Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Đại họa mất nước


Đoạn video này được cho là có mục đích xấu, vui lòng cân nhắc trước khi xem.




Xem thêm »

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Những điều ít được biết đến trong lịch sử Việt Nam

1. Thái độ của Hải quân Việt Nam khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa
Viết bởi Doãn Mạnh Dũng - kinhtebien.vn
Thứ hai, 07 Tháng 2 2011 21:46
Khi quen thân với một vị tướng Hải quân,cách đây 3 năm , tôi mạnh miệng hỏi ông :
- "Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa 1/ 1974 thì các anh trong lực lượng hải quân Việt Nam có thái độ như thế nào ?"
Ông nói :
- " Thời gian Trung Quốc đánh Hoàng Sa , lúc đó đơn vị tôi đang đóng quân tại Hải Nam Trung Quốc.Phía Trung Quốc mời đến ăn mừng.
Chúng tôi điện về Việt Nam xin ý kiến.
Lực lượng tham mưu của Hải quân họp lại để thống nhất quan điểm.Khi đó có một sĩ quan -cấp Phó phòng -phát biểu :(ông không nhớ được tên)
“Chúng ta mà đến dự thì buộc phải vổ tay, mà vổ tay là đồng tình, vì vậy không nên đến”.
Cuối cùng từ Hải Nam chúng tôi nhận được lệnh không đến tham dự."....
Tôi tin, lời ông là sự thật.
Viết những dòng nầy để mong thế hệ sau có thể hiểu nhiều hơn về các sự kiện liên đới đến việc mất Hoàng Sa vào tháng 1/1974.
KS Doãn Mạnh Dũng
Nói thêm: Ngày 10/2/2011 tức mồng tám Tết Tân Mão, lúc 0900h tại Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh , nhân một cuộc họp, tôi gặp tướng Hải quân LKL. Tôi hỏi ông đã nhớ lại tên của viên sĩ quan phó phòng - người đã đề xuất “Chúng ta mà đến dự thì buộc phải vổ tay, mà vổ tay là đồng tình, vì vậy không nên đến” - ?
Tướng Hải quân LKL trả lời :
- Đó là Phó phòng Quân báo Võ Xuân Triều, người Quảng Trị, năm nay ( 2011) đang khoãng 80 tuổi.
Tôi không hỏi thêm chức hàm của ông Võ Xuân Triều.Nhưng với tôi, thông tin như vậy là quá đủ. Một người lính, dù chức hàm thấp, song trong bất cứ hòan cảnh nào của đất nước cũng luôn luôn ý thức bảo vệ bờ cỏi của cha ông thì đó là một người lính yêu nước thật sự.Họ chiến đấu vì sự tồn tại của đất nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích của dân tộc trên lợi ích của bản thân, gia đình hay dòng họ.Thời năm 1974, hiếm ai dám có quan điểm ngược với " Thiên Triều ".
Dòng họ Võ mãi mãi tự hào về Võ Xuân Triều.
Mừng xuân Tân Mão, xin kính chúc ông VÕ Xuân Triều và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
KS DMD
2.Nước Xích Quỷ
Theo một số sách cổ sử, các tộc người Việt cổ (Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.
Vương quốc của các tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) thời kỳ này có thể nói đây là một liên bang lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam ...
Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các tộc người Việt, từ thế kỷ 8 trước công nguyên trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ như: nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,...các nhà nước độc lập này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế Hán khoảng thế kỷ 1 TCN các nhà nước Việt đều bị thôn tính.
3.Nước Văn Lang
Sau thời kỳ tan rã của nhà nước liên minh các tộc người Việt, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt cũng được hình thành khắp vùng phía nam sông Dương Tử. Vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam mà ngày nay là miền bắc Việt Nam đã xây dựng nên nhà nước của mình, đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, đóng đô ở Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).
Các tài liệu nghiên cứu hiện đại phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ 7 TCN cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN - 682 TCN) ở Trung Quốc. Vương quốc này tồn tại khu vực ngày nay là miền bắc Việt Nam và đã có giao lưu với nước Việt của Việt vương Câu Tiễn (Lạc Câu Tiễn) ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày nay.
4. NAM TIẾN
Cương thổ nước Đại Việt đã được mở rộng từ Bắc vào Nam qua từng thời kỳ trong lịch sử. Thời kỳ đầu, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực châu thổ sông Hồng (Đồng bằng Bắc bộ hiện nay). Do đặc điểm địa-chiến lược, trong tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam mở rộng lãnh thổ sang phía Đông thì gặp biển, phía Tây thì bị các dãy núi hiểm trở của dãy Trường Sơn ngăn cản, phía Bắc là lãnh thổ của người khổng lồ Hán, nên chỉ có thể lần lượt chinh phục và khai phá về phương Nam. Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Xâm chiếm Chiêm Thành: Bắt đầu 1067, kết thúc 1407.
Xâm chiếm Chân Lạp: Bắt đầu 1623, kết thúc 1757.
Sát nhập Tây Nguyên: Năm 1830.
5. QUẢNG ĐÔNG - QUẢNG TÂY
Theo nhiều sách sử ghi lại, vùng Lưỡng Quãng ( Tức 2 tỉnh Quãng Đông và Quãng Tây của Trung Quốc ngày nay ) là vùng đất của người Việt. Lúc đó, Trung Quốc gọi là nước Nam Việt.
Quảng Đông có vị trí xa trung tâm nền văn minh Trung Hoa cổ đại ở đồng bằng phía bắc Trung Hoa. Thời đấy, đây là nơi sinh sống của các tộc người được gọi chung là "Bách Việt".
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, người ta đã phát hiện ra trống đồng Việt Nam ở Quãng Đông.
Ngày 13 tháng 4 năm 2009, tại địa cấp thị Dương Giang, tỉnh Quảng Đông người ta phát hiện ra chiếc trống đồng cổ.
Trong cơn mưa ngày 13 tháng 4, mực nước 4 con sông tại địa cấp thị Dương Giang đột ngột dâng cao. Trận lũ đã làm xói lở đất, lớp trầm tích dưới sông bị cưỡng chế, làm lộ ra một thứ đồ dùng bằng kim loại. Dân làng phát hiện được nhưng phải mất hơn 2 giờ mới đào xong. Theo các chuyên gia xác định sơ bộ thì đó là trống cổ xưa.
Trống không có nắp, trên mặt trống là nhiều vòng tròn đồng tâm, giống như trong đồng xu các vòng tròn đồng tâm đều giống nhau và trang trí sắc xảo. Trung tâm là hình một ngôi sao tám cạnh. Lòng trống làm theo một mô hình có sẵn. Các chuyên gia cho rằng "trống đồng được các bộ lạc cổ xưa của người dân bản địa vùng Lĩnh Nam - Bách Việt sử dụng rất rộng rãi. So với các trồng đồng được trưng bày tại bảo tàng thành phố Dương Xuân thì đây là chiếc trống đồng lớn nhất, đó là một trong những khám phá văn hoá nổi bật của địa cấp thị Dương Giang. (Lưu ý: Dương Xuân là một thị xã cấp huyện thuộc địa cấp thị Dương Giang, tỉnh Quảng Đông).
Sau khi đánh tan quân Thanh, Hoàng Đế Quang Trung quyết định đánh sang Trung Quốc để lấy lại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Đồng thời mở rộng lãnh thổ Việt Nam lên hướng Bắc. Cần nhắc lại là thời đó Nhà Thanh của vua Càng Long rất sợ quân đội của Nguyễn Huệ.
Tập 2, trang 208, của bộ "Tây Sơn Liệt Truyện", xuất bản 1986 tại Bình định ghi rằng: "Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, đã sai bề tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng đi sứ sang nhà Thanh, dâng biểu xin cầu hôn và đòi lại đất 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Ðiều đó không phải là do bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua chỉ muốn xem thử ý của nhà Thanh ra sao mà thôi, nhưng vừa lúc ấy Quang Trung bị bệnh rồi mất".
Năm 1913, báo "Trung Bắc Chủ Nhật", số Tết Quí Mùi, trang 20, 21, 28 dưới tựa bài: "Phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã bằng lòng trả lại cho vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây để làm nơi đóng đô, và gả Công chúa". Tác giả bài báo dựa vào gia phả dòng họ Vũ, do ông Vũ Vĩnh Thứ, cháu ba đời của Vũ Văn Dũng soạn năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Ðức 22 (1869), trong đó có kèm tờ sắc mệnh của vua Quang Trung gửi Vũ Văn Dũng (tháng Tư Âm lịch - 1791), do một người thân cận của nhà vua cử đi (từ Phụng Hoàng Trung đô - Nghệ An). Chính người này trực tiếp mang đến trao tận tay cho Vũ Văn Dũng trong khi ông nầy đang nghỉ tại tư dinh. Bản sắc mệnh với nội dung như sau:
"Sắc,
Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Ðại Tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công tiến gia lĩnh Bắc sứ kiêm toản ứng tấu thỉnh Ðông, Tây Lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ.
Thận chi! Thận chi!
Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành.
Tha nhất tiền phong. Khanh kỳ nhân dã.
Khâm tại sắc mệnh.
Quang Trung tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật."
(Sắc,
Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Ðại Tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công được tiên phong làm Chánh Sứ đi Trung Quốc, kiêm lãnh toàn quyền trong việc tâu thưa để xin lại đất hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây để dò ý và cầu hôn với một công chúa để khiêu khích tự ái.
Cẩn thận đấy! Cẩn thận đấy!
Hình thế dụng binh là ở chuyến nầy cả.
Ngày kia làm tiên phong chính là khanh đấy.
Sắc mệnh nhà vua.
Quang Trung năm thứ tư, tháng tư ngày mười lăm.)
Vũ Văn Dũng nhận sắc, dẫn đầu đoàn sứ thần Ðại Nam sang Trung Hoa, khi đến nơi, được vua Càn Long cho bệ kiến. Hình thức của việc cầu hôn cũng như xin đất đóng đô đều nằm trong âm mưu đòi lại đất xưa của Triệu Ðà, nếu giả thử vua Trung Quốc không chấp thuận, tất nhiên vua Quang Trung có cớ xuống chỉ giao cho Vũ Văn Dũng giữ việc dụng binh đánh Ðại Thanh lấy lại hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Theo như tài liệu trong gia phả của họ Vũ, thì vua Thanh là Càn Long đã phê ngay vào tờ biểu, rồi trao ngay cho triều thần đình nghị. Ngay ngày hôm sau, Vũ Văn Dũng được vua Thanh gọi vào bệ kiến tại Ỷ Lương Các. Vũ Văn Dũng được vào gặp vua Thanh, tiếp tục tấu xin Càn Long chuẩn cho hai yêu cầu nêu ra ngày hôm trước.

Ngoài mặt vua Càn Long coi như chuẩn cho cả hai điều kiện, nhưng trong thâm tâm chỉ muốn trả lại một tỉnh Quảng Tây, gọi là làm đất đóng đô mà thôi, và cũng còn được gọi là "của hồi môn" cho con gái cưng của mình. Ðể chuẩn bị chu đáo cho mọi diễn biến cuộc hôn nhân, vua Càn Long giao cho bộ Lễ, sửa soạn nghi thức cưới gả, chọn ngày tốt cho Công chúa sang nước Nam vầy duyên cùng vua Quang Trung. Mọi việc tiến hành đúng theo như dự tính... Nhưng, ở đời mọi việc như đều do trời sắp xếp, vì "mưu sự tại nhân, mà thành sự tại thiên", cho nên chỉ mấy ngày sau, Vũ Văn Dũng nhận được mật tin từ Phú Xuân: "vua Quang Trung băng hà!"
Còn tiếp

Xem thêm »

Siêu "nhái" Michael Jackson

Michael Joseph Jackson (29 tháng 8 năm 1958 – 25 tháng 6 năm 2009)
Năm 1994 Michael Jackson kết hôn với Lisa Marie Presley, con gái Elvis Presley. Hai người gặp nhau lần đầu năm 1975 trong lễ đính hôn của một thành viên gia đình Jackson tại MGM Grand và trở thành bạn của nhau.

New posts:



Share
Xem thêm »