Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Đà Nẵng vẫn còn "China beach", "Lưỡi bò" nằm trên web du lịch Hòa Bình


Đường lưỡi bò phi pháp vi phạm chủ quyền Việt Nam nằm trên trang web của Công ty du lịch Hòa Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Vnexpress

03/8/12- (BBC) Bất chấp khuyến cáo của chính phủ Việt Nam, không ít các trang web du lịch trong nước vẫn dùng từ “China Beach” để chỉ biển Đà Nẵng.


Không ít tour du lịch vẫn dùng từ tiếng Anh bị chính phủ Việt Nam phản đối

Vi phạm mới nhất, theo báo Thanh Tra hôm 2/8, là trang web của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Nội thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Nội.

Tờ này cho biết còn có hai trang web tiếng Anh thuộc Tổng cục Du lịch dùng từ “China Beach” (*).

Trước đó, Thứ trưởng Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn tuyên bố những website có nguồn gốc, đăng ký cụ thể tại Việt Nam nếu không thay thế, chỉnh sửa sẽ bị xem xét đóng cửa.

Hôm 3/8, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Lê Khánh Hải, xác nhận với BBC rằng “không được phép” dùng từ China Beach.

Tháng Ba năm ngoái, thành phố Đà Nẵng yêu cầu giới chức địa phương kiểm tra việc quảng cáo của các doanh nghiệp du lịch và đề xuất hình thức xử lý đối với các trường hợp dùng cụm từ “China Beach”.

Nói với BBC hôm 3/8, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Đà Nẵng, nói việc tái diễn có thể là thói quen lịch sử để lại.

“Có thể do các từ cũ từ thời Việt Nam bị đô hộ, sau này người ta dùng theo thói quen.”
“Các văn bản của thành phố và chính phủ đều dùng từ chính thức tiếng Việt,” ông nói.
Ông cho biết đã có một số lần “nhắc nhở, làm việc với các đơn vị liên quan”.
“Với các doanh nghiệp sai phạm lần đầu, chúng tôi chỉ khuyến cáo. Khi họ vi phạm lần hai, lần ba, thì mới phạt,” ông cho biết.

Ông nói hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố “không biện hộ” khi gặp giới chức.
“Một số nói họ vô tình không ‎ ý thức, có người nói trang của họ nằm ở nước ngoài.”
“Khi mình yêu cầu họ sửa thì họ sửa chứ không có biện hộ,” ông nói.

Như trường hợp ở Hà Nội cho thấy, không ít doanh nghiệp vẫn dùng từ tiếng Anh cho đến khi “bị phát hiện”.
----------

'Lưỡi bò' Trung Quốc nằm trên web du lịch Hòa Bình

31/7/12- (VNE) Tấm bản đồ phi pháp này xuất hiện trên trang web của Công ty Du lịch Hòa Bình, TP HCM, trong phần giới thiệu về nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

"Tôi đang tìm kiếm thông tin du lịch thì thật bất ngờ trước tấm bản đồ Trung Quốc kèm hình "lưỡi bò" phi pháp nuốt trọn biển Đông trên website công ty du lịch Hòa Bình" - bạn đọc Trần Hồ bức xúc.

Đến sáng 31/7 hình "lưỡi bò"vẫn còn trên trang web này.



Trần Hồ

Theo BBC, VNExpress

(*): Nghĩa là "Biển Trung Quốc"
Xem thêm »

Phải bắt giữ tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

03/8/2012- Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, đã đề nghị như trên khi phía Trung Quốc gia tăng việc đưa tàu cá vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

* Phóng viên: Việc Trung Quốc có động thái hối thúc 23.000 tàu cá ra biển Đông và đến khai thác tại Trường Sa, Hoàng Sa sẽ gây ảnh hưởng lớn như thế nào đối với ngư dân Việt Nam, thưa ông?

- Ông Trần Cao Mưu: Có thể khẳng định đây là một cuộc xâm lược bằng tàu cá của Trung Quốc. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; gây cản trở, khó khăn đến việc khai thác của ngư dân Việt Nam trong ngư trường thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…
Không chỉ xâm phạm chủ quyền và ảnh hưởng đến ngư trường của Việt Nam mà tàu cá, tàu kiểm ngư Trung Quốc còn đe dọa tấn công, đập phá tàu cá và ngư cụ, thiết bị trên tàu của ngư dân ta. Ngoài ra, họ còn xua đuổi ngư dân ta ra khỏi vùng biển là ngư trường truyền thống của Việt Nam… Mỗi lần tấn công như vậy, một tàu cá của ngư dân Việt Nam thiệt hại trung bình 120 triệu đồng.

* Phải chăng đây không đơn thuần là chuyện khai thác mà xuất phát từ động cơ chính trị?

- Đúng như vậy. Mưu đồ bành trướng, bá quyền và tham vọng “đường lưỡi bò” đã được Trung Quốc thể hiện rõ qua hành động xua tàu cá số lượng lớn xuống biển Đông, chứ không đơn giản là khai thác hải sản. Đây không chỉ là mối đe dọa đối với Việt Nam mà còn đe dọa các nước khác trong ASEAN.

* Trước hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế như thế, theo ông, chúng ta cần phải có biện pháp đối phó như thế nào?

- Trong tuyên bố ngày 2-8, Hội Nghề cá Việt Nam đã kiến nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành chức năng cần thể hiện thái độ kịch liệt lên án và phản đối mạnh mẽ hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp, đạo lý này của phía Trung Quốc. Nếu tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thì lực lượng chức năng có quyền bắt giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hội Nghề cá Việt Nam và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ tích cực tuyên truyền để người dân mà trực tiếp là ngư dân ta biết được hành động xâm lược của tàu cá Trung Quốc. Ngư dân nên tham gia nghiệp đoàn, tập thể sản xuất và ra biển theo tổ đội để hỗ trợ nhau và bảo vệ chủ quyền trên biển. Hội Nghề cá Việt Nam mong muốn các hội, chi hội nghề cá địa phương cổ vũ, động viên và hỗ trợ ngư dân để họ yên tâm ra khơi, bám biển.

THẾ DŨNG thực hiện

Theo Người lao động
Xem thêm »

Tiêm kích Su-30KN sẽ sớm về Việt Nam?

04/7/12 - (GDVN) - Ngay sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga, nhiều khả năng 18 chiếc Su-30KN sẽ sớm về Việt Nam.

Nhận lời mời của đương kim Tổng thống Liên bang Nga V. Putin, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 2012.


Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga.

Đây là chuyến thăm Liên bang Nga đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước CHXHCNVN.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga lần này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov vào ngày 28 tháng 7 năm 2012.

Tại cuộc hội đàm hai bên đã thảo luận các vấn đề và triển vọng phát triển hợp tác kỹ thuật - quân sự đặc biệt là hợp tác trong cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các lực lượng vũ trang Việt Nam, đào tạo đào tạo nghiên cứu sinh cũng như đội ngũ chuyên viên Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường, học viện quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.


Thứ trưởng Trương Quang Khánh hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.

Ngay sau khi đoàn đại biểu Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga, nhiều người cho rằng 18 chiếc Su-30K sẽ sớm về Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, Nga đã lên kế hoạch 18 chiếc chiến đấu cơ Su-30K bị Ấn Độ trả về hồi năm 2003 do liên quan đến các vấn đề sự cố của động cơ.

Hiện những chiếc tiêm kích này đang được sửa chữa và hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus).

Sau khi Nga công bố sẽ bán 18 chiến đấu cơ Su-30K nói trên, đã có rất nhiều nước dành sự quan tâm đặc biệt cho những chiếc tiêm kích này trong đó, theo báo chí Nga, có Việt Nam, Sudan và ngay cả Belarus.


Chiến đấu cơ Su-30K.

Vào trung tuần tháng 6, tờ Kommersant đăng tải thông tin cho hay, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K đang hiện đại hóa.

Theo nguồn tin này, các chuyên gia Việt Nam đã thể hiện mong muốn được kiểm tra một vài máy bay chiến đấu, và sau đó công việc sẽ được bắt đầu khi có một lời đề nghị từ phía Nga.

Tuy nhiên, nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng, chưa có một cuộc thảo luận hay đàm phán chính thức nào diễn ra trong thương vụ này.

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Không quân Nga gần như đã không nhận được nhiều kinh phí để mua trang thiết bị quân sự mới. Bộ quốc phòng Nga đã không đủ khả năng để trang bị những máy bay đắt tiền như Su-35 hay Su-30MK cho Không quân.

Vì vậy, theo sáng kiến của các chuyên gia, Không quân Nga đã bắt đầu hiện đại hóa các máy bay Su-30 thành biến thể rẻ tiền hơn đó là Su-30K, và hiện tại đang được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN.


Su-30K

Mục đích chính của chương trình là nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của các máy bay tiêm kích này.

Nguyên tắc việc hiện đại hóa là "không thay đổi mà bổ sung thêm". Để giảm chi phí, hầu hết các máy bay khung máy bay vẫn giữ nguyên, và chỉ bổ sung một số điểm sau:

- Hệ thống định vị trên máy bay được mắc song song với máy thu A-737. Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh này có có thể làm việc với NAVSTAR của Mỹ và GLONASS của Nga;

- Radar N001 được cài đặt các chế độ hoạt động mới (theo dõi, bám mục tiêu di động và lập bản đồ bề mặt trái đất);

- Buồng lái (buồng lái hai chỗ ngồi, được thiết kế trên cơ sở máy bay Su-27UB) được trang bị màn hình màu LCD MFI-55 hiện đại (màn hình đa chức năng 5x5 inch). Trong tương lai, màn hình này có thể được thay thế bằng loại tinh vi hơn là MFI-68.

- Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính MVK cho phép nó có thể kết nối với các tên lửa điều khiển không đối đất và không đối không mới.

Kết quả là, trọng lượng của máy bay sau khi nâng cấp chỉ tăng thêm khoảng 30 kg. Đồng thời, hiệu quả chiến đấu của nó đã tăng lên nhiều lần.


Các biến thể xuất khẩu cho các nước châu Á của máy bay Su-27.

Theo các nhà thiết kế, Su-30KN có thể so sánh với một trong những máy bay tấn công chiến thuật mạnh mẽ của Không quân Mỹ là F-15E Strike Eagle, thậm chí cả F-16 Fighting Falcon.

Ngoài ra, Su-30KN có thể mang các vũ khí hạng nặng chẳng hạn như siêu tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yakhont.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, dù được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN thì Su-30K cũng chưa thể so sánh được với Su-30MK2.

Tuy không “xịn” bằng Su-30MK2, nhưng so với MiG-21 và Su-22, những tiêm kích chiếm số lượng đông đảo nhất trong Không quân Việt Nam hay như những “Kẻ tấn công sườn” Su-27 mà Việt Nam mua của Nga trong những năm 90 của thế kỷ trước thì Su-30K tỏ ra vượt trội hơn hẳn.


Tiêm kích MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam.

Đấy là chưa kể việc Su-30K đã được tích hợp công nghệ hiện đại của Ấn Độ, rất khác với những chiếc Su-30 truyền thống của Nga nhất là công nghệ tác chiến điện tử.

Ngoài ra, những chiến đấu cơ Su-30K này đã từng tham chiến trong lực lượng Không quân Ấn Độ nên kinh nghiệm cộng với khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng được đánh giá rất cao.

Một trong những yếu tố quan trọng khiến cho những chiếc tiêm kích Su-30K dành được nhiều sự quan tâm đặc biệt đó chính là giá cả của chúng vô cùng rất hấp dẫn.

18 chiếc Su-30K hiện đại hóa mà Nga dự định sẽ bán với giá trị khoảng 270 triệu đôla (tính ra chỉ khoảng 15 triệu đôla mỗi chiếc), đem so sánh với 1 tỉ đôla giá trị hợp đồng thứ hai cung cấp 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam thì có vẻ đây là hợp đồng rất hấp dẫn.


Tiêm kích Su-30MK2V của Không quân nhân dân Việt Nam.

Với tính năng kỹ chiến thuật không thua kém nhiều so với các chiến đấu cơ hiện đại, giá cả lại phải chăng, những chiếc tiêm kích Su-30K có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất đối với Việt Nam.

Theo Báo Giáo Dục

Xem thêm »

Phim tài liệu: Hoàng Sa mùa cá bạc

01/8/12- "Dù ở đâu, Tổ quốc vẫn trong lòng. Cột cây số cắm từ thương đến nhớ". Tình yêu đất nước đến từ trong sâu thẳm trái tim mỗi con người, nó có thể là một việc làm rất đơn sơ, mộc mạc, chẳng khoa trương.

Những gì người ngư dân trong phim tài liệu này làm sau những chuyến ra khơi lại chính là một việc làm chứa chan tình yêu đối với vùng chủ quyền Tổ quốc. Nhờ đó, những vùng quê yên bình luôn có cá bạc đầy khoang.

Xem trọn bộ phim tài liệu "Hoàng Sa mùa cá bạc" do kênh VTC14 sản xuất:


Xem thêm »

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông

Sáng 3/8/2012 theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Nghị quyết về tình hình Biển Đông nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái mới đây của Trung Quốc.


Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ giới thiệu. Ảnh: guardian

Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, hoà bình và ổn định trong khu vực biển Đông; tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002; ủng hộ việc các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ.

Nghị quyết cũng kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động gây phức tạp thêm tình hình hoặc làm gia tăng khả năng xung đột, bao gồm cả việc đưa người ra những đảo, bãi đá, bãi cát ngầm hiện không có người ở; ủng hộ việc các bên liên quan thông qua các biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế với tinh thần xây dựng.

Nghị quyết tái khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước trong khu vực đảm bảo cường thịnh và độc lập, vì hoà bình và ổn định của khu vực; mở rộng và làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh và văn hoá với ASEAN và các quốc gia thành viên; ủng hộ tự do hàng hải, việc duy trì hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả những giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Nghị quyết này do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ (Richard Lugar, John McCain, Jim Webb, James Inhofe và Joe Lieberman) giới thiệu lên Thượng viện.

Trước đó, khi đưa ra nghị quyết này, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng, việc ASEAN không đạt được sự đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung liên quan tới bộ quy tắc ứng xử tại hội nghị thượng đỉnh Campuchia đã làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng xung quanh.

"Các tranh chấp này là có thật và trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi nghĩ điều ít nhất Thượng viện có thể làm là thể hiện thái độ rõ ràng dứt khoát trong việc ủng hộ các nỗ lực của ASEAN để phát triển một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", ông Kerry nhấn mạnh.

"Không còn nghi ngờ gì về việc Mỹ đã cam kết đảm bảo sự hiện diện lâu dài và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác trong khu vực. Chúng tôi có một lợi ích rõ ràng trong an toàn và hành xử hợp pháp của tất cả mọi người trong hoạt động hàng hải chung của châu Á. Chúng tôi có lợi ích to lớn trong giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua tiến trình ngoại giao đa phương", ông Kerry khẳng định. "Chúng tôi có những mối quan tâm lớn về tự do hàng hải và tự do thương mại. Đó là những nguyên tắc mà tất cả các nước trong khu vực nên ủng hộ".

Chỉ trích TQ lập đồn trú

Liên quan tới các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 3/8 Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc lập đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông.

"Chúng tôi quan ngại khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đang theo dõi sát sao các diễn biến”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell tuyên bố.

"Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp hành chính với “Tam Sa” và thiết lập đơn vị đồn trú mới ở Biển Đông đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết các bất đồng và gây ra nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực”, ông nói.

Ông Ventrell còn chỉ ra “những tuyên bố đối đầu” và các sự cố xảy ra trong vùng biển. Ông nói. “Mỹ thúc giục tất cả các bên tiến hành các bước để làm dịu căng thẳng”.

Người phát ngôn Ventrell nhắc lại rằng, Mỹ có một lợi ích trong ổn định và “thương mại hợp pháp không bị cản trở” ở Biển Đông.

Ngoài tranh chấp chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc còn có tranh chấp với đồng minh của Mỹ là Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Hôm qua (3/8), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto đã có các cuộc hội đàm tại Washington.

Thái An (theo AP, Huffington Post)

Theo VNN
Xem thêm »

“Xâm lược mềm”

03/8/12- (Sức khỏe & Đời sống) - Thế kỷ XXI, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển của khoa học kỹ thuật với những thông tin nhanh nhạy, rộng khắp, mọi chuyện trên trái đất chỉ sau ít phút cả thế giới đã tường. Thế nên chuyện đem súng ống đạn dược của “cá lớn” toan nuốt “cá bé” hình như thành chuyện lố trước văn minh và lương tri nhân loại.

Tuy vậy, những tham vọng lấn chiếm, ăn cướp, những mưu toan thủ đoạn bắt nạt của kẻ mạnh đối với kẻ yếu không vì thế mà mất đi. Và hình thái “xâm lược mềm” đã xuất hiện.


Ngay trong quan hệ dân sự giữa hàng xóm láng giềng cũng khó có chuyện nhà hàng xóm đông con, giàu có vác dao gậy ngang nhiên chiếm sân vườn nhà bên cạnh bởi còn dư luận và luật pháp. Thế là bên nhà giàu đông con luôn leo lẻo nói tình nghĩa hàng xóm “tối lửa tắt đèn” nhưng cho con cái để xe cộ, đồ đạc vào sân vườn hàng xóm rồi sân vườn nhà hàng xóm thành của dùng chung, rồi thành của riêng mình. Kẻ yếu phản đối thì bị vu là gây sự. Đưa ra tòa để làm rõ trái phải thì “kẻ cướp mềm” không chịu. Nhà khác lên tiếng thì bị chửi “chuyện hai nhà chúng tôi, không phải chuyện của ông, đừng dính vào”!

Biển Đông đang dậy sóng, gây bất ổn trong khu vực và hòa bình thế giới có nguyên nhân từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Cho đến đầu thế kỷ XX, các bản đồ cổ của Trung Quốc cũng đều xác định cương vực Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Nửa cuối thế kỷ trước, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa (1974) và nhiều bãi đá trong quần đảo Trường Sa (1988) của Việt Nam được xác định chủ quyền từ vài trăm năm trước với rất nhiều chứng cứ khoa học và lịch sử không thể bác bỏ. Những ngày gần đây, Trung Quốc đang thật sự tiến hành cuộc “xâm lược mềm” tuy không có tiếng súng nhưng bằng các thủ đoạn cực kỳ tinh vi và ngang ngược.

Việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bầu HĐND, lập khu đồn trú, xây trại giam, nhà trọ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là cả một chuỗi hành động thống nhất trong chiến dịch xâm lược mềm của họ. Họ đã biến biển Đông mặc nhiên như là của họ.

Lòng tham vốn không bao giờ có giới hạn. Ngay những đảo cưỡng chiếm được của Việt Nam nếu thành “sự đã rồi” cũng chỉ có phạm vi lãnh hải là 12 hải lý theo Luật Biển quốc tế 1982. Việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” quản lý toàn bộ biển Đông, Trung Quốc đang biến những vùng biển đảo cưỡng chiếm được thành khu vực như lãnh thổ có lãnh hải 200 hải lý để chồng lấn vào lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nhiều nước khác.

Cuộc xâm lược mềm của Trung Quốc đang tiếp tục với việc xua hàng chục nghìn tàu cá đánh bắt tận vùng biển Trường Sa của Việt Nam dẫu trở về với khoang cá rỗng, lỗ về kinh tế nhưng đạt được “sự đã rồi”, mặc nhiên coi biển của Việt Nam là của Trung Quốc, là “ngư trường truyền thống” của ngư dân Trung Quốc! Trung Quốc cũng biết “sợ” khi tuyên bố: “Các thế lực bên ngoài không nên can thiệp” nhưng lại ngang ngược tuyên bố “Các tàu hải giám Trung Quốc sẽ kiểm tra các đảo thuộc Tam Sa quản lý, bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”. Một “chủ quyền” nhận vơ bằng cuộc xâm lược mềm lấy ngư dân, tàu bán vũ trang làm tiên phong, sức mạnh hải quân chưa xuất hiện nhưng hù dọa phía sau khiến Việt Nam, các nước Đông Nam Á, lương tri nhân loại phải lên tiếng.

Xâm lược kiểu gì thì cũng là xâm lược và Việt Nam với sức mạnh chính nghĩa của mình cùng các nước ASEAN và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới chắc chắn sẽ ngăn chặn được mọi mưu toan dù tinh vi, nham hiểm đến mấy.

Lê Quý Hiền

Theo Sức khỏe & Đời sống

Theo quan điểm của Vibay blog, Trung Quốc trắng trợn xâm lược biển Đông, Xâm lược thì gọi là xâm lược chứ "xâm lược mềm" gì nữa!
Xem thêm »

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Một cơ quan trung ương Việt Nam gọi Trung Quốc là "xâm lược"

03/8/12- Trung Ương Hội Nghề Cá Việt Nam, vừa ra một bản tuyên bố lên án Trung Quốc đưa hàng chục ngàn tàu đánh bắt cá ở Hoàng Sa và Trường Sa là “hành động xâm lược.”


Ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ khi hành nghề gần quần đảo Hoàng Sa trong khi hàng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế dọc theo miền Trung của Việt Nam thì không bị bắt. (Hình: báo mạng Trung Quốc)

Báo chí ở Việt Nam thời gian gần đây được bật đèn xanh viết những bài chỉ trích hành động bá quyền của Trung Quốc trên Biển Ðông. Một số bài viết dẫn chứng các tư liệu lịch sử chứng minh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Nhưng đây có vẻ là lần đầu tiên, người ta thấy một văn bản như Bản tuyên bố của Trung Ương Hội Nghề Cá Việt Nam gọi hành động của Trung Quốc là “hành động xâm lược.”

Bản tuyên bố của Trung Ương Hội Nghề Cá Việt Nam hôm 3 tháng 8 gởi đến chính phủ, Bộ Ngoại Giao và các cơ quan truyền thông ở Việt Nam còn gọi hành động của Trung Quốc là phi pháp và “yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay hành động kể trên.”

“Thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và gần đây khi lệnh cấm biển đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực (1 tháng 8, 2012) thì hàng chục nghìn tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ðây là hành động xâm lược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.” Bản tuyên bố viết.

Phóng ảnh bản tuyên bố của Trung Ương Hội Nghề Cá Việt Nam đề ngày 3 tháng 8, 2012 ký tên ông chủ tịch là Tiến Sĩ Nguyễn Việt Thắng.

Ông Thắng từng là thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Hôm 1 tháng 8, truyền thông Trung Quốc đồng loạt loan tin nước này sẽ đưa khoảng 23,000 chiếc tàu đánh cá tràn xuống biển Ðông để đánh bắt hải sản khi lệnh cấm đánh cá hàng năm trên biển này hết hạn.

Trong số 23,000 tàu cá này, có gần 9,000 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam và 14,000 tàu của tỉnh Quảng Ðông.


Bản tuyên bố của Hội Nghề Cá Việt Nam. (Hình: Facebook)

Trong số hàng chục ngàn tàu đánh cá cỡ lớn của Trung Quốc tràn xuống biển Ðông cào vét tôm cá, hải sản, nhiều chiếc ngang nhiên khai thác không những gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn vào sâu các vùng đặc quyền kinh tế dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam như báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 16 tháng 7, 2012 tố cáo.

“Ngư trường gần bờ ở Quảng Ngãi ngày càng cạn kiệt, nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn tiến vào để càn quét, vơ vét kiểu tận diệt. Với ngư dân Quảng Ngãi và miền Trung, kinh nghiệm đánh bắt có thừa, không thua ngư dân bất cứ nước nào. Thế nhưng, ngư dân Trung Quốc với tàu sắt to, công suất lớn, gấp 3-4 lần, thậm chí cả chục lần so với tàu thuyền ngư dân ta, vì thế, mỗi lần gặp tàu cá Trung Quốc, ngư dân ta đành cuốn lưới chào thua.” SGTT viết.

Tờ SGTT kể rằng, “Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Ngãi, ông Phan Huy Hoàng, khẳng định: tàu cá Trung Quốc tiến về biển miền Trung và các quần đảo của Việt Nam càng nhiều, ngư trường của ta càng bị hẹp lại, ngư dân ta càng bị ép bởi ngư dân Trung Quốc.”

Theo Người Việt

Tàu cá Trung Quốc chiếm ngư trường của ngư dân Việt Nam (SGTT)

Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam (SGTT)
Xem thêm »

Chiến tranh vị thế ở biển Đông

Nếu Bắc Kinh nghĩ rằng việc triển khai đơn vị đồn trú mới sẽ loại bỏ vai trò của các nước khác, nó đã tính nhầm.

Tác giả MICHAEL AUSLIN/ The Wall Street Journal

31/7/2012

Đơn phương tạo ra một chính quyền thành phố và triển khai một đơn vị quân sự đồn trú trên một hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, Bắc Kinh làm tăng căng thẳng và khiến cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ít có khả năng đàm phán.

Quyết định nhấn mạnh các biện pháp quân sự trong cuộc tranh cãi ngoại giao đang diễn ra gây lo lắng cho những người lập luận rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây là không đe dọa và là hành động tự nhiên của một cường quốc đang lên.

Độ tin cậy của "Trục Mỹ ở châu Á" của chính quyền Obama nhắm đến Trung Quốc cũng đang được thử nghiệm, và Washington phải quyết định làm thế nào để đáp ứng với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh. Để mặc các nước láng giềng yếu hơn đối phó với Trung Quốc, ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á giảm xuống và có thể xảy ra xung đột.

Bắc Kinh đặt quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Trung Sa dưới sự kiểm soát của một thành phố mới được gọi là "Tam Sa", bầu một thị trưởng thành phố và 45 đại biểu hộ đồng nhân dân. Trong khi có khoảng 1.100 công dân Trung Quốc sống trên những hòn đảo, cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Trung Quốc đã từ chối để giải quyết tranh chấp trong một khung cảnh đa phương, chẳng hạn như thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Sau khi các Bộ trưởng ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung về vấn đề Biển Đông, một thất bại lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ. Đây là kết quả của nhu cầu của Bắc Kinh thông qua lập trường giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương của Campuchia.

Hầu hết các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều có tiền đồn quân sự nhỏ trên nhiều hòn đảo của họ, nhưng hành động của Bắc Kinh là một thách thức lớn nhất để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Đảo Phú Lâm, nơi của các đơn vị đồn trú mới, thuộc chủ quyền của Việt Nam, và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã đạt đến đỉnh điểm mới trong những tháng gần đây khi Bắc Kinh mời thầu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam.


Mặc dù Việt Nam và Philippines chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa, nhưng Trung Quốc làm dậy sống khi công khai tuyên bố một lực lượng quân sự chuyển tiếp sẽ được triển khai cố định trong vùng biển tranh chấp nóng bỏng nhất.

Nếu Bắc Kinh nghĩ rằng việc triển khai đơn vị đồn trú mới sẽ loại bỏ vai trò của các nước khác, nó đã tính nhầm, ít nhất cho tới thời điểm này. Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông sẽ mua máy bay trực thăng tấn công và tàu chiến mới để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam đã tìm kiếm đối tác mới, bao gồm Hoa Kỳ. Điều nguy hiểm là những nỗ lực để duy trì một tư thế phòng thủ đáng tin cậy sẽ dẫn đến một nguy cơ cao của các cuộc xung đột vũ trang.

Hà Nội và Manila nhìn vào quyền lực của Trung Quốc ở dài hạn, họ nhận ra rằng mình không phù hợp với sức mạnh của Bắc Kinh. Trong trường hợp công chúng cảm thấy mệt mõi với căng thẳng liên tục, họ có thể yêu cầu thu hồi các lực lượng quân sự ra khỏi các vùng biển tranh chấp xa xôi. Điều này sẽ giúp Trung Quốc tự do hơn trong các tuyên bố khác, thậm chí tuyên bố trong các vùng biển có lịch sử tự do hàng hải quốc tế.

Việc Bắc Kinh liên tục gia tăng các hành động nhằm khẳng định chủ quyền trong vùng biển tranh chấp là một vấn đề đối với Mỹ, nước có nhiều khoe khoang khoác lác trong cái gọi là "tái cân bằng" ở châu Á. Cho đế nay, Bộ ngoại giao (Mỹ) không thay đổi "chính sách hùng biện" của mình khi đối mặt với các hành động của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc tăng quân ở Biển Đông, sẽ làm xói mòn uy tín của Mỹ ở châu Á.

Như là một bước đầu tiên, Washington nên đe dọa cắt đứt cuộc đối thoại quân sự cho đến khi Bắc Kinh có câu trả lời thích hợp về các "đơn vị quân sự đồn trú". Nếu Trung Quốc làm tăng kích thước của các đơn vị này và tiếp tục hăm dọa các nước láng giềng, Mỹ nên xem xét việc trì hoãn đối thoại an ninh và kinh tế hàng năm trong tương lai. Washington cũng nên đưa ra một kế hoạch cụ thể để cung cấp thông tin tình báo và tăng cường viện trợ quân sự cho các quốc gia bị đe dọa bởi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Tốt nhất, tiến hành những động thái có thể buộc Bắc Kinh nhận ra rằng đàm phán là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp. Ở mức tối thiểu, họ nên cho thấy nước Mỹ nhận ra rằng Trung Quốc đang cố gắng để đơn phương định hình tương lai của tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới này.

Ông Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ.
Xem thêm »

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Hải quân luyện tập chiến đấu đối không

02/8/12- Bên mâm pháo nóng như rang, các pháo thủ Vùng 1 Hải quân vẫn cần mẫn luyện tập, nắm chắc mọi hoạt động trên vùng trời, vùng biển, quyết hạ mục tiêu ngay trong loạt đạn đầu tiên.


Từ quân cảng này, nhiều lượt tàu của Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) đã lên đường, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.








Theo Quân Đội Nhân dân

Vùng 2 Hải quân thành lập Trung đoàn Radar 251

Sáng 2/8, tại phường An Bình, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Trung đoàn Ra đa 251 và đón nhận Quân kỳ Quyết thắng nhằm kỷ niệm 48 năm ngày Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu.


Trạm radar Côn Đảo 590 trước đây thuộc biên chế của Vùng E Hải quân. Từ ngày Vùng 2 thành lập, trạm trực thuộc tiểu đoàn 251.

Trung đoàn Radar 251 trước đây là Tiểu đoàn Radar 251, trụ sở đóng quân tại xã Phú Thạnh (Nhơn Trạch, Đồng Nai) thuộc Vùng 2 Hải quân, có hai trạm radar cảnh giới tầm xa không phận thấp và mặt biển, đứng chân ở Núi Lớn (Vũng Tàu) và núi Thánh Giá (Côn Đảo). Trung tâm Radar Long Bình (Đồng Nai) trước đây trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân nay được sáp nhập vào Trung đoàn Radar 251.

Phát biểu tại buổi lễ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: “Việc thành lập Trung đoàn Radar 251 là chủ trương lớn của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, nhằm hiện đại hóa phát triển đồng bộ, là bước tiến mới trong phát triển của Quân chủng Hải quân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, hiện đại; vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan xây dựng lực lượng, vừa nâng cao khả năng quan sát, cảnh giới trên không dưới biển, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa trong tình hình hiện nay”.

Theo VOH

Xem thêm »

Trung Quốc tiết lộ kế hoạch gọi thầu khai thác thềm lục địa của Việt Nam

02/8/12- Sau khi loan báo vào cuối tháng Sáu việc phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam và mời các tập đoàn quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí, tập đoàn Trung Quốc CNOOC đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch đó. Theo Reuters trong bản tin hôm qua 01/08/2012, Bắc Kinh mở ra mặt trận thứ ba nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.


Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC (REUTERS)


Theo hãng tin Reuters, sau khi loan báo quyết định gọi thầu khai thác 9 lô nằm trong các vùng sát bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC đã kỳ hạn cho các công ty nước ngoài thời hạn một năm để tham gia đấu thầu.

Một nguồn tin công nghiệp biết rõ hồ sơ này đã tiết lộ với hãng Reuters rằng từ nay tới tháng Sáu sang năm, các tập đoàn dầu khí sẽ phải cho biết quyết định về việc đấu thầu 9 lô kể trên. Theo nguồn tin này, xin ẩn danh, thì từ lúc quyết định mời thầu được loan báo, tập đoàn CNOOC đã nhận được nhiều đề nghị không chính thức từ phía các tập đoàn ngoại quốc.

Vào tháng bảy vừa qua, ông Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, nhưng ông từ chối cho biết đó là những công ty nào.

Theo các nhà phân tích, rất có thể là sẽ có một số công ty đáp ứng lời gọi thầu của Trung Quốc, nhưng chủ yếu đó sẽ là những công ty nhỏ, độc lập, còn các đại tập đoàn sẽ thận trọng hơn trước khả năng tranh chấp bùng nổ, nhất là các tập đoàn đã có làm ăn với Việt Nam như Exxon Mobil của Mỹ, Gazprom của Nga hay ONGC của Ấn Độ.

Bắc Kinh hiện đòi hỏi hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, được cho là có nguồn dầu khí phong phú, nhưng vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan, vốn cũng tuyên bố chủ quyền trên một phần của vùng biển.

Ngay sau khi tập đoàn CNOOC loan báo việc gọi thầu 9 lô ngoài khơi bờ biển Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đã lên án hành động của Trung Quốc, bị cho là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" vì các lô đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. PetroVietnam cũng kêu gọi các công ty năng lượng quốc tế không tham gia cuộc đấu thầu do Trung Quốc bày ra.

Theo RFI
Xem thêm »

Báo Trung Quốc dọa Ấn Độ - Việt Nam

02/8/12- Tờ Thời báo Hoàn cầu tiếp tục chuỗi bài viết ngang ngược về tình hình biển Đông bằng cách yêu cầu Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ nếu Việt Nam và Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí.

Trong bài viết đăng ngày 1-8, Thời báo Hoàn Cầu đòi chính phủ Trung Quốc dùng áp lực chính trị mạnh mẽ đối với Ấn Độ và Việt Nam, thậm chí cảnh cáo hai nước hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông là "bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh".

Trước đó, ngày 18-7, một quan chức cao cấp giấu tên thuộc Công ty ONGC Videsh Ltd (OVL, Ấn Độ) khẳng định với tờ Hindustan Times rằng đã nhận lời đề nghị của PetroVietnam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam thêm hai năm nữa.


Khai thác dầu khí tại vùng biển Việt Nam. Ảnh: PVI

Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo Ấn Ðộ không được hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trong vùng biển có tranh chấp. Đáp lại, Ấn Độ khẳng định biển Đông thuộc sở hữu chung của thế giới và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế.

Quan điểm này của Ấn Độ bị Thời báo Hoàn Cầu nhìn nhận là “làm mới lại tham vọng can thiệp vào biển Đông. New Delhi muốn làm căng thẳng hơn tình hình và muốn kiềm chế Trung Quốc để giành thế thống trị trong khu vực”. Do đó, theo tờ báo này, sự hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trên biển Đông mang động cơ chính trị nhiều hơn là lợi ích kinh tế.

Ngày 23-6-2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế bất hợp pháp tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó có lô 128 mà công ty Ấn Độ đang điều hành. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ việc mời thầu của Trung Quốc là phi pháp và không có giá trị.

Người lao động
Xem thêm »

23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xuống biển Đông

02/8/12- (TNO) Tổng cộng 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xô xuống biển Đông sau khi một lệnh cấm đánh cá đơn phương và phi pháp của nước này hết hiệu lực vào hôm qua, 1.8, theo truyền thông Trung Quốc.

Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại biển Đông có hiệu lực từ ngày 16.5 đến ngày 1.8. Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh cấm hôm 15.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối, nói rằng quyết định của Trung Quốc là “đơn phương” và “không có giá trị”.


Tàu cá Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam - Ảnh: Reuters

Theo tờ China Daily, các ngư dân của Trung Quốc tại hai tỉnh Hải Nam và Quảng Đông đã nối lại hoạt động vào hôm qua.

Tại thành phố cảng Dương Giang ở phía tây Quảng Đông, hơn 1.000 chiếc tàu cá đã hướng về biển Đông sau khi Phó chủ tịch tỉnh Lưu Côn thông báo khai mạc lễ hội nghề cá của tỉnh này.

Theo ông Lưu, hơn 14.000 chiếc tàu cá đăng ký tại Quảng Đông sẽ khởi hành hướng xuống biển Đông để đánh bắt.

Tại tỉnh Hải Nam, khoảng 9.000 chiếc tàu cá chở theo 35.611 ngư dân cũng chuẩn bị đổ xuống biển Đông, theo các quan chức ngư nghiệp tỉnh này.

Như vậy, có ít nhất 23.000 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ hoạt động tại biển Đông trong những ngày tới.

Thanh Niên

Cảnh sát biển diễn tập bắn đạn thật (02/8/2012)
Xem thêm »

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Ðại sứ Campuchia cáo buộc VN, Philippines chơi trò 'chính trị bẩn thỉu'


Ðại sứ Campuchia tại Philippines Hos Sereythonh

01/8/12- (VOA) Hôm thứ Ba, 31/7, Philippines cho biết họ đã triệu tập đại sứ Campuchia để đề nghị ông giải thích về lời bình luận mà ông đã đưa ra trong đó cáo buộc Philippines và Việt Nam đang chơi trò 'chính trị bẩn thỉu' nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Hãng thông tấn Pháp trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng đại sứ Campuchia Hos Sereythonh đã được đề nghị đích thân giải thích về lời bình luận của ông nói rằng ‘lập trường cứng nhắc và không thể thương thuyết của hai nước trong ASEAN là trò chính trị bẩn thỉu.’

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines cho hay ông Hos đã được triệu tập cả trong ngày thứ Hai và thứ Ba, nhưng ông đã cáo ốm và vắng mặt. Ông Hernandez nói rằng phía Philippines sẽ tiếp tục triệu tập ông Hos cho tới chừng nào ông có thể đến được Bộ Ngoại giao Philippines để giải thích về những cáo giác này.

Những lời bình luận này đã được ông Hos gửi cho biên tập viên một tờ báo hàng đầu của Philippines, Philippine Star, trong một bức thư hôm thứ Hai, trong đó ông Hos cáo buộc Philippines và Việt Nam đang hành động để 'phá hoại và cướp đi thông cáo chung' trong quá trình diễn ra hội nghị của ASEAN.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Ba cho hay Campuchia, một đồng mình thân cận của Trung Quốc đã bác bỏ ít nhất 5 bản dự thảo về tuyên bố chung vốn đã có thể đề cập đến vấn đề lãnh hải.

Hành động này dường như có phần chia rẽ hơn nữa Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á hai tuần sau khi một hội nghị bộ trưởng của khối này ở Campuchia kết thúc mà không đưa ra được công bố chung.

Mối bất hòa này được nhiều người cho là do áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, nước đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Ðông và muốn giải quyết vấn đề này một cách riêng rẽ với 5 nước khác đang có tranh chấp lãnh hải, chứ không muốn đối đầu với ASEAN như là một khối.

Nhiều thành viên ASEAN đã đổ lỗi cho Campuchia, hiện là chủ tịch khối, vì đã chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khi họ bác bỏ đề xuất của Philippines và Việt Nam để đưa những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vào công bố chung của khối.

Ngoại trưởng Indonesia sau đó đã có một chuyến công du con thoi đến một số nước thành viên ASEAN nhằm cứu vãn 'sự gắn kết’ của khối, và đưa đến việc một bản tuyên bố chung muộn đã được đưa ra để khẳng định cam kết của khối đối với bộ qui tắc ứng xử ở Biển Ðông.

Bác bỏ (BBC)

Trong lá thư gửi tờ báo Philippines, đại sứ Campuchia nói Thứ trưởng Ngoại giao Philippines đã “mánh khóe, bóp méo và phóng đại”.

Nhắc lại hội nghị ở Phnom Penh, đại sứ Hos Sereythonh xác nhận cả Philippines và Việt Nam “từ ngày 9/7 đến ngày cuối cùng của hội nghị (13/7), tiếp tục đòi đưa vào các tranh chấp song phương giữa họ với Trung Quốc”.

“Hai nước muốn chi phối và uy hiếp bản thông cáo chung và cuộc họp bộ trưởng Asean, và để chúng thất bại trước mắt các đối tác của Asean và cộng đồng quốc tế,” vị đại sứ viết.

Ông kết luận: “Cố gắng quy tội cho Campuchia, trong tư cách Chủ tịch Asean, vì lập trường cứng nhắc và không nhân nhượng của hai nước trong Asean là chính trị dơ bẩn và vì thế không nên có chỗ trong Asean.”

Theo VOA, BBC

------------------------

í... í... Sao lại nói "không nhân nhượng" là dơ bẩn? Vị đại sứ này (hay cũng là lập trường của Campuchia ?) muốn Việt Nam và Philippines nhân nhượng Trung Quốc. Ông này có khác gì một quan chức Trung Quốc làm việc trong chính phủ Campuchia ?!

Còn nhớ, Campuchia sớm gia nhập Asean là nhờ nỗ lực ngoại giao của Việt Nam.


-----------------------
Xem thêm »

Thách thức Bắc Kinh ở biển Đông

01/8/12- Việt Nam và Philippines đều nổi giận khi Trung Quốc tăng cường bắt nạt ở Biển Đông, nhưng Hà Nội và Manila có cách tiếp cận khác nhau cho tình thế bế tắc đối với các nước tranh chấp đối thủ.

Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Australia, và Nga, xây dựng cái mà Joshua Kurlantzick từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ gọi là một "mạng lưới quảng cáo đặc biệt cho mối quan hệ song phương để củng cố an ninh của họ".

Khi phó Đô đốc Hải quân Nga Viktor Chirkov thông báo đang đàm phán để trở lại căn cức hải quân cũ của Nga, Vịnh Cam Ranh, Kurlantzick nói rằng Hà Nội đang gửi một tín hiệu rõ ràng cho Bắc Kinh rằng họ không cô độc trên Biển Đông.


Tàu chiến Nhật Bản thăm Việt Nam

Kurlantzick, một chuyên gia Đông Nam Á nói: "Điều này cho thấy Việt Nam sử dụng nhiều đối tác khác nhau để hổ trợ mình". "Việt Nam đang ở một vị trí mạnh mẽ chỉ đơn giản là bởi vì trong nhiều năm qua các lực lượng vũ trang của Philippines về cơ bản đã không làm gì để nâng cấp hải quân của họ."

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đang cố gắng để bắt kịp, đặt một đơn đặt hàng máy bay trực thăng tấn công sau khi Trung Quốc mở cửa một căn cứ mới tại quần đảo Hoàng Sa để tuần tra vùng biển tranh chấp với cả Việt Nam và Philippines.

Bây giờ, các nước mạnh hơn như Việt Nam đang tìm kiếm các giải pháp khác sau khi Trung Quốc cản trở một nỗ lực để giải quyết các khiếu nại hàng hải thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhưng các quốc gia yếu hơn như Philippines đang cố gắng để mở rộng các nỗ lực hòa giải bằng cách đối thoại về tranh chấp tại Liên Hiệp Quốc.

ASEAN hay Liên Hiệp Quốc

Có sự hổ trợ nhất định từ Washington, bà Bonnie Glaser, một thành viên cao cấp về nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Bà nói rằng chính quyền Obama đang thúc đẩy các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông.

"Hoa Kỳ không xem điều này như một vấn đề Mỹ / Trung", Glaser nói. "Đem nó đến Liên Hợp Quốc sẽ làm cho nó có vẻ như một vấn đề Mỹ / Trung bởi vì không ai trong số các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo An thực sự có bất kỳ tham gia nào trong vấn đề này."

"Philippines bị dồn vào chân tường bởi vì họ ở vị trí yếu nhất và họ muốn thấy một sự kết dính", Kurlantzick nói. "Bạn đã thấy quan chức an ninh quốc gia cấp cao Philippines nhiều lần sang Mỹ và yêu cầu một số nâng cấp quan hệ. Một trong số đó là cố gắng để vận động Mỹ xác nhận rằng vì mối quan hệ của hai nước trong quá khứ, vấn đề biển Đông sẽ dẫn đến "Hiệp ước tương hổ".

Mặc dù yếu hơn về quân sự, Kurlantzick nói rằng Philippines có một hệ thống chính trị cởi mở hơn và dân chủ hơn so với Việt Nam và ít nhạy cảm với sự tức giận của công chúng về sự xâm lược của Trung Quốc.

"Chắc chắn Tổng thống Aquino đã thực hiện một số bước mạnh mẽ, và ông sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề nhất định. Nhưng cùng một lúc, đó là một hệ thống chính trị hoàn thiện hơn nhiều", Kurlantzick nói. "Vì vậy, tôi nghĩ rằng áp lực công chúng có sức ép khác nhau, và chính phủ ít bị giới hạn bởi khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa vì tính hợp pháp của nó có thể chia sẽ cho các tổ chức khác nhau."

Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức cẩn thận vào các ngày chủ nhật diễn ra, chính phủ Việt Nam đang cố gắng đi trước dư luận ​​công chúng tại một thời điểm mà Glaser nói rằng chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao tại Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc.

"Điều này chắc chắn đã trở nên thấm nhuần với một cảm giác, 'Đây là những quyền của chúng tôi.' Nó đã trở thành một vấn đề rất nhạy cảm", Glaser nói. "Trong thế giới blog trên khắp Trung Quốc, công dân Trung Quốc, cư dân mạng, kêu gọi chính phủ của họ bảo vệ quyền lợi của họ. Và tôi tin rằng các lãnh đạo Trung Quốc rất thận trọng để tránh bị xem là quá mềm và không bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc."

Điều này đặc biệt khi Washington xây dựng "Trục Châu Á" trong chiến lược quân sự mới, tái định vị Thủy quân lục chiến và lực lượng tàu sân bay ở Thái Bình Dương.


"Trục châu Á" của Washington

"Các nước đang lo lắng về sức mạnh của Mỹ, có hay không có một trọng lượng cân bằng với Trung Quốc," Glaser nói. "Chúng tôi đang cố gắng để nói, 'Có. Chúng tôi sẽ có để đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực' Vấn đề bởi vì chúng tôi không muốn khuyến khích các quốc gia khác tham gia vào các cuộc đối đầu với Trung Quốc. "

Trong phạm vi mà họ làm, Glaser nói rằng Trục châu Á sẽ là một hậu quả không lường trước được.

"Có lẽ một số hành động của Philippines có thể đã không được thực hiện nếu Hoa Kỳ không tìm cách tái tập trung vào châu Á.

"Khi chúng ta được Tổng thống Aquino yêu cầu điều gì đó mạnh mẽ hơn để bảo vệ Philippines nếu bị tấn công, điều này đặt Hoa Kỳ ở một vị trí rất khó khăn", vị chuyên gia CSIS nói. "Chúng tôi không muốn từ bỏ Philippines trong lúc khó khăn. Nhưng đồng thời chúng tôi không thể nói với Philippines rằng 'Chúng tôi đang hậu thuẫn bạn'".

Theo VOA News
Xem thêm »

'Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa cần đưa ra quốc tế'

01/8/12- "Việt Nam cần tuyên truyền những tài liệu, chứng cứ lịch sử cho cả người Trung Quốc. Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa phải được đưa ra quốc tế, giải quyết bằng hòa bình", ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) trao đổi với VnExpress.


Người dân đến xem tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc.

- Ông đánh giá gì về tài liệu 'Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ' vừa được TS Mai Hồng (Hà Nội) công bố?

- Khi Trung Quốc đưa ra nhiều yêu sách phi lý thì việc công bố bản đồ từ cuối đời nhà Thanh, trong đó không nói đến Hoàng Sa, Trường Sa, là minh chứng chống lại mưu đồ và luận điệu áp đặt của Trung Quốc về chủ quyền ở hai quần đảo này. Đây là bản đồ xuất bản nhà nước cuối đời nhà Thanh nên tính pháp lý rất cao, chứ không phải là bản đồ bình thường có thể giả mạo.

Đến nay, những tư liệu lịch sử trên thế giới, kể cả bản đồ cổ của Trung Quốc và phương Tây đều đứng về phía Việt Nam, chứng minh lãnh thổ của Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, từ đời vua Gia Long đã tổ chức dân ra khai thác tại quần đảo Hoàng Sa.


Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông

- Ngoài bản đồ do TS Mai Hồng cung cấp, có những cứ liệu lịch sử mới nào khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa?

- Hiện chúng tôi mới nghiệm thu đề tài khoa học Font tư liệu Hoàng Sa. Trong đó tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn và các cộng sự đã sưu tầm 8 bản đồ Việt cổ trước năm 1945, 22 bản đồ Trung Quốc trước 1909 và 56 bản đồ cổ của các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Nhật Bản… có liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tài liệu chứng minh rõ hơn với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam.

Font tư liệu Hoàng Sa ghi nhận lại một cách có hệ thống các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa từ xưa đến nay qua từng thời kỳ. Các tư liệu mang tính sử liệu được sao chép từ bản gốc và có trích dẫn nguồn để tiện so sánh, đối chiếu.

Trước đó, huyện đảo Hoàng Sa cũng đã phát hành cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, được Bộ Thông tin và truyền thông xuất bản, là cuốn sách ghi lại người thật, việc thật, những nhân chứng đã từng sống và làm việc ở quần đảo Hoàng Sa nên rất xác thực.

- Huyện đảo dự định sẽ công bố những tài liệu trên như thế nào ra công chúng?

- Chúng tôi đang chờ nghiên cứu khoa học của một số tổ chức hoàn thành để ra mắt, giới thiệu từ nay đến cuối năm và muộn nhất là đầu năm 2013, cung cấp cho độc giả và giới nghiên cứu sưu tầm những tài liệu cần thiết. Nếu ai có yêu cầu thì có thể liên hệ trực tiếp hay gián tiếp để huyện đảo cung cấp. Chúng tôi cũng mong có kinh phí để dịch những tài liệu này ra nhiều thứ tiếng, phục vụ đông đảo độc giả quốc tế.

UBND TP Đà Nẵng cũng đã cho phép huyện đảo lập một trang web viết về Hoàng Sa. Hiện chúng tôi đang tiến hành thiết kế. Dự kiến sẽ cho đăng tải tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và cập nhật những thông tin trong và ngoài nước về biển Đông.

- Thời gian qua, nhiều nhà khoa học, người dân tích cực tham gia tìm các bản đồ, chứng cứ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Ông nói gì về làn sóng này?

- Nghiên cứu về Hoàng Sa nói chung đã có thế hệ đi trước như học giả Nguyễn Đình Đầu, tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học Phan Huy Lê… Riêng giới nghiên cứu ở Đà Nẵng tiếp cận với một góc độ khác, nặng về việc quản lý về nhà nước trên đảo Hoàng Sa.

Trong đó phải kể đến nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Phước Tương. Những công trình này rất thiết thực, phục vụ trực tiếp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ chủ quyền biển đảo quốc gia. Về phía huyện đảo Hoàng Sa cũng có trách nhiệm sưu tầm tài liệu để khẳng định chủ quyền, có thể không sưu tầm được bản gốc những có dẫn nguồn và đến nay có nhiều tư liệu giá trị để cùng với Nhà nước đấu tranh bảo vệ chủ quyền.


Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam . Ảnh: Tư liệu

- Trong thời gian làm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, điều gì khiến ông trăn trở nhất?

- Tôi cũng như bao người dân Việt Nam luôn trăn trở và có trách nhiệm giữ gìn tấc đất của ông cha để lại. Bản thân tôi là người được giao trọng trách thì việc bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhất và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho việc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa.

Vừa qua, Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" là việc làm hoàn toàn không có giá trị. Đây là một hành động phi lý, xâm phạm chủ quyền trong khi Việt Nam đã chiếm giữ đảo bằng hòa bình và thiết lập quản lý nhà nước liên tục. Do đó, việc Việt Nam tuyên truyền những tài liệu có chứng lý cho người dân và ra thế giới, trong đó có cả cộng đồng người Trung Quốc là một việc làm rất cần thiết. Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cần phải được đưa ra công ước quốc tế, giải quyết bằng giải pháp hòa bình.

Nguyễn Đông

Theo VNE
Xem thêm »

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Chính sách "định cư do thái" của Trung Quốc ở Hoàng Sa

31/7/12- Chính quyền cái gọi là "Thành phố Tam Sa" vừa quyết định xây 83 nhà trọ giá rẻ để hỗ trợ cho 159 nhân khẩu Trung Quốc đang sinh sống trái phép, lâu dài trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, Việt Nam).

Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chính quyền của “Thành phố Tam Sa” lại táo tợn xây 83 căn nhà giá rẻ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).


Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Khoảng 38 hộ gia đình với 159 nhân khẩu Trung Quốc sinh sống trái phép tại đảo Phú Lâm của Việt Nam, họ chủ yếu đến từ 3 thành phố Văn Xương, Quỳnh Hải, Vạn Ninh.

Chính quyền của “thành phố Tam Sa” vừa quyết định sẽ xây dựng 83 căn phòng trọ giá rẻ trên đảo Phú Lâm và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, đồng thời đẩy mạnh xây dựng trái phép các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ cho người dân Trung Quốc cư trú trái phép, lâu dài tại đây.

Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

Chính sách "Định cư Do Thái" của Israel đã thất bại ở Trung Đông do ý chí chiến đấu ngoan cường của người dân Palestine.

Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh đòi chủ quyền ở Hoàng Sa. Tàu cá Việt Nam sẽ tiếp tục đánh bắt ở vùng biển này, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực chấp pháp ở biển Đông.

Người Việt sẽ "Kháng chiến trường kỳ" trên biển Đông.

Tạo hóa đã sắp đặt và giao nhiệm vụ cho Việt Nam ngăn chặn mọi âm mưu thôn tính láng giềng của Trung Quốc. Mặc dù chúng ta không muốn nhưng phải thi hành.

Đây cũng là mệnh lệnh của Nhân dân đối với Đảng.

----------
Xem thêm »

Cơ hội để 'vạch tội' Bắc Kinh tại Biển Đông

31/7/12- Trong tháng Sáu và Bảy 2012, Trung Quốc đẩy mạnh việc dựng lên "thành phố Tam Sa", và « quân sự hóa » các khu vực mà họ đòi chủ quyền tại Biển Đông. Hành động rõ nhất là quyết định thành lập một đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa mà bộ chỉ huy đặt trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam. Trả lời RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam phải nhân cơ hội này nêu bật các hành động Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa ra trước quốc tế.


Nghe:

Ngày 27/07/2012, báo chí Trung Quốc nhất loạt đưa tin về việc nước này đã bổ nhiệm các cấp chỉ huy quân sự cho « thành phố Tam Sa », đơn vị được trao quyền quản lý Biển Đông. Đây là bước leo thang mới nhất trong việc Bắc Kinh áp đặt chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông bất chấp đòi hỏi của các láng giềng từ Việt Nam, Philippines, Malaysia cho đến Brunei, Đài Loan.

Yếu tố mới trong các động thái của Trung Quốc lần này là ý đồ « quân sự hóa » các khu vực mà họ đã chiếm giữ hay đang đòi chủ quyền. Trước khi chỉ định các cấp chỉ huy quân sự cho Tam Sa, ngày 19/07 vừa qua, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã loan báo quyết định thành lập một đơn vị đồn trú tại Tam Sa, đứng đầu là một bộ chỉ huy quân sự, đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (mà họ gọi Vĩnh Hưng) - quần đảo Hoàng Sa.

Theo thông báo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đơn vị đồn trú nói trên sẽ có trách nhiệm huy động các lực lượng quốc phòng, tiến hành các hoạt động quân sự tại Tam Sa, nhưng không nói rõ quy mô cũng như thời điểm triển khai đơn vị đồn trú tại Tam Sa. Theo một bài nghiên cứu đăng trên trang web của Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng IDSA (thuộc bộ Quốc phòng Ấn Độ) ngày 30/07, lực lượng Trung Quốc tại Tam Sa sẽ gồm khoảng 1.200 binh sĩ.

Ngày 24/07, Việt Nam đã lên án việc Trung Quốc thành lập « thành phố Tam Sa », trong lúc Philippines cũng gởi công hàm phản đối Bắc Kinh về quyết định này. Trung Quốc đã gạt bỏ các cáo buộc, cho rằng họ chỉ thành lập đơn vị hành chính mới trên lãnh thổ của mình.

Theo giới quan sát, các quyết định về Tam Sa đặc biệt đụng chạm tới Việt Nam do việc Trung Quốc đặt trụ sở chính của thành phố cùng với đơn vị quân đội ‘đồn trú’ tại Biển Đông ngay trên đảo Phú Lâm (tên quốc tế là Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam từ năm 1974 đến nay.

Quyết định của Trung Quốc nhằm xác lập vững chắc thêm quyền kiểm soát thực tế của Bắc Kinh trên Hoàng Sa, có thể tạo thêm khó khăn cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền, nhất là khi trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về Hoàng Sa, Việt Nam ở trong thế đơn thương độc mã, vì không có sự can dự của bất kỳ nước Đông Nam Á nào khác.

Tuy nhiên, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ đã cho rằng hành động leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, và nhất là những động thái nhằm « quân sự hóa » quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên khu vực đang tranh chấp, có thể là cơ hội tốt, giúp Việt Nam nêu bật trước các diễn đàn quốc tế – kể cả trước tòa án – vấn đề Trung Quốc đã dùng biện pháp quân sự để cưỡng chiếm Hoàng Sa và nhiều hòn đảo ở Trường Sa.

Vấn đề đặt ra, theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, là chính phủ Việt Nam phải có quyết tâm làm việc này, không nên tiếp tục nhân nhượng Trung Quốc như thường thấy.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết phân tích rõ âm mưu của Trung Quốc, muốn lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ đang vướng phải những khó khăn kinh tế và chính trị nội bộ do cuộc vận động tranh cử tổng thống tháng 11 sắp tới, để leo thang tại vùng Biển Đông.

Chứng minh rằng Mỹ là hổ giấy và ASEAN bất lực

Nghe:

« Tôi nghĩ là Trung Quốc làm việc này trước hết để chứng minh cho Hoa Kỳ, và nhất là ASEAN thấy là chẳng thể làm gì được để ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc (…), để phá cái thế bao vây hay ngăn đê mới của Mỹ và đồng minh đối với Trung Quốc.

Nói một cách khác, Trung Quốc thấy lúc này là thời cơ để họ có thể có hành động mạnh mẽ nhằm chứng minh rằng Hoa Kỳ chỉ là một con hổ giấy và ASEAN là một hiệp hội bất lực.
Gần đây, việc Trung Quốc ngầm phá hoại Hiệp hội ASEAN - bằng cách mua chuộc Campuchia, để cho Campuchia không đưa ra tuyên bố chung về Quy tắc ứng xử Biển Đông – là một ví dụ.>>


RFI : Thời cơ thuận lợi cho Trung Quốc như thế nào ?

- Tất nhiên như thế này : Trước hết, nước mà Trung Quốc kình địch nhất, sợ nhất là Hoa Kỳ. Mỹ hiện đang gặp một số khó khăn về kinh tế, khó khăn quân sự và chính trị ở Trung Đông, đang cùng với các nước Châu Âu lo về kinh tế Châu Âu...

Đặc biệt hơn nữa, Hoa Kỳ đang chuẩn bị bầu cử tổng thống, do đó không muốn có những sự kiện gì lớn xẩy ra làm xáo trộn tình hình kinh tế, chính trị Mỹ, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Theo tôi, Trung Quốc đang đánh cược là Hoa Kỳ không dám có hành động cương quyết để chống lại việc lấn lướt, lấn át của TQ. Suy nghĩ như thế là sai lầm.

Cơ hội rất tốt để kiện Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc về việc dùng võ lực

RFI : Trong loạt hành động của Trung Quốc, có quyết định cho đồn trú quân đội tại Tam Sa. Phải chăng đó là yếu tố mới tức là « quân sự hóa » quyền kiểm soát thực tế trên Hoàng Sa ?

- Đúng như thế, đây là một cách leo thang, và đây là yếu tố mới : Quân sự hóa quyền kiểm soát của họ. Nhưng tôi nghĩ Trung Quốc không thể giữ nổi, và đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam đưa vấn đề Trung Quốc đã chiếm đóng Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bằng vũ lực, đưa ra kiện trước Liên Hiệp Quốc, trước các toà án quốc tế cũng như tòa án dư luận quốc tế… đẩy Trung Quốc vào thế bị động…

Cho nên việc Trung Quốc tăng cường vấn đề quân sự, tuy đáng ngại nhưng là một chuyện thật ra rất tốt cho Việt Nam.

Người Việt Nam không thể làm được, nhưng chính phủ Việt Nam có thể làm và phải làm việc này…

Dù Trung Quốc không muốn Liên Hiệp Quốc hay các toà án quốc tế chấp nhận vụ kiện, nhưng đó cũng là một cách để Việt Nam thúc đẩy cho vấn đề ra trước thế giới.

Chính phủ Việt Nam không thể tiếp tục nhân nhượng Trung Quốc

Việt Nam là một nước có lãnh hải dài nhất trong khu vực, nếu Việt Nam không lên tiếng thì Trung Quốc sẽ thừa thắng xông lên. Chính phủ Việt Nam đã nhân nhượng Trung Quốc từ quá lâu, nhưng việc Việt Nam nhân nhượng đã làm cho các nước khác nghĩ rằng Việt Nam có quyền lợi lớn nhất mà lại không lên tiếng thì làm sao mà họ lên tiếng được. Trong khi đó thì Philippines, dù ở xa nhưng cũng đã lên tiếng.

Mặt khác, ở đây không chỉ là Biển Đông… mà vấn đề chính là áp lực của Trung Quốc. Trung Quốc gây sức ép trên chính phủ Việt Nam, trên lãnh đạo Việt Nam để được tiếp tục nhân nhượng, nhưng theo tôi, nếu chính phủ Việt Nam tiếp tục làm như cũ thì sẽ mất đi sự ủng hộ của dân chúng.

Cho nên vừa qua Quốc hội đưa ra Bộ luật về Biển Đông. Tôi thấy đó là một việc làm rất tốt, mặc dù - như chúng ta đã nói - có những việc cần phải làm thêm. Nhưng mà đó là bước đầu rất tốt.

Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã được sự ủng hộ của rất nhiều nước trên thế giới và nhiều nước ASEAN tại Hội nghị ở Phnom Penh, thì nhân đó, Việt Nam nên tiếp tục.

RFI : Việc Trung Quốc có hành động ngày càng quyết đoán hơn trên Biển Đông phải chăng phản ánh xu thế đang lên của phái diều hâu trong chính quyền Trung Quốc, trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng ?

- Câu hỏi nêu trên chỉ phản ánh đúng một phần sự thực thôi. Vì xu thế diều hâu đặc biệt là trong các lãnh vực quân sự, đã càng ngày càng mạnh kể từ khi Trung Quốc tuyên bố chính sách hiện đại hóa của họ.

Trong bốn hiện đại mà họ liệt kê, hiện đại hóa quân sự là vấn đề then chốt. Do đó năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình nắm được Quân ủy Trung ương Trung Quốc ông ta đã ra quyết định dậy cho Việt Nam một bài học. Lý do chính của quyết định là để chứng minh là quân đội Trung Quốc lúc đó còn quá yếu, cần phải được củng cố và hiện đại hóa. Đây là vấn đề xuyên suốt từ đó đến nay.

Và trong những năm ông Hồ Cẩm Đào lên làm chủ tịch nước, chủ tịch Quân ủy Trung ương, thì ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng trung bình mười mấy phần trăm một năm. Riêng Hải quân thì tăng trung bình khoảng 18% một năm.

Chính Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ra lệnh thiết lập thành phố Tam Sa; do đó tôi nghĩ việc nói là phe diều hầu làm áp lực trong quá trình chuẩn bị Đại hội đảng chỉ là một cách viện cớ để cho Trung Quốc thừa cơ các nước khác trên thế giới cũng như Hoa Kỳ gặp những khó khăn nói đến ở trên, để tiến tới thêm một bước nữa.

RFI : Trở lại tình hình Biển Đông, liệu Trung Quốc có sẽ cho kéo giàn khoan nước sâu của họ xuống cắm ở vùng Biển Đông hay không ?

Tôi nghĩ Trung Quốc chưa dám làm việc này, vì như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc sẽ chứng minh cho thế giới thấy là họ cố tình khiêu khích, và gây mất an ninh trong khu vực.

Mà trước khi Trung Quốc làm việc này, theo tôi Việt Nam nên nói là nếu Trung Quốc làm như vậy, Việt Nam sẽ không có khả năng ngăn chặn những ai muốn phá hủy các giàn khoan đó - không chỉ giàn khoan khổng lồ mà bất cứ giàn khoan nào mà Trung Quốc cắm vào khu vực đang tranh chấp - ở vùng biển Hoàng Sa hay bất cứ vùng biển nào khác ở Biển Đông.

Tại sao Việt Nam nên nói như thế ? Đó là bởi vì Việt Nam cần cho thế giới biết rằng là nếu có sự cố gì xẩy ra, sự cố có thể đến từ nhiều nơi chứ không phải là từ Việt Nam, và vì Việt Nam không có khả năng tự mình ngăn cản các sự cố này, tất nhiên là Trung Quốc là nước làm mất an ninh cho Biển Đông và cho cả khu vực.

…Việt Nam nên thông báo rõ ràng cho mọi người là Việt Nam là một nước đã nhượng bộ rất là nhiều, đã bắt những người biểu tình chống sự khiêu khích của Trung Quốc, để muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng khi mà Trung Quốc đi quá đà, thì chuyện gì xẩy ra ở biển khơi, chính phủ Việt Nam sẽ không có khả năng bắt giam người ta như ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi nghĩ thêm là nếu mà Trung Quốc khiêu khích như thế, thì có thể là một người nào đó hay một nhóm người nào đó, chỉ cần một vài cái thuyền và một số thủy lôi đưa ra thì coi như mọi việc sẽ nổ to.

Cho nên, Việt Nam nên nói với thế giới là phải hợp tác với Việt Nam trong vấn đề đó, nghĩa là ngăn chặn sự khiêu khích của Trung Quốc để bảo vệ an ninh, không những cho khu vực mà cho cả thế giới.

RFI : Qua những hành động của Trung Quốc đặt nhiều cơ sở của « thành phố Tam Sa » trên đảo Phú Lâm, phải chăng là Trung Quốc muốn áp đặt sự đã rồi trên vấn đề Hoàng Sa, khiến cho Việt Nam không thể nào lấy lại được ?

- Đúng như thế, Trung Quốc muốn làm như thế. Nhưng mà vì Trung Quốc muốn làm như thế mà Việt Nam càng phải chứng minh cho thế giới rằng đây không phải là chuyện đã rồi, đây là chuyện bất hợp pháp, đây là chuyện cướp đất của người khác bằng vũ lực. Bây giờ nếu mà muốn chứng minh điều gì thì phải ra trước toà án quốc tế, tức Liên Hiệp Quốc để xử.

Còn nếu mà Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục khiêu khích như thế này, nếu có sự cố gì xẩy ra, thì Việt Nam sẽ không chiụ trách nhiệm.

Cho nên tôi nghĩ là Việt Nam không đơn thương độc mã trong vấn đề này. Việt Nam sẽ không mất hẳn Hoàng Sa, nếu có các hành động thích ứng.

----------------------
Xem thêm »

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

"Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán 'Vũ khí sát thương' cho Việt Nam"

29/7/12- KBCHN: Không Quân Trần Văn Ngọc là một người viết rất nổi tiếng nhưng anh lại ít hay viết. Những nhận định của anh rất xác thực mặc dù bài viết anh xác định "Lời Bàn Ngang" nhưng thực tế KBCHN nghĩ sẽ không ngang. Chờ xem.


Hai thượng nghị sỹ, đặc biệt là ông John McCain, có mối quan tâm lớn tới Việt Nam

Lời bàn ngang:

Sau khi đã "chào hàng" với nhà cầm quyền Việt Nam về những nhân tài người Mỹ gốc Việt trong mọi lãnh vực dân sự cũng như quân sự, "Kỹ nghệ chiến tranh" và các quân nhân "người Mỹ gốc Việt" đang tại chức, vấn đề nhân quyền đặt ra chỉ nhằm tìm một khoảng không gian sinh hoạt thích hợp cho những người này trong tương lai. Khi sư xung đột "Việt-Trung" xảy ra họ đã là những quân nhân hay nhân viên dân chính đang phục vụ dưới mầu cờ "Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Dĩ nhiên chúng ta phải hiểu đấy là những nhân viên được chính phủ Hoa-kỳ biệt phái sang Việt Nam để tham gia điều hành guồng máy chiến tranh cũng như xử dụng ngay lập tức các chiến cụ mà lệnh cấm gỡ bỏ.

Chúng ta thường nghe người Mỹ nói: "If it not happen then make it happen" (*). Kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam đã đủ để cho người Mỹ không thể trực tiếp giao những loại vũ khí tối tân cho quân đội Cộng Sản Việt Nam; cho nên sau khi những giao ước Việt-Mỹ hoàn tất, lệnh cấm bán "Vũ khí sát thương" được gỡ bỏ chúng ta sẽ thấy không lâu sau đó quân đội Việt Nam đột nhiên có ngay một lực lượng Lục-Quân, Hải-Quân và Không Quân tân tiến không bằng nhưng ngang ngửa với quân đội Hoa-Kỳ. Sau 30 tháng 4 năm 1975 tại Utapao và Subic Bay, chỉ cần một thùng sơn là các chiến cụ của Việt Nam Cộng Hòa lại trở thành chiến cụ của Mỹ. Cái giá của một thùng sơn quá rẻ.

Để tránh những phiền hà với lưỡng viện Quốc Hội cũng như với nhân dân Hoa-Kỳ; đây là phương cách tốt đẹp nhất để Hoa-Kỳ trực tiếp tham chiến trong trận chiến Việt-Trung. Chiến tranh chấm dứt, không có tổn thất nhân mạng của công dân Hoa-Kỳ và cũng chỉ tốn vài thùng sơn là Hoa-Kỳ lại thu hồi những quân trang quân dụng cần phải thu hồi. Các quân vận hạm Hoa-Kỳ lại tấp nập vào hải cảng Cam Ranh cho Việt Nam sửa chữa; để khi sửa xong các chiến cụ cần thu hồi sẽ theo đoàn tầu này mà quy hồi cố quốc.

Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán "Vũ khí sát thương" cho Việt Nam.

KQ Trần-Văn Ngọc

(*): Nếu nó không xảy ra, hãy làm cho nó xảy ra

Theo KBCHN
Xem thêm »

Trung Quốc đang tính sử dụng vũ lực ở Biển Đông?

30/7/12- Bị mê hoặc bởi trữ lượng dầu khí đáy biển, lợi dụng những điểm yếu của các bên tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mở đợt tấn công bằng hải quân và chiếm quần đảo này. Lịch sử có thể sẽ lặp lại.

Đây là ý kiến của Jim Holmes, giáo sư về chiến lược tại Trường Hải quân Mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu Red Star over the Pacific: China's Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy, tạm dịch: Sao đỏ trên Thái Bình dương: sự trỗi dậy của Trung Quốc và thách thức đối với chiến lược hải dương của Mỹ. Trên tạp chí Foreign Policy số tháng 7, ông phân tích về việc tại sao Trung Quốc lại hung hăng mạnh trong thời gian gần đây, và âm mưu tiếp theo của nước này là gì.


Trung Quốc là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất trong các bên tranh chấp ở Biển Đông. Trong ảnh là đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân nước này, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil

Để biện minh cho hành động chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh viện dẫn lịch sử, trong đó có chi tiết đô đốc Trịnh Hòa đời Minh từng đến thăm các hòn đảo này, và áp đặt cái gọi là chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu hết Biển Đông.

Cuộc hải chiến nói trên diễn ra ngày 17/1/1974.

Lịch sử thường không lặp lại y hệt, nhưng chắc chắn ăn vần. Lúc đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của chính quyền Nam Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã công bố kế hoạch thiết lập một trạm đồn trú tại Tam Sa, một thành phố mới được thành lập trên Đảo Phú Lâm với diện tích 0,8 dặm vuông ở quần đảo Hoàng Sa. "Tam Sa" tự cho mình quyền quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển liền kề.

Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong chiến dịch củng cố tuyên bố đòi tất cả các vùng biển và các đảo nằm trong một "đường chín khúc", thâu tóm hầu hết Biển Đông, bao gồm cả phạm vi thuộc các vùng đặc quyền kinh tế của các nước nằm quanh Biển Đông. Tháng này, một tàu khu trục Trung Quốc bị mắc cạn trong khu EEZ của Philippines sau khi bị cho là đã nổ súng vào ngư dân Philippines. Sự kiện trên xảy ra ngay sau một tuyên bố của Trung Quốc vào cuối tháng sáu rằng các đơn vị Hải quân của PLA sẽ bắt đầu "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" trong các vùng biển tranh chấp.


Một lần nữa Bắc Kinh dường như đang xem xét đến vũ lực. Tuy nhiên không giống như năm 1974, lần này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự vào thời điểm mà ngoại giao thời bình dường như mang lại cho họ một cơ hội tốt để thắng mà không cần phải đánh. Chính sách ngoại giao đó có thể được mô tả là "cây gậy nhỏ", thực chất là ngoại giao pháo hạm nhưng không cần triển khai pháo hạm thực thụ.

Các chiến lược gia Trung Quốc có quan điểm khá rộng về sức mạnh trên biển - một sức mạnh bao gồm cả hàng hải phi quân sự. Năm 1974, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nói đến vai trò của các ngư dân đã hành động như lực lượng bán quân sự. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc có thể đến mọi nơi và làm những điều mà các đối thủ hoặc phải dùng quân sự để phản ứng hoặc phải từ bỏ quyền của mình.


Các con tàu không vũ trang của các cơ quan dân sự, như hải giám hay cảnh sát biển, có cấp độ sức mạnh cao hơn. Còn hạm đội Hải quân PLA được hỗ trợ với các máy bay chiến thuật có căn cứ trên bờ, các loại tên lửa, tàu chiến tấn công được trang bị tên lửa và tàu ngầm đại diện cho sức mạnh cao nhất.

Nếu dùng "cây gậy nhỏ", Bắc Kinh có thể phái các tàu hải giám, đưa tàu ngư dân đi đánh cá trong vùng tranh chấp - như cách họ vẫn làm trước đây - để không quá phô trương trong việc bắt nạt các nước khác, và như vậy không mở cửa cho các cường quốc khác tham gia giải quyết tranh chấp. Tại sao họ không làm như vậy, dù đó có thể là chiến lược đầy hứa hẹn với Bắc Kinh?

Bởi vì ngoại giao "cây gậy nhỏ" đòi hỏi thời gian.

Nó cần tạo ra sự kiện trên thực địa - giống như Tam Sa - để từ đó ép buộc những người khác tin rằng thách thức lại thực tế là vô nghĩa.

Các đối thủ khác đòi chủ quyền ở Biển Đông đang tự vũ trang. Họ có thể sở hữu các phương tiện quân sự đủ để đối lại mối đe dọa từ Trung Quốc, hoặc chí ít cũng làm cho Trung Quốc phải trả giá cao hơn nếu muốn áp đặt ý chí của mình. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước hùng mạnh bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không đưa ra quan điểm chính thức đối với các vụ tranh chấp trên biển. Đương nhiên là Mỹ có cảm tình với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số nước, như Philippines, là đồng minh được quy định trong hiệp ước, trong khi các chính phủ của Mỹ nhiều năm qua đã có quan hệ hữu nghị với Việt Nam.

Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin rằng họ phải hành động hoặc ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ còn có thể. Họ cho rằng hành động trực tiếp có thể sẽ mang lại ít hậu quả hơn, họ chấp nhận bất cứ giá nào, mức độ nguy hiểm và phản ứng ngoại giao nào trong ngắn hạn.

Động cơ của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Bản đồ mà trên đó có in đường chín đoạn là một ấn phẩm từ những năm 1940, chứ không phải điều gì họ mơ ra trong những năm gần đây. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã xuất bản tấm bản đồ này trước khi chạy sang Đài Loan, và hiện Bắc Kinh đang sử dụng nó.

Nay cũng như trước kia, đường chín đoạn này biểu hiện sự quan tâm và tham vọng của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được cho là rất giàu có dưới đáy biển luôn ám ảnh những người chủ trương mở rộng hàng hải - đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cải cách kinh tế và chủ trương mở cửa của Trung Quốc. Nhiên liệu và các nguyên liệu khác vẫn rất quan trọng cho công cuộc phát triển quốc gia của Trung Quốc, ba thập kỷ sau khi Đặng Tiểu Bình phát động.

Động lực phá thế bao vây của các siêu cường cũng tác động đến tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 1970, ông Đặng đi đến kết luận rằng Liên Xô khi đó đang theo đuổi một “chiến lược quả tạ” nhằm đưa hải quân Liên Xô lên vị thế thống soái ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Eo Malacca là cầu nối hai đại dương. Khi đó Liên Xô đã đàm phán để có được căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh sau khi Việt Nam thống nhất.

Bắc Kinh có lẽ coi Chiến lược biển của Mỹ năm 2007 giống như sự lặp lại của chiến lược quả tạ của Moscow, bởi nó cũng xác định ưu tiên củng cố và mở rộng sự thống trị trên đại dương của Mỹ ở Ấn Độ dương và Tây Thái bình dương. Các nhà chiến lược Trung Quốc luôn băn khoăn về cái họ cho là kế hoạch bao vây của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ "chuyển trọng tâm" sang châu Á. Đối với Trung Quốc, dường như mọi nguy cơ cũ đang tái hiện.

Danh dự cũng là một động lực thúc đẩy hành động của Bắc Kinh. Lấy lại danh dự và niềm kiêu hãnh của Trung Quốc sau một "thế kỷ bị sỉ nhục" dưới bàn tay của kẻ chinh phục đường biển là một động lực chủ yếu trong hành động của Trung Quốc trong năm 1974. Ngày hôm nay vẫn còn như vậy. Các vùng biển East Sea và South China Sea (Hoa Đông và Biển Đông) từ lâu được người Hoa coi là ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải tự làm cho mình có ưu thế trong các khu vực này.

Trong dân chúng Trung Quốc kỳ vọng đang cao ngất trời. Trung Quốc có lực lượng hải quân và quân sự vượt trội áp đảo so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh riêng rẽ nào ở Đông Nam Á. Philippines không thể nói là có hải quân, bởi các tàu tuần tra của tuần duyên Mỹ thải ra đang là những tầu chiến mạnh nhất của nước này. Nhưng Philippines sẽ hiện đại hóa quân đội. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc và lục quân mạnh. Năm ngoái Việt Nam công bố kế hoạch mua sáu tầu ngầm lớp Kilo có trang bị ngư lôi và tên lửa chống tầu của Nga. Trung Quốc sẽ tìm cách thâu tóm lợi ích ngay trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu chống lại một cách có hiệu quả.

Vào lúc này, cơ hội thâu tóm cho Bắc Kinh có thể nói là vẫn còn. Ngoại giao Trung Quốc vừa lập được một cú khi khiến các nước ASEAN không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp ở Campuchia. Washington đã công bố kế hoạch "tái cân bằng" lực lượng Hải quân Mỹ, chuyển khoảng 60% số tàu về khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Tuy nhiên, sự tái cân bằng là một công việc khiêm tốn. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã có mặt trong khu vực này, và tái cân bằng sẽ diễn ra chậm chạp, kéo dài trong tám năm tới. Nhóm bốn tàu chiến bờ biển của Mỹ sẽ chuyển cho Singapore cũng sẽ không làm được gì để cân bằng lực lượng hải quân ở Đông Nam Á. Đây không phải là những tàu chiến thiết kế để đánh trận với các tàu chiến của hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên sau khi đã đề ra nguyên tắc là hầu hết lực lượng hải quân Mỹ phải coi Thái Bình Dương và châu Á là nhà, Washington luôn có thể đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng lực lượng ở đây, chuyển thêm lực lượng về đây và thâm chí có thể thương lượng về quyền tiếp cận căn cứ với các nước trong hoặc xung quanh Đông Nam Á. Bắc Kinh hiểu rõ điều này.

Bắc Kinh có thể đã đi kết luận rằng ngoại giao kiên nhẫn sẽ tước mất tham vọng của họ ở Biển Đông. Trong mắt của người Trung Quốc thì tốt hơn hết là hành động ngay từ bây giờ để chặn trước một cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974 với họ là: Thời gian là tất cả.

Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy)

Theo VNE
Xem thêm »