Indonesia ngày hôm sau, ông Nguyễn Chí Vịnh còn sợ bà Nguyễn Phương Nga chưa hiểu ý đảng, nên nhấn mạnh lần nữa rằng: “Với những tranh chấp ở biển Ðông, các bên tuyệt đối không được sử dụng bạo lực với nhau!”

Nhưng ông Nguyễn Chí Vịnh không giải thích khi các “tầu lạ” đâm vào tầu đánh cá Việt Nam, khi họ dùng súng đạn bắt cóc các ngư dân, đánh đập, giam cầm, đòi tiền chuộc, rồi bây giờ thì đâm thẳng tầu của nó vào tầu của mình trước khi cắt dây cáp, như vậy đứa nào dùng bạo lực? Nếu giặc dùng bạo lực mà mình bị cấm không dùng bạo lực thì dân mình cứ chịu chết mãi hay sao? Ðồng thời, giặc còn tấn công ngay một số trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại Giao nữa. Website của trung tâm biên phiên dịch đã bị hacker đánh, để lại một số lời bằng tiếng Trung Hoa kèm hình ảnh cờ Trung Quốc!

Chúng ta có thể tin ông Nguyễn Chí Vịnh phát biểu đúng lập trường của đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ không dám dùng quân đội, công an để bảo vệ người dân Việt đi đánh cá hay đi thăm dò đáy biển. Trên blog của nhà báo Huy Ðức có lời thuật: “Một blogger được nói là làm việc trên tàu Bình Minh 2 viết, khi tàu của anh bị (tầu Trung Quốc) tấn công, các tàu hải quân (Việt Nam) giả dạng tàu bảo vệ “đã sẵn sàng” phi thẳng vào “tàu giặc.” Nhưng, các anh ấy nói, chưa có lệnh từ Bộ Chính Trị, chưa dám bắn, “dù tức vãi ra rồi!” Dân mình chịu bó tay cho giặc tấn công, hai lần rồi!

Không dám đưa quân đội ra bảo vệ dân, thì còn một con đường khác, là sử dụng ngoại giao, vận động thế giới bắt “giặc” phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Phải vận động các nước Ðông Nam Á, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, những nước có quyền lợi ở biển Ðông để họ hỗ trợ mình! Phải đưa “giặc” ra tòa, giống như khi bị nhà hàng xóm ức hiếp thì người dân nào cũng phải kêu cảnh sát vậy.

Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam lại không muốn làm những việc đó. Không lôi kéo các nước khác, mà cũng không tin thế giới có tòa án, có luật pháp! Ông Nguyễn Chí Vịnh cho thấy như vậy. Và trong hai lần phát biểu, ông không những nói ngược lại lời bà Nguyễn Phương Nga, mà còn có tài nói mâu thuẫn với chính ông nữa.

Trong bài phỏng vấn đăng trên Tuổi Trẻ, ông Vịnh nhắc lại lập trường cố hữu của đảng Cộng Sản Việt Nam là về các vụ tranh chấp hải phận với Trung Quốc họ chỉ thảo luận song phương với “nước bạn” chứ không đưa ra các diễn đàn quốc tế, dù là trong khối Ðông Nam Á. Ông Vịnh nói: “Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề.” Nói thế rõ ràng lắm rồi.

Nhưng đường lối ngoại giao này rõ ràng là THUA, là chịu thua trước khi nói chuyện! Vì trong mọi cuộc bàn cãi về hải phận, Bắc Kinh đã nắm dao đằng chuôi, còn Việt Nam thì nắm được cái lưỡi dao! Mỗi lần cãi nhau, Bắc Kinh chỉ cần đưa ra bức thư của Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, nói chính phủ Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn đồng ý với bản tuyên bố về hải phận của chính phủ Cộng Sản Trung Quốc ! Trong bản tuyên bố về hải phận đó chính quyền Trung Hoa đã nêu tên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về họ.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, tại Hội nghị Chính sách An ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (AFR) ngày 8 tháng 6, 2011 ở Indonesia, ông Nguyễn Chí Vịnh lại nói khác. Ông tuyên bố, “vấn đề biển Ðông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình đa phương,” dựa trên những quy tắc quốc tế theo UNCLOS 1982, DOC và COC vân vân. Như vậy là đa phương hay song phương? Hay là nói thì đa phương mà làm thì song phương? Chuyện tất cả biển Ðông thì đa phương còn nếu họ xâm phạm đến gần bờ biển mình quá, vào cách bờ biển Phú Yên có 120 hải lý, thì lại song phương cho tiện?

Chưa hết! Những lời ông Vịnh nói về các công ước quốc tế DOC, COC và UNCLOS 1982, nghe rất lạ! Vì mới bữa trước đó chính ông đã coi chúng là vô ích, vô hiệu. Khi trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Vịnh nói: “Tôi rất mong có COC nhưng không coi COC là trang bị pháp lý tuyệt đối, đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề ở biển Ðông. Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giải quyết được vấn đề.”

Tức là khi nói với người ngoài thì làm ra bộ coi thế giới này có luật pháp, còn nói với người Việt Nam thì không. Trên báo Tuổi Trẻ, nêu việc kiện Trung Quốc ra các tòa án thế giới, Nguyễn Chí Vịnh trả lời: “Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặt lương tâm,... Còn về thực địa, không ai ‘sờ’ vào được.” Nói vậy tức là không tin tòa án nào làm được cái gì cả; vẫn chỉ mong được nói chuyện tay đôi thôi! Thói quen coi thường pháp luật đã được rèn luyện trong lối sống độc tài đảng trị rồi, khi bàn việc ngoại giao vẫn không thể bỏ lối suy nghĩ đó được! Nhưng khi chỉ có Trung Quốc với Việt Nam gặp gỡ tay đôi thì liệu có “sờ” được hay không? Mà thằng nào sờ thằng nào? Không dám sử dụng những định chế tài phán của thế giới vì không tin các công ước quốc tế, nhưng lại cứ đặt hết lòng tin vào nhưng lời hứa hão “16 chữ vàng” với “4 cái tốt,” của các “đồng chí, anh em,” được hay sao?

Tóm lại là nếu thằng căn cướp nó bất chấp pháp luật, thì thôi, ta không cũng không nói chuyện luật pháp với nó nữa! Nhưng không dùng quân sự ngăn chặn giặc, cũng không nói chuyện luật pháp. Vậy phải làm gì? Cứ để cho nó “được đằng chân lân đằng đầu” mãi hay sao? Phải năn nỉ? Phải hờn dỗi? Phải bám lấy các “đồng chí, anh em” mà van xin? Ông Nguyễn Chí Vịnh là một thứ trưởng bộ Quốc Phòng. Không biết ông sẽ phòng cái gì?

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Triết nói: “Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước.” Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Và “nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.” Nghe cũng thấy giống như ông Nguyễn Chí Vịnh mới nói: “Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc!” Ông Nguyễn Tấn Dũng từng nói sẽ cương quyết diệt trừ tham nhũng, có ai còn tin ông ấy không?

Người dân chỉ mong những lời nói phải đi đôi với việc làm! Bởi vì nói thì dễ, lại nói chỉ cốt cho dân mình nghe thôi, càng dễ nữa! Có dám nói với người ngoài không? Có dám đem bọn giặc ra tòa không hay là chỉ nói chơi? Người dân Việt Nam không dại. Các ông nói thật hay chỉ tuyên bố hung hăng để trì hoãn “mua thời giờ,” cho dân bớt oán hận, nhất là cho thanh niên bớt đi biểu tình! Rồi lâu ngày bao lời lẽ văn hoa của các ông cũng “hóa bùn” hết thì người Việt Nam lại bị các “đồng chí anh em” đặt trước những “sự đã rồi?”

New posts:



Share
Xem thêm »

Hacker TQ tấn công 1,500 trang web VN

HÀ NỘI (Người Việt Online) – Sự căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mấy ngày qua không chỉ trên biển Đông hay các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội mà còn diễn ra ‘cuộc chiến’ trên mạng Internet.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, ‘Theo thống kê của một số diễn đàn tin học, đã có hơn 1,500 trang web của các cơ quan, đơn vị, công cụ tìm kiếm và cả của các doanh nghiệp VN bị tấn công trong những ngày qua.’

Đến ngày 9 tháng 6, nhiều trang web ở Việt Nam vẫn bị mất quyền kiểm soát và treo hình cờ Trung Quốc .
Theo báo này, vào ngày 9 tháng 6, ‘tin tặc bắt đầu chuyển sang tấn công vào hệ thống phân giải tên miền website (DNS Server) để chuyển hướng website đến một địa chỉ khác theo ý thích của tin tặc và có thể chiếm luôn tên miền.’
‘Trước đó ngày 8-6, trang web của Trung tâm biên phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao VN tại địa chỉ ntc.mofa.gov.vn đã bị tin tặc xâm nhập và treo cờ Trung Quốc, đồng thời thay đổi nội dung các liên kết phụ bên trái.’

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, ‘Hàng loạt trang web khác cũng bị tấn công. Trong số đó, nhiều trang rơi vào tình trạng xuất hiện hình ảnh cờ Trung Quốc, nội dung viết bằng chữ Trung Quốc trên trang chủ.’

“Đến chiều 9 tháng 6, một số trang đã khắc phục được nhưng số còn lại vẫn trong tình trạng ngắt máy chủ để sửa chữa như trang ntc.mofa.gov.vn, gdt.gov.vn...’

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, nhận định ‘các trang web đang bị tấn công một cách có tổ chức và có định hướng.

‘Theo ông Thắng, việc tấn công hệ thống phân giải tên miền rất nguy hiểm bởi DNS Server là điểm yếu, dễ tấn công nhưng để lại hậu quả rất lớn."

Một website của VN bị tấn công, để lại những hình ảnh kích động chiến tranh

Trung Quốc trả đũa?

Việc nhiều trang Web của Việt Nam bị tấn công được cho là hành động trả đũa của Trung Quốc khi một số website của Trung Quốc được nói bị hacker Việt Nam tấn công.

Theo Vietnamnet hôm Thứ Tư, đã có một số website của chính phủ Trung Quốc, với đuôi gov.cn, bị tấn công và hacker để lại hình ảnh cùng các thông điệp như 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'...

Cho tới nay, một số website như của chính quyền thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, vẫn còn tê liệt.

Theo BBC, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm thứ Tư cũng đăng tin về việc hacker Trung Quốc đánh sập trang web của Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. (KN)

New posts:



Share
Xem thêm »

Trung Quốc lại cản phá hoạt động tàu thăm dò của Việt Nam

(TNO) Ngay tiếp sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (VN) hôm 26.5, Trung Quốc (TQ) lại tiếp tục làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng với việc cản phá hoạt động của tàu thăm dò Viking 2 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (thuê của Na Uy) sáng sớm hôm nay 9.6.

Thông tin trên được bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9.6.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, vào hồi 6 giờ sáng 9.6, trong khi tàu Viking 2 đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 13603 (6 độ 47,5 độ Bắc 109 độ 17,5 độ kinh Đông) tại khu vực đặc quyền kinh tế của VN thì tàu cá TQ mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính của TQ mang số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking 2 sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù phía VN đã phát pháo hiệu cảnh cáo nhưng tàu 62226 của TQ vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking 2 và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking 2 làm tàu Viking 2 không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó hai tàu ngư chính 311 và 303 và vài tàu cá khác của TQ đã lao vào giải cứu tàu 62226.

Xem video clip:
Tàu Trung Quốc phá hoại cáp của tàu Viking II (Nguồn: PetroTimes.vn)


Bà Nguyễn Phương Nga cho biết, khu vực thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking 2 nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của VN hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

“Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính TQ là hoàn toàn có chủ ý, có tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của VN, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình ổn định tại biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng kinh tế đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN”, bà Nguyễn Phương Nga nói.

Đáng chú ý là vụ việc trên xảy ra ngay sau vụ tàu hải giám TQ cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 tại 148 thuộc thềm lục địa VN hôm 26.5, làm cho tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, các hành động có tính hệ thống này của TQ là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của TQ thành hiện thực. Đây là điều VN không thể chấp nhận được.

VN phản đối mạnh mẽ việc làm trên của phía TQ, yêu cầu phía TQ xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt - Trung để chấm dứt ngay và không tái diễn hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN; bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN.

Chiều 9.6, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán TQ tại Hà Nội phản đối hành động này của phía TQ và nêu rõ lập trường của VN.

Dưới đây là một số hình ảnh tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking 2 sáng 9.6 (Ảnh từ petrotimes.vn):










Liên kết ngoài cùng chủ đề:
Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá (VNN)
Trung Quốc phản pháo trong tranh chấp trên Biển Đông với Việt Nam (RFI)

New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào biển Ðông

WASHINGTON (Được cung cấp bởi Google Alert) - Chiến hạm Mỹ USS Chung-Hoon có trang bị hỏa tiễn được gửi đi để thực hiện chuyến hải hành đơn độc vào vùng biển Ðông và biển Sulu.
Chiến hạm hiện đang ở giữa Thái Bình Dương, vừa đi ngang qua đảo Midway hôm Chủ Nhật.
Một trong những nhiệm vụ của chiến hạm này là xác định “quyền tự do hải hành.”

Chiếc Chung-Hoon sẽ là một nhắc nhở rõ ràng về quyền tự do hải hành là điều được quốc tế công nhận, cũng như cho thấy sự chú tâm của Mỹ về một giải pháp ôn hòa cho cuộc tranh chấp trong vùng biển Ðông hiện nay.

Chiến hạm USS Chung-Hoon sẽ đi qua các vùng biển mà Mỹ coi là hải phận quốc tế để xác định quyền tự do hải hành.

Mỹ cũng muốn chứng tỏ rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận các tuyên bố của bất cứ quốc gia nào coi đây là hải phận riêng của mình.

Chiếc USS Chung-Hoon (DDG-93), thuộc loại Arleigh-Burke, có trang bị dàn radar tối tân Aegis, được đặt theo tên của Phó Ðề Ðốc Gordon Pai'ea Chung-Hoon (1910-1979), từng được trao tặng Huân Chương Hải Quân (Navy Cross) và Huy Chương Bạc.

Chiến hạm USS Chung-Hoon (bên phải) trong một chuyến hải trình trên Thái Bình Dương tháng 7 năm 2010. Ði bên cạnh là chiếc USS Lassen, khi đó do Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng làm hạm trưởng. (Hình: John J. Mike/U.S. Navy via Getty Images)
Chiến hạm có trọng tải khoảng 9,200 tấn, với thủy thủ đoàn gồm 320 người, trang bị hỏa tiễn chống phi cơ và chống chiến hạm cũng như loại hỏa tiễn bình phi Tomahawk.

Chiếc Chung-Hoon thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và có bến nhà tại Hawaii.

Trên biển Ðông, quần đảo Trường Sa là nơi có nhiều tranh chấp nhất. Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Ðài Loan và Malaysia đã thiết lập các cơ sở quân sự và hành chánh trên các đảo nơi này.

Trung Quốc bị cáo buộc là nổ súng bắn vào tàu Việt Nam và Philippines ở Trường Sa. Phía Trung Quốc đưa ra các “chứng cớ lịch sử” để nói rằng họ có chủ quyền ở nơi đây từ bao đời. Các giới chức chính quyền Trung Quốc còn nói rằng cả những khu vực đang có tranh chấp với Philippines cũng là lãnh thổ của họ.

Các nhà vẽ bản đồ và luật quốc tế thường đưa ra những lằn ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, trong vùng biển Ðông, những lằn ranh này lại thường chồng chéo lên nhau như của Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.

Việc thăm dò địa chất để tìm dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác lại làm nguy cơ bộc phát chiến tranh giữa các quốc gia trong vùng này trở thành điều dễ xảy ra hơn.

Các bãi đá ngầm và các hòn đảo nhỏ bé ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện là nơi các quốc gia liên hệ sử dụng tàu và các công sự phòng thủ để đánh dấu chủ quyền của mình.

Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển định rõ việc ấn định lãnh thổ ngoài biển và quanh các hòn đảo, cũng như xác định vùng “đặc quyền kinh tế” (EEZ).

Tuy nhiên, công ước này không cho biết làm cách nào để giải quyết vấn đề EEZ bị chồng chéo lên nhau.

Khu vực EEZ có thể kéo dài ra tới 200 miles (khoảng 320 km) từ bờ biển một quốc gia, và trong khu vực biển Ðông tương đối nhỏ hẹp, điều này thường dẫn đến việc chồng chéo lằn ranh giới.

Khi đưa thêm vấn đề tranh chấp các hòn đảo đã có từ nhiều thế kỷ nay, biển Ðông lại càng là nơi dễ nổi sóng. (V.Giang - Người Việt online)

Tặng Anh Kha, Cty Điện tử Sun Ching.

New posts:


Share
Xem thêm »

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Sắp Có Vị Tướng Mỹ Gốc Việt Đầu Tiên

(Người Việt) - Đại tá Lương Xuân Việt, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù trực thuộc Sư đoàn 101 của quân đội Hoa kỳ, vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đai tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Mới năm 2009, khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn

ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Tháng 6 này, Đại Tá Việt được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ. Hình trên: Tại chiến trường A Phú Hãn, Đại tá Việt, đang nói chuyện với binh sĩ của ông thuộc Lữ đoàn 3.

New posts:


Share
Xem thêm »

Báo Trung Quốc tố Việt Nam dựa thế Mỹ táo bạo chống TQ

(Việt Báo) - Sau vụ hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 6 năm 2011 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh rất phẫn nộ về việc Hà Nội không ngăn cản nổi các cuộc biểu tình dù trước đó họ đã ép chính quyền Việt Nam phải làm vậy. Chình vì vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc rầm rộ tố cáo Việt Nam ngày càng tỏ ra cứng đầu vì ỷ lại Mỹ, theo bản tin của đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Ba, 7-6, cho biết như vậy.

Bản tin đài VOA viết rằng, “Lời cáo buộc này được đưa ra sau khi giới hữu trách Việt Nam khẳng định giữ vững lập trường trong vụ tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và quyết định tiếp tục cho tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ra khơi, cộng với cuộc biểu tình hiếm hoi của hàng trăm người ở Việt Nam hôm cuối tuần qua nhằm phản đối những hành động của Trung Quốc mà họ gọi là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.”

Bản tin của VOA nói rõ là tờ báo lên tiếng cáo buộc Việt Nam chống TQ nói trên là tờ Văn Hối, tờ báo quốc doanh Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông. Theo bản tin đài VOA cho biết, “Tờ báo có tên Văn Hối, một tờ báo của chính phủ Trung Quốc có trụ sở ở Hong Kong, nói rằng Việt Nam đã được Hoa Kỳ khuyến khích để hành động 'một cách táo bạo hơn'.”

Điều thú vị là cũng theo bản tin trên đài VOA, trích thuật lời của một chuyên gia quân sự Trung Quốc là Bành Quang Khiêm dọa Việt Nam rằng, “Hà Nội không nên tiếp tục khiêu khích Trung Quốc và cảnh báo rằng Washington sẽ bỏ rơi Việt Nam nếu lợi ích của họ bị ảnh hưởng. Bài báo cũng nói rằng Việt Nam nên nhớ câu nói 'Một đứa trẻ không vâng lời sẽ bị đánh đòn'.”

Trong khi đó một bản tin khác trên trang mạng của đài tiếng nói Quốc Tế Pháp ban Việt Ngữ (RFI) cho biết rằng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng yêu cầu Việt Nam nỗ lực làm giảm căng thẳng trên Biển Đông.

Bản tin RFI trích thuật lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ Hồng Lỗi lập lại lời khẳng định chủ quyền của TQ trên Biển Đông, nói rằng, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh".

Mặt khác trên trang mạng của báo Global Times hôm Thứ Ba, 7-6, viết rằng việc hàng trăm người Việt Nam tụ tập trước Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chủ Nhật để đòi Trung Quốc tránh xa vùng biển Việt Nam, mà theo một học giả Trung Quốc cho biết là nguy cơ tạo bất hòa cho mối quan hệ hai nước Trung Việt.

New posts:







Share



Xem thêm »

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Tân Hoa Xã: Không quân Việt Nam mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

Theo như bình luận của Tân Hoa Xã vào tháng 3/2011, thì khả năng phòng không tầm xa của không quân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nó đã có thể thể hiện được sức mạnh trong tác chiến phòng không tấn công. Nếu như có vấn đề xảy ra, lực lượng phòng không - không quân của Việt Nam có thể triển khai tấn công đến các mục tiêu ở xa trên mặt đất và trên không, trên biển - nhất là khu vực vịnh Bắc Bộ.

Bài báo còn cho biết, gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị 8 tiểu đoàn S300PMU1, tầm bắn 150 km. Tính năng của loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng có giống nhau hay không? Theo như một nguồn tin từ nước Nga cho biết: Loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc sử dụng không được trang bị tính năng tấn công các loại máy bay chiến đấu của Nga đã trang bị cho Việt Nam.

Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu loại tên lửa đất đối không S300PMU2 thậm chí là S400. Tầm bắn của hai loại tên lửa này lần lượt là 200 và 250 km. Do đã trang bị tên lửa S300PMU1 nên không quân Việt Nam được đánh giá là đội quân có sức mạnh lớn nhất khu vực Đông Nam Á.


19/8, công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga tiết lộ, Nga sẽ hoàn tất hợp đồng giao 8 máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam vào năm 2010, nâng tổng số lên 32 chiếc trong cùng năm này.
Su-30MK2 là phiên bản hai chỗ ngồi tiên tiến của máy bay chiến đấu đa năng Su-27 Flanker với khả năng phóng tên lửa chống tàu và được trang bị hệ thống điện tử tối tân. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, huấn luyện người lái, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết.



MiG 27 và MiG 29: Quả đấm thép

Theo một thống kê của Trung Quốc năm 2007, tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 500 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ. Con số này đang tăng lên nhanh chống vài năm tới để đối phó với tình hình tranh chấp phức tạp ở Biển Đông.

Khả năng tác chiến của không quân VN. Tầm khống chế bao gồm: Hồng Công, Hải Khẩu, Côn Minh, Ma Cau, Hải Nam, Nam Ninh,... toàn bộ biển Đông. Ảnh: Mai Thanh Hải Blog


Các sân bay quân sự VN. Ảnh: Mai Thanh Hải Blog

Bí mật quân sự nên chỉ thế thôi..
->Thách thức mọi đối thủ trên không trừ Nga và Hoa Kỳ.
Nga đóng 6 tàu ngầm cho Việt Nam
Nhật báo trích lời ông Vladimir Aleksandrov - Tổng Giám đốc công ty Admiralty Shipyards – cho hay: Nga và Việt Nam đã đàm phán một hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm điện diesel hạng Kilo trị giá 1,8 tỉ USD để giao cho hải quân Việt Nam trong vòng một năm.
Tàu ngầm hạng Kilo có độ chiếm nước 2.300 tấn, độ lặn sâu tối đa 350m, tầm xa 6.000 hải lý và yêu cầu đoàn thủy thủ 57 người. Chúng được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm, hệ thống tên lửa hành trình Club-S,...


DHC-6 Twin Otter của hải quân Việt Nam
Theo tập đoàn Viking Air, 06 máy bay DHC-6 do Canada chế tạo sẽ được giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2014. Công ty Pacific Sky Aviation, một chi nhánh thuộc tập đoàn Viking Air, đặt tại sân bay quốc tế Victoria sẽ chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay.
Thủy phi cơ được thiết kế khá khoa học với phi hành đoàn từ 01 đến 02 người; DHC-6 Twin Otter có thể chở được 19 hành khách khi có 02 phi công; tốc độ bay tối đa 183 hải lý (210 mph (340 km/h)); tốc độ hành trình 143 hải lý (165 mph (266 km/h)); tầm bay 920 hải lý (1.050 dặm (1.690 km)); trần bay 26.700 ft (8.140 m); mức độ nâng 1.600 ft/phút (8,1 m/giây). Hợp đồng này gây chú ý đặt biệt vì đây là lần đầu tiên Việt Nam trang bị máy bay quân sự mua từ phương Tây ngoài Nga. Liệu nó có phải là bước khởi đầu ?

Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng Tàng Hình lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà
Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.
Chiếm hạm này có thể trang bị thêm vũ khí tên lửa, vũ khí pháo, vũ khí chống ngầm, thậm chí cho phép trực trăng chống ngầm Ka-27, Ka-28, ngầm có thể đậu đỗ.

Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic
Vài clip làm nóng người







Và đây là một số hình ảnh về vũ khí chiến lược:


Mô hình hệ thống tên lửa Bastion phòng thủ bờ biển

->Thách thức mọi đối thủ trên biển



Đại liên PKMS


Súng phóng lựu - Việt Nam tự sản xuất


BMP2 mua từ Nga



Phòng không tự hành ZU 23


Tăng T-72

Clip minh họa đây về sức mạnh của BM-21



Tên lửa đạn đạo lớp Scud


Scud D tầm bắn 950 km, đã bắn thử từ Hải Dương vào Huế
->Thách thức mọi đối thủ trên bộ


Phòng không tầm xa Favorit


KA 28


Tên lửa hình trình siêu âm Shaddock - Đây là tên lửa mà Trung Quốc cho rằng: "Việt Nam đe dọa Trung Quốc bằng tên lửa hình trình"


Siêu tên lửa chống chiến hạm Yakhont - Việt Nam tự sản xuất theo giấy phép của Nga.

Theo Fox của Hoa Kỳ lịch sử xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có năm 1988 . Phía Trung Quốc đã bị thiệt hại ít hơn Việt Nam , nhưng cũng được coi là một chiến thắng của họ . Với Hải quân Trung Quốc hiện nay họ mạnh hơn tất cả mọi thời đại trước đó . Nhưng nếu chiến sự xảy ra trong năm 2012 thì họ khó có thể dành được một chiến thắng nhanh chóng như trong thế kỷ 20 trước đó . Đó là lực lượng Trung Quốc phải đối mặt với tàu ngầm của Việt Nam , đối mặt với các vũ khí phòng vệ từ trong bờ của Việt Nam , lực lượng không quân hùng hậu được trang bị tên lửa diệt hạm … Nếu xung đột càng kéo dài khả năng xảy ra là Trung Quốc sẽ mất biển Đông .

Theo nhiều nguồn tin quân sự không chính thức, Việt Nam đang xây dựng một căn cứ quân sự liên hợp dưới lòng đất ở miền Bắc được che chở bởi những dãy núi phía trên. Nếu có chiến sự xảy ra, đối phương không thể phá hủy các căn cứ này bằng không lực theo kiểu NATO đánh I-Rắc hay Libya. Các chiến đấu cơ Việt Nam trong tương lai sẽ xuất kích từ lòng đất.

Và đây là vũ khí tối thượng của Quân Đội ND Việt Nam
->Đó chính là lòng dân: Giặc chưa đến nhà mà họ đã đuổi đi!
Ngày 05/06/2011 tại TP. Hồ Chí Minh


Đúng là một "Quân đội bảo vệ hòa bình" theo tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh khi Ông đang ở Singapore để tham gia Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri La.


Khái niệm "Quân đội bảo vệ hòa bình" mới nghe qua thì có vẻ bình thường nhưng suy nghĩ kĩ lại thì nó hẵn phải là một đội quân đẵng cấp quốc tếthách thức mọi đối thủ!

New posts:








Share



Xem thêm »