Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng (nạn nhân của công an Hà Nội)

(Người buôn gió) "Đám em ông Hải đứng bên ngoài nói chuyện, lúc này họ nghĩ Lái Gió là người qua đường, nên họ vô tư tính đủ mưu kế nào là ban nãy chèn xe bọn nó (ý nói xe giáo dân Thái Hà) để chúng nó dính đèn đỏ, nào là tí nữa cho hai thằng đi xe máy chạm xe nó rồi oánh luôn, nhốt hết cả xe lẫn người, rồi vụt vỡ mẹ đèn xe nó đi…"
– Cảm ơn anh Lái Gió đã đi “điền dã” đúng cách, nhờ đó mà phơi ra đúng ngôn ngữ chợ búa có thực của những kẻ nhận đồng lương từ tiền thuế của dân để suốt ngày thực thi lệnh trên là… đối phó với dân chúng bằng dùi cui và gậy, thậm chí cả súng.
Tùng và ông Nguyễn Văn Ninh kể lại. Chuyện rất đơn giản: Ông Tùng nhờ ông Phạm Quang Hùng là xe ôm đưa mình đến bến xe để đi vào Nam. Đến bến xe Giáp Bát, ông Hùng dừng xe, nghe điện thoại. Ông Ninh thấy vậy đến rút chìa khoá, giữ xe đòi nộp phạt. Mấy người tranh cãi nhau, người bắt nộp phạt 150.000 đồng, người bảo không đáng nộp phạt. Rồi xin giảm mức phạt xuống 100.000 đồng. Ông Ninh giữ xe bảo đến chiều giải quyết. Ông Hùng cãi lại nên ông Ninh xông vào bóp cổ người lái xe ôm. Ông Tùng nắm tay ông Ninh kéo ra nói: Ông là công an, sao lại đánh người? Trong lúc co kéo, tay ông Tùng va vào mặt ông Ninh. Ông Ninh rút ngay dùi cui đánh mạnh vào gáy ông Tùng làm ông Tùng ngã vật xuống. Ngay lập tức ông Ninh gọi 4-5 người lực lượng dân phòng xông vào đấm đá ông Tùng rồi khoá tay vào gốc cây, sau đó đưa về trụ sở công an phường. Những người chứng kiến sự việc cho biết, ông Ninh là Phó trưởng CA phường Thịnh Liệt. Họ rất ngạc nhiên với cách hành xử của ông Ninh. Khi hỏi anh em xe ôm ở bến xe, chúng tôi được họ cho biết: Ở bến xe này công an, dân phòng đánh người là "chuyện thường ngày ở huyện". Chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền làm rõ vụ việc, xử lí nghiêm minh theo pháp luật để phòng ngừa những vụ tương tự có thể xảy ra, gây hậu quả xấu cho người dân và dư luận xã hội.
Chị Trịnh Kim Tiến trở về nhà, lần thứ hai quay lại thì thấy bố mình ngã xuống đất. Chị và người bạn đỡ ông Tùng lên ghế, xin cho ông Tùng đi khám. Công an vẫn từ chối. Chị về nhà báo tin cho gia đình. 19 giờ 30, chị và người cô là Trịnh Tuyết Nhung lại đến trụ sở công an, mua bát phở cho ông Tùng. Anh công an đặt bát phở lên bàn, quát ông Tùng: "Dậy mà ăn đi, đừng giả vờ". Ông Tùng kêu đau, bà Nhung xót ruột khẩn khoản xin phép cho ông Tùng đi khám. Anh công an nói phường hiện quá nhiều việc, phải xong hết việc mới cho đi khám được. Cô Nhung năn nỉ xin mời bác sĩ tư đến khám, công an cũng không cho. Ông Tùng kêu khát nước, anh công an cho phép người nhà đi sang đường mua nước cho ông. Lúc đó có 2 người đi vào, một người là Trung tá Nguyễn Văn Ninh, là người đã xô xát với ông Tùng. Ông Ninh nói lớn: "Lúc nãy mày to mồm lắm cơ mà, cho mày mấy cái vả ấy!" Đến khoảng 21 giờ 30 người nhà mang chăn vào đắp cho ông Tùng, công an chuẩn bị đưa ông Tùng đi bệnh viện. Tuy nhiên, các anh công an vẫn cho là ông Tùng giả vờ, không cho người nhà đi theo mà bắt phải ở lại dọn dẹp phòng vì ông Tùng sùi bọt mép và nôn ra sàn. Gia đình gọi điện cho chị Tiến, chị vội đến Bệnh viện Bạch Mai, thấy ông Tùng vẫn bị còng tay trên cáng, có công an đi theo. Bác sĩ khám nghi là chấn thương cột sống, đề nghị chụp cộng hưởng từ. Ngày 1-3, bệnh trạng ông Tùng ngày càng nặng, ông trăng trối dặn con: Bố còn nợ người này, người kia bằng ấy tiền, con lo trả cho bố… Chiều 1-3, khi ông Tùng chuyển sang Bệnh viện Việt Đức thì tình trạng ông đã rất nguy kịch. Bác sĩ cho biết ông bị liệt tứ chi, chấn thương đốt sống cổ số 4 và 5, sốc tuỷ có thể dập tuỷ, có thể chết bất cứ lúc nào. Bác sĩ đề nghị mổ, còn nước còn tát. Ngày 2-3 các bác sĩ mổ cho ông Tùng, nhưng sau đó tình trạng ngày càng xấu và ngày 8-3 thì ông qua đời.


Trong bản điếu văn mà nhân viên nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn đọc, lý do ông Tùng qua đời là do ”tai nạn”.
Hiện diện tại nhà tang lễ Thanh Nhàn có đến 50-60 người ”thi hành công vụ”, nếu cộng thêm cả những người dẹp đường nữa thì con số phải đến 100. Đi qua mỗi nút ngã tư giao thông lại có hàng chục cảnh sát đứng đẹp dường cho đoàn tang đi quanh thuận tiện ”nhanh chóng”
Một đám tang được tổ chức nhanh gọn, lúc đưa thi hài ông Tùng về quê, trên đường đi số người thì hành công vụ còn lại khoảng 30-35 người đi theo. Họ đi bằng xe ô tô biển xanh, biển trắng và nhiều xe gắn máy. Thật trớ trêu một trong những người đi vì nhiệm vụ này không đội mũ bảo hiểm suốt mấy chục cây số.
Khi đến nghĩa trang quê nhà ông Tùng, đã có lời qua tiếng lại giữa một xe ô tô của đoàn giáo dân Thái Hà đi viếng với xe của ông Hải.
Ông Hải đeo kính trắng, người có vẻ là đàn anh của rất nhiều nam thanh niên đi dự đám tang.
Chính ông Hải nói với giáo dân Thái Hà khi họ đang chất vất lái xe của ông chèn họ trên đường rằng;
- Tôi là anh chúng nó.
Lúc này Lái Gió đi một mình bằng xe máy, có đến can hai bên, khuyên mọi người tôn trọng đám tang . Đoàn giáo dân Thái Hà đã thôi không tranh cãi và đi vào trong nghĩa trang.
Đám em ông Hải đứng bên ngoài nói chuyện, lúc này họ nghĩ Lái Gió là người qua đường, nên họ vô tư tính đủ mưu kế nào là ban nãy chèn xe bọn nó (ý nói xe giáo dân Thái Hà) để nó chúng dính đèn đỏ, nào là tí nữa cho hai thằng đi xe máy chạm xe nó rồi oánh luôn, nhốt hết cả xe lẫn người, rồi vụt vỡ mẹ đèn xe nó đi….
Rất nhiều tinh toán của đám em ông Hả lọt vào tai Lái Gió khi đứng lẫn trong họ. Đợi họ nói xong, Lái Gió mới nhẹ nhàng nói với người lớn tuổi nhất trong số họ.
- Tôi gọi anh bằng anh vì anh hơn tuổi tôi, câu chuyện các anh vừa nói tôi nghe thấy hết. Tôi chỉ nói các anh rằng, đây là đám tang, người ta đưa đến đây xong thì họ về. Các anh không nên làm những gì không phải.
Nói rất nhẹ nhàng, mấy anh đó sững người ra vì không ngờ lại chủ quan để mình nghe thấy, chắc đoán mình quen nhóm giáo dân, anh lớn tuổi điên quá chả nói gì, chỉ biết quát
- Không nói chuyện với bọn phản động chúng mày.
Lái Gió nghe chỉ cười nói
- Còn gặp phản động nhiều.
Phải đợi xe ô tô của giáo dân Thái Hà ra, rồi đi đằng sau xe họ đề phòng có chuyện gì. Không biết ông Hải là ai mà các đàn em dữ dằn thế, đã chèn xe lại còn tính chuyện gây sự đánh nhau, đập vỡ đèn. Rất may là không có chuyện gì xảy ra.
Đây là lần đầu tiên mình nghe trực tiếp ”họ” gọi mình là ”phản động”
Buồn lại là lúc đi đưa tang một người chết vì dùi cui công an.
N.B.G
Xem thêm »

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Những hình ảnh và vũ khí tối tân trong chiến cuộc tại Libya

Mỹ quyết định tung siêu máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit tham gia tấn công các căn cứ quân sự của quân đội chính phủ ông Moammar Gadhafi.
Đây là loại máy bay ném bom tàng hình hiện đại bậc nhất thế giới và cũng là chiếc máy bay đắt đỏ nhất thế giới với đơn giá lên đến 2,2 tỷ USD. Đây là loại máy bay ném bom được áp dụng công nghệ tàng hình thế hệ 2, máy bay có khả năng đột nhập mạng lưới phòng không dày đặc của đối phương một cách hiệu quả.
>>Xem tất cả hình ảnh

Bạn sẽ không nhìn thấy rõ những hình ảnh dưới đây nếu sử dụng trình duyệt Internet Explorer
Đang rải thảm... Được hộ tống bằng máy bay cũng thuộc loại ...khũng Đang tiếp liệu để tiếp tục hủy diệt

Buồng lái của chiếc B-2. Ảnh: Defense.gov.

Liên quân phương Tây tấn công vào lực lượng Kadhafi trên đoạn đường giữa Benghazi và Ajdabiyah, ngày 20/03/2011.

Chiến đấu cơ Rafale - niềm tự hào của ngành công nghiệp hàng không Pháp đã tham chiến.
Một quả Tomahawk đang được bắn từ khu trục hạm USS Stout của Mỹ tới mục tiêu trên đất Libya đêm 19/3
Biểu tình chống can thiệp quân sự vào Libya ở thủ đô Washington
Một đại ca... nhí được trang bị 1 khẩu AK ( để chống lại liên quân?)
Những người trung thành ủng hộ ông M. Gaddafi
Pháp tung tàu sân bay Charles de Gaulle vào cuộc chiến
Tây Ban Nha "hùa theo" với 4 chiếc F-18

Các nhân viên kỹ thuật kiểm tra tên lửa gắn trên chiến đấu cơ Rafale trước khi cất cánh từ căn cứ quân sự Saint-Dizier và lên đường thực thi sứ mệnh ở Libya.

Các vũ khí chuẩn bị được lắp đặt trên chiếc chiến đấu cơ Rafale của Pháp.

Chiến đấu cơ 99An F16 chuẩn bị cất cánh tại căn cứ quân sự Fighter Wing Skrydstryp ở Jutland, Đan Mạch.

Tên lửa được phóng đi từ tàu chiến Mỹ

Lửa bốc cao lên trời sau khi một chiếc xe bọc sắt gần Benghazi - khu vực lực lượng nổi dậy kiểm soát, bị trúng hỏa lực của liên quân.

Dân địa phương xuất hiện để đánh giá những thiệt hại.

Hai "em" này đang giởn mặt với với tử thần.

Coalition Forces ATTACK Libya ( Không lực liên quân tấn công Libya)


Dưới làn đạn của liên quân NATO

Vừa cầm súng vừa đá bóng nà!
Xem thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA 2011-03-19
“Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?
Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.
Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy. Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là “cường quốc” có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là “tiêu xài lạc quan nhất thế giới”.
Lời cảnh tỉnh, mỉa mai
Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
“Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng ‘chi bạo’ hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm. Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.
Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp.”
Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi : “Ai chi bạo…”? Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:
“Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều ‘vung tay quá trán như thế đâu’, nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới.”
Kẻ ăn không hết, người lần không ra Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin “người Việt tiêu xài lạc quan”:
“Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’. Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như ‘ném qua cửa sổ’. Thứ hai là có những người ‘móc ngoặc’ công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam.”
Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:
“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài.
“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng."
Ông Quý
Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một . Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy.”
Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách ‘ném tiền qua cửa sổ’, vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.
Còn người dân ‘thấp cổ bé họng’ thì thường nói ‘có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới’ và ‘có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả’.
Xem thêm »