Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Bài học lịch sử cho Trung Quốc

"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"

Nhân sự kiện 3 tàu hải giám Trung Quốc tiến sâu vào lãnh hải Việt Nam gây hấn ngày 26/05.



... gây gió sẽ gặt bão, độc tài, phát xít, như Hitler, tưởng rằng dựa vào vũ lực sẽ thắng tất cả thì lại là người bị tiêu diệt, tấm gương ấy Trung Quốc nên suy nghĩ.
(Đại tá hải quân Việt Nam Quách Hải Lượng)
Xem thêm:
Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải

Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi cách cần thiết.

Hà Nội phản bác lại Trung Quốc. ( Xem ra Hà Nội đã cứng rắn hơn )
New posts:



Share
Xem thêm »

Trung Quốc khai thác tài nguyên ở Trường Sa, Hoàng Sa.

(Vietnamnet 19/05/2011)Mới đây, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã công bố Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011.
Báo cáo này tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, in một số bản đồ có vẽ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, nêu kế hoạch triển khai tự thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa và mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 16/5, Tân Hoa Xã đưa tin công ty ChinaMobile tuyên bố đã mở rộng cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Trước đó, vào ngày 6/5, mạng tin tức Trạm Giang cho hay, tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 - 25/5.
Thêm một động thái nữa, ngày 11/5, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đăng "Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2011" từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối việc làm này.

(RFI 20/05/2011) Theo nguồn tin từ công an xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hôm nay, Chủ nhật vừa qua, một nhóm vũ trang đã nhảy lên một tàu đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông, vùng quần đảo Trường Sa, nổ súng vào các ngư dân làm bị thương hai người, trước khi tẩu thoát trên tàu của nhóm này.
Hai người bị thương đã được các thuyền viên khác đưa đến Malaysia để chữa trị. Chiếc tàu nói trên đánh cá theo hợp đồng ở vùng lãnh hải Malaysia và khi đang trên đường trở về Việt Nam thì bị tấn công ở khu vực nằm giữa Malaysia và Philippines, nơi mà hai nước đều giành chủ quyền.

Hiện chưa rõ nhóm vũ trang tấn công tàu Việt Nam là thuộc nước nào. Theo thân nhân của các thuyền viên, nhóm vũ trang mặc quân phục Philippines, nhưng một phát ngôn viên quân sự ở Manila nói không hề được báo các về một sự số nào ở Biển Đông

Vụ tấn công xảy ra vào lúc mà chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam Trung Quốc gần đây đã thông báo về “ mùa nghỉ đánh bắt cá “, tức là lệnh cấm đánh bắt cá, từ ngày 16/5 đến 1/8, với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.

New posts:



Share
Xem thêm »

Khi nào Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam?

RFA phỏng vấn nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam.
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, để tìm câu trả lời về vấn đề này.
Trắng trợn và ngang ngược
Mặc Lâm : Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá luôn cả đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy là họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất cần những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này như thế nào?
Ông Dương Danh Dy : Nói về Trung Quốc về cái chuyện này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng đuợc. Bởi vì ý đồ bất biến của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông cả, nhưng từ ngày thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến nay, đến năm 1988 thôi, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ hết! Đó là một điều vô lý.
Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.
Ông Dương Danh Dy

Chuyện về chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi họ có chủ quyền về cấm đánh bắt cá, thậm chí vừa rồi Cục Hải Dương Trung Quốc đã thông qua một quy định là cho phép 176 hòn đảo không có người ở Trung Quốc được đấu thầu để cho người sử dụng đến khai thác những hòn đảo không có người ở. Trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, với Hàn Quốc, Triều Tiên, và với Việt Nam.
Cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippines, Indonesia. Cho nên, theo tôi nghĩ mục tiêu của họ đã rõ như ban ngày rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn, vô liêm sỉ…. có thể nói thẳng như thế. Đấy là một sự vô liêm sỉ.
Mặc Lâm : Thưa, trong nhiều lần trước chúng tôi được ông trả lời phỏng vấn thì ông luôn luôn có thái độ tự chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc nơi ông. Thưa, xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?
Ông Dương Danh Dy : Tôi xin nói thật là với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập. Bây giờ tôi về hưu rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu độc lập, chẳng ai quản tôi cả. Tôi phải nói thật như vậy. Bộ Ngoại Giao cũng không quản tôi được đâu, mà bây giờ quản tôi, tôi phải nói thật với ông, với bạn đọc là quản tôi là chi bộ Đảng CSVN, là chỗ mà hiện tôi đang sinh hoạt, và nếu quản về dư luận nữa là bên công an.
Nếu tôi nói cái gì mà không đúng, không hợp pháp thì người ta cũng chả để yên cho tôi. Còn Bộ Ngoại Giao không có dính líu gì đến tôi cả. Các cơ quan nghiên cứu khác cũng không dính líu gì đến tôi cả. Đấy, tôi phải nói rõ với bạn đọc và cả cho người Trung Quốc biết rằng Dương Danh Dy bây giờ chỉ là một người nghiên cứu độc lập yêu nước Việt Nam, thế thôi.
Đối với cái chuyện Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, khi tôi đương còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi có tham dự hay trong những bài viết của tôi thì tôi đều nói rõ. Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.

Mục đích của TQ
Mặc Lâm : Thưa, là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lăng nước khác. Tuy nhiên ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn mà nước này thường phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ đối với dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
Ông Dương Danh Dy : Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn hiện nay. Đấy là điều mà cá nhân tôi rất mong muốn. Hai bên đi đến chỗ thỏa thuận, tìm được con đường tiếng nói chung để mà hòa hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hòa thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có. Đấy là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai là nó sẽ bắt giữ như là tình hình hiện nay, nhùng nhà nhùng nhằng, thỉnh thoảng anh này phản đối một tí, anh kia phản đối một tí. Thứ ba là nó xấu nữa, và cái xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Xấu vừa là họ cho lính của họ giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở mà thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippines hoặc của Indonesia làm cho căng thẳng lên.
Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippines. Như vừa rồi chúng ta biết chuyện họ mang tàu đến hải phận Philippines khiến nước này cho máy bay ra đuổi họ bỏ chạy đấy.
Mặc Lâm : Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói thì liệu chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chưa cho một cuộc chiến không mong muốn này, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy : Theo tôi nghĩ thì sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc và tôi biết phía Việt Nam chúng ta có chuẩn bị chứ không phải chúng ta khoanh tay ngồi đợi sự cái sự bố thí của phía Trung Quốc đâu, không có đâu.
Mặc Lâm : Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy là trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải nương vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không khi mà thời gian trước đây nhà nước luôn cấm đoán những cơn bức xúc của người dân?
Ông Dương Danh Dy : Phải nói thật là có một thời gian dài chúng ta vì nghĩ tới lợi ích lớn cho nên chúng ta nhân nhượng, chúng ta không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.
Thế nhưng gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì ông thấy là bắt đầu có những điểm mới rồi. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã nói tới chuyện liệt sĩ Lê Đình Chinh, mà nói tới Lê Đình Chinh thì ai cũng biết liệt sĩ hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh ngày tháng 3 năm 1988 khi bị hải quân Trung Quốc tấn công chúng ta đấy. Bắt đầu nói tới chuyện ấy rồi!
Còn trong dân, tôi xin nói thật với ông là không nói ra thì thôi, nói ra thì người ta biết là đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc họ cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Thì tôi cũng nói thật rằng là không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi, thì ai cũng biết cả rồi.
...không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi...
(Ông Dương Danh Dy)

Sẽ dùng vũ lực với VN ?
Mặc Lâm : Xin được một câu hỏi chót với ông. Theo ông thì vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
Ông Dương Danh Dy : Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật với ông nhé, họ đã nói rồi “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng những kiến thức của tôi thì tôi cũng biết rằng “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng mà các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết nó sẽ nhanh như thế nào."
Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, tôi xin nói thật, không phải là chuyện như năm 1979 nữa đâu, họ muốn làm mưa làm gió thì họ làm nữa đâu. Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc những người có lương tri họ thấy rằng là không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979 được đâu.
Cho nên tình hình bây giờ nó khác trước rồi, nó khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979 tôi nói thật với ông là năm đó Việt Nam mệt nhọc lắm, phải không? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bè khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn ở trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần người ta thấy là nhân dân Việt Nam có lý.
Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu.
New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Xem máy bay quân đội VN ném bom, bắn tên lửa

(VTC News) - Đầu tháng 5 này, Đoàn Không quân B70 đã tổ chức bắn, ném bom nhằm đánh giá trình trình độ tổ chức chỉ huy, kiểm tra thực tế chiến đấu.
Trong 2 ngày, các đơn vị đã thực hiện được 37 lần chuyến bay bắn, ném bom với kết quả 100% phi công đạt yêu cầu trong đó 43,3% đạt xuất sắc ném trúng tâm bia, 32,4% đạt giỏi, 13,5% đạt khá và 10,8% đạt yêu cầu










Xem thêm Việt Nam là ứng viên số 1 mua tiêm kích thế hệ 5 T-50 trên Vietnamdefence.

New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Vì sao Trung Quốc chưa dùng vũ lực với Việt Nam?

Nguồn: “Hỗ liên võng” ngày 14/5/2011
Đăng trên nguyenxuandien.blogspot.com
(Nội tham phi lộ: Trung Quốc trì trì bất đối Việt Nam động vũ đích căn bản nguyên nhân)
Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi thấy cần dịch một phần bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người nhẹ dạ nào đó đã ngộ nhận.
Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!
(Dương Danh Dy)


Nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam xâm chiếm chủ quyền đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất, từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực lượng so sánh hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói không một chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ.

Thế nhưng quân đội Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên tại Biển Đông thì kẻ hèn này, một người Trung Quốc sẽ thấy không có lợi cho Trung Quốc, vì việc Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên có thể là điều chính quyền Trung Quốc bị mắc mưu mà người Mỹ rất vui lòng nhìn thấy. Liệu có khả năng đó hay không? Từ những tư liệu tham khảo nội bộ của quân Giải phóng mà người viết tiếp xúc được thấy, nguyên nhân khiến hải quân Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam là vì Mỹ, Nhật và các nước Biển Đông đã từng bàn bạc bí mật, nếu hải quân Trung Quốc gây xung đột với các nước Trường Sa thì sẽ cùng ngăn chặn Trung Quốc. Vì vậy trước khi tiến hành phân hóa thành công, Trung Quốc cũng sẽ không đánh trộm ở Biển Đông bao gồm cả việc ra tay với Việt Nam.

Vì vậy trong vấn đề chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết Biển Đông thì việc đánh Việt Nam đầu tiên là sự lựa chọn không sáng suốt. Căn cứ vào sức mạnh đất nước và thực lực quân sự của Việt Nam hiện nay thấy trong khoảng thời gian tương đối dài trong tương lai chúng không có đầy đủ khả năng chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, trong thời gian ngắn không tạo thành sự đe dọa an ninh quốc gia với Trung Quốc, thế nhưng do lục địa và vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc nối liền chặt chẽ với nhau, vị trí địa lý của chúng đúng là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và con đường vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, quan hệ hai nước lại có không gian phát triển theo hướng tốt, vì thế đối với những tranh chấp biên giới và tranh chấp đảo bãi giữa hai nước Trung, Việt, phương thức tốt nhất của Trung Quốc là thông qua hiệp thương hòa bình giải quyết là thượng sách, không được tùy tiện sử dụng vũ lực.

Sau khi tổng hợp quan điểm của nhiều bạn trên mạng quân sự, cá nhân người viết cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các sách lược dưới đây với Việt Nam:

1- Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước, không còn khả năng kiếm được lợi ích và điều tốt lành từ Trung Quốc, hình tượng Việt Nam trong Đông Nam Á tụt xuống vực sâu. Nghe mấy bạn trên mạng đã qua Việt Nam nói, trên thị trường Việt Nam hiện nay dường như không nhìn thấy hàng hóa do Việt Nam sản xuất, từ đồ diện dùng trong nhà cho đến các hàng hóa nhỏ đều như vậy, tất nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy, lực lượng vốn nước ngoài từng bước thể hiện thế nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn trước việc đã xây dựng xong hệ thống công nghiệp và công nghiệp quân sự hoàn chỉnh. Mấy năm gần đây đồng tiền Việt Nam luôn mất giá, nhưng do chính phủ ra sức khống chế nên đã làm cho loại lạm phát đó thể hiện vào dạng ẩn giấu nhiều hơn. Trong khi trên thị trường giao dịch, đồng Nhân dân tệ được người Việt Nam yêu thích, thậm chí còn được hoan nghênh hơn là ở trong nước Trung Quốc. Vì vậy chính phủ Trung Quốc cần lợi dụng thời cơ có lợi này khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc có thực lực sang Việt Nam đầu tư, mở rộng ảnh hưởng kinh tế đối với Việt Nam, tiến hành viện trợ kinh tế nhất định cho Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện nào khiến an ninh quốc gia, xây dựng kinh tế, đời sống nhân dân của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều người Việt Nam thực sự nhận thức được rằng Trung Quốc thành tâm giúp họ thoát khỏi nghèo nàn mà không kèm theo bất kỳ điều kiện chính trị nào.

2- Nhân dân Việt Nam còn có cảm tình với Trung Quốc, vị trí của Trung Quốc trong tim óc người Việt Nam đang không ngừng nâng cao, đặc biệt là thế hệ sau chiến tranh bắt đầu trở thành dòng chính, về cơ bản không có thái độ đối địch đặc biệt nào với Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70, người Việt Nam sau khi thức tỉnh cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho Trung Quốc, bọn họ đều cho rằng đó là do hình thức chiến tranh lạnh quốc tế tạo nên, và ngược lại đã oán trách Liên Xô.

Thế nhưng người Việt Nam cũng rất phản cảm trước việc Trung Quốc gây áp lực nặng nề với họ. Người Việt Nam phổ biến cho rằng Trung Quốc không thể cho họ địa vị công bằng bình đẳng. Sau chiến tranh, hiện nay Việt Nam đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc đã được đi sâu vững chắc. Nhà đương cục Việt Nam sợ hãi sâu sắc rằng toàn bộ Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đồng hóa, loại lo lắng này là không có đạo lý, thế nhưng bất kể nhà đương cục can thiệp như thế nào cũng không thể ngăn cản được sự giao lưu dân gian. Vì vậy trong qua lại giữa hai nước, nhân dân Trung Quốc nên để cho Việt Nam nhiều vị thế bình đẳng hơn, dùng quan hệ hữu hảo lâu đời giữa hai nước và văn hóa lâu dài của Trung Quốc ảnh hưởng tới chính phủ và nhân dân Việt Nam.

3- Trong đàm phán về tranh chấp biên giới hai nước Trung Việt và đảo bãi Biển Đông, ngoài chủ quyền và an ninh quốc gia ra, các lĩnh vực khác Trung Quốc nên có“nhượng bộ lớn nhất” dùng phương thức “kinh tế đổi lấy chủ quyền” khiến người Việt Nam được nhiều lợi ích thiết thực hơn trong “chủ quyền thuộc ta, cùng khai thác”, khi cần thiết có thể mời có điều kiện nước Nga tham gia cùng khai thác, để cân bằng quan hệ lợi ích giữa hai nước. Làm như vậy về kinh tế, khẳng định Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nhất định, nhưng mọi người cần đối xử biện chứng đối với vấn đề này. Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước, Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ rằng không phải hoàn toàn như vậy! [xin lưu ý nhận định này] Môi trường hòa bình hơn ba mươi năm của Trung Quốc chứng minh, sự tồn tại của hai “dải đất làm dịu xung đột” Triều Tiên, Việt Nam đã làm cho ý đồ chiến lược hình thành bốn mặt bao vây Trung Quốc của Mỹ đối với Trung Quốc đã trước sau không thể thực hiện hoàn toàn, và ngày nay Trung Quốc không cần dốc hết sức nước càng không phải hy sinh tính mạng quân đội Trung Quốc, dù về kinh tế có chịu tổn thất đôi chút gì đó mà có thể làm được: chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, an ninh quốc gia cũng như an toàn cho con đường vận chuyển năng lượng thì có thể nói là Trung Quốc đã là người thắng lớn rồi.

4 - Nếu chính phủ Việt Nam coi Trung Quốc lấy thiện ý dùng “kinh tế đổi lấy chủ quyền” là mềm yếu có thể khinh thường, không thèm để ý, để tiếp tục dựa vào hoặc gia nhập thế lực chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu, cung cấp căn cứ cho thế lực chống Trung Quốc nhằm thẳng vào Trung Quốc thì cuộc chiến Trung Vịệt là không thể nào tránh khỏi. Mà một khi đã khai chiến thì không chỉ là vấn đề tranh chấp các đảo bãi Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành đả kích nặng nề có tính tổn thương nguyên khí đối với lực lượng vũ trang Việt Nam và còn phải làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng tiến hành quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông hoặc trong biên giới Việt Nam. Đã đánh nhau là phải triệt để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đảo bãi giữa hai nước Trung Việt, tiếp thu bài học “thắng lợi nhưng không chia cắt” trong chiến tranh đánh trả tự vệ với Việt Nam lần trước, làm cho sự sinh tồn của Việt Nam một lần nữa không thể nào thoát khỏi ỷ lại vào Trung Quốc.

Trận đánh trả tự vệ của quân đội Trung Quốc khi không thể nhẫn nhịn được nữa vào năm 1979 đã thu được thắng lợi vĩ đại, quân đội Việt Nam ngày nay liệu có thể may mắn trốn thoát tai họa không? Điều này là không thể. Nếu như nói Việt Nam còn dám cao giọng với Trung Quốc là đã nhìn Việt Nam quá cao đấy! Áp dụng sách lược này là hạ sách của chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc trong giải quyết quan hệ Trung Việt và tranh chấp Biển Đông đấy!

Tóm lại hai nước Trung Việt tồn tại tai họa âm ỉ chiến tranh. Cuộc chiến này có bùng nổ hay không quyền chủ động nằm trong tay Trung Quốc, nhưng cũng chủ yếu quyết định bởi sự thể hiện bước tới của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không tiếp nhận hành động thiện ý hòa bình giải quyết tranh chấp của Trung Quốc, tiếp tục diễn trò “vác núi qua sông” [chỉ một việc không thể làm nổi] để đạt được mục đích “ỷ thế yếu lấn kẻ mạnh” thì một khi Trung Quốc buộc phải dùng vũ lực thì một lần nữa, họ sẽ bị đả kích nặng nề. Trong những cái khó tránh khỏi đó, tin tưởng là quân giải phóng nhân dân hùng mạnh hoàn toàn có khả năng giành được thắng lợi cuối cùng và cũng tin là phần lớn nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh lại xảy ra.


Dương Danh Dy dịch

Nguồn: Nguyenxuandien.blogspot.com


New posts:








Share



Xem thêm »

Màn nhảy đẹp mắt trong cuộc thi tìm kiếm tài năng ở Anh

Màn nhảy đẹp mắt của Razy Gogonea, 28 tuổi, trong cuộc thi tìm kiếm tài năng ở Anh.1 trong 10 clip 'hot' nhất trên mạng trong tuần từ 24/4 đến 1/5

New posts:



Share
Xem thêm »

Kìm nén - Băng Di

Tên thật: Băng Di Ngày sinh: 19/06 - Quốc gia: Việt Nam Công ty đại diện: Viet Talent Entertainment Sở thích : Thích những gì mình làm. Làm những gì mình thích! Thể lọai nhạc yêu thích : Sôi động

New posts:



Share
Xem thêm »

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Sức mạnh của tàu sân bay

Chúng ta cùng tìm hiểu xem tàu sân bay mạnh đến đâu?
(Wikipedia)Tàu sân bay, hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay—trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay. Các lực lượng hải quân hiện đại với những con tàu như vậy coi chúng là trung tâm của hạm đội, vai trò trước đó do tàu chiến đảm nhận. Sự thay đổi này, một phần vì sự phát triển của chiến tranh trên không thành một phần quan trọng trong chiến tranh, đã diễn ra trong Thế chiến thứ hai. Các tàu sân bay không có hộ tống được coi là dễ bị các tàu khác, máy bay, tàu ngầm hay phi đạn tấn công và vì thế phải di chuyển trong một đội tàu sân bay. Trong lực lượng hải quân của nhiều nước, đặc biệt là Hải quân Hoa Kỳ, một tàu sân bay được coi là tàu chính.

Lịch sử chiến tranh từng chứng kiến sự linh hoạt của tàu sân bay. Như việc hạm đội Hoa Kỳ nả tomahawk vào I-rắc từ ngoài biển, Các chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay xâm nhập vào I-Rắc và oanh tạc Bát Đa cấp tập. Các cơ sở quốc phòng I-Rắc gần như bị đánh tan tành trước khi Liên quân đổ bộ. Cả thế giới choáng ngộp.

Mỹ không thể đánh nhanh và mạnh như thế nếu không có tàu sân bay!

Tuy nhiên, tàu sân bay không phải là tối thượng như nhiều người tưởng.
Ngày nay, nó rất dễ bị phá huỷ bởi các loại vũ khí hiện đại như Tên lửa Club-K chẵng hạn.
Một tàu sân bay dù lớn đến đâu cũng không thể chịu nổi 3 quả tên lửa Club-K hay tên lửa hiện đại của Việt Nam như Yakhont, Shaddock, Brahmos,...

Một cuộc chiến như vậy thì thiệt hại nặng nề luôn thuộc về nước... "đem tàu sân bay đi phá".

Xem thêm bài Đua nhau sắm tàu sân bay trên TTO

New posts:



Share
Xem thêm »

Cuộc chiến pháp lý mới liên quan đến Đường lưỡi bò

Công hàm của Phi-líp-pin phản đối Đường lưỡi bò và công hàm phản hồi của Trung Quốc gửi Liên Hiệp Quốc trong tháng 4 năm 2011 liên quan đến Biển Đông đã thu hút sự quan tâm và chú ý của dư luận. NCBĐ mời các chuyên gia trong vấn đề Biển Đông tham gia tranh luận trực tuyến về cuộc chiến pháp lý mới này.
Xem toàn bộ bài viết trên Nghiên Cứu Biển Đông


New posts:



Share
Xem thêm »

TQ cấm biển thuộc chủ quyền VN

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-05-17
Mới đây Trung Quốc lại ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Đông bao gồm lãnh hải các quần đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Xem toàn bộ bài viết trên RFA

New posts:













Share



Xem thêm »

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Đừng Vội Vàng - Hoàng Thuỳ Linh

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh Tên thật: Hoàng Thùy Linh
Ngày sinh: 1988 - Quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Hoàng Thùy Linh sinh năm 1988 Nghề nghiệp: Diễn viên, ca sĩ, stylist


New posts:



Share
Xem thêm »