Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

'Tàu ngầm Trung Quốc không là gì so với hàng Nga, Mỹ'

14/7/12- (VTC News) - Một bài viết trên trang đánh giá quốc phòng Kanwa có trụ sở tại Canada cho biết tàu ngầm Trung Quốc không 'đủ tuổi' để so sánh với hàng Nga, Mỹ.

Mục tiêu mà bài đánh giá nhắc đến chính là tàu ngầm loại 094, lớp Jin (Tấn) của Hải quân Trung Quốc. Theo đó, thiết kế khoang chứa tên lửa của loại 094 rất thô, so với loại tàu ngầm tên lửa mới nhất của Nga là 955 thì khu chứa tên lửa của 094 quá to cao.

Các chuyên gia quân sự và những người thiết kế tàu ngầm của Nga cho biết, điều này sẽ làm cho 094 rất dễ bị phát hiện khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, tàu ngầm 094 của hải quân Trung Quốc cũng là kẻ khá ồn ào do những thiết kế chưa hợp lí về khí động học gây ra hiện tượng cản nước.

Theo một cố vấn người Nga đang làm việc cho Kanwa, vấn đề chủ yếu là do loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 mà Hải quân Trung Quốc thiết kế.

Hiện nay, các tàu ngầm loại 955 của Nga có thiết kế tương đương tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.


Khoang chứa tên lửa lộ liễu trên lưng của tàu ngầm loại 094 của Hải quân Trung Quốc

Trong đó, 2 loại tàu ngầm của Nga và Mỹ sử dụng những loại tên lửa đạn đạo được thiết kế tinh tế để không xuất hiện một khoang chứa lồi ra khỏi thân tàu như loại 094 của Trung Quốc.

Các tên lửa Bulava mà Nga sử dụng trong các tàu ngầm đã được thu nhỏ mà vẫn không giảm hiệu quả tấn công bằng công nghệ tiên tiến.

Các chuyên gia quân sự đã không ngần ngại so sánh tàu ngầm loại 094 của Trung Quốc với những sản phẩm của Nga vào những năm 60 thế kỉ trước.

Ngoài ra, bài phân tích cũng cho biết tầm bắn tối đa của JL-2 chỉ vào khoảng 6.400 - 6.800 km. Do đó nếu một tàu ngầm loại 094 đóng quân ở Vinh Bột Hải, phía Bắc Trung Quốc thì những tên lửa của nó chỉ với đến Alaska hoặc Hawaii chứ không để xâm nhập vào nội địa nước Mỹ.

Thiết kế của JL-2 về hệ thống điều khiển và tiếp nhận nhiên liệu cũng đang gặp phải các vấn đề khác nhau. Cuối cùng báo cáo kết luận, mặc dù còn nhiều điểm yếu và non kém những cuối cùng 094 đã giúp Trung Quốc có một bước đi lớn trong việc tấn công các khu vực ở xa từ quê nhà.

VTC News
Xem thêm »

20 côn đồ truy sát người dân Văn Giang

14/7/12- LTS: Văn Giang là nơi xảy ra vụ cưởng chế gây tranh cãi hồi tháng 4 năm 2012. Mọi sự cố xảy ra ở Văn Giang là một vấn đề nhạy cảm. Côn đồ truy sát dân là một hiện tượng "không bình thường" trong xã hội.

Có ít nhất 3 người phải nhập viện trong tình trạng bị thương nặng trong vụ việc gần 20 tên côn đồ hung hãn ngang nhiên mang theo gậy gộc, hung khí vào khu đuổi đánh hành hung người dân trong chiều 12/7, tại thôn 1, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên.

3 nạn nhân bị côn đồ hành hung đã đưa vào Bệnh viện đa khoa Sông Hồng (xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm, Hà Nội) cấp cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Việt Đức được xác định là ông Đàm Văn Đồng (52 tuổi), ông Đàm Văn Nghiệp (54 tuổi) và cụ ông Lê Thạch Bàn (73 tuổi).

Theo các bác sĩ, các nạn nhân nhập viện trong tình trạng trên cơ thể dính nhiều vết thương nặng ở vùng đầu, vùng chân, tay có nhiều vết sưng tím.

Sau khi ông Đồng được các bác sĩ khâu 10 mũi, ông Nghiệp khâu 19 mũi ở vùng đầu, tình trạng sức khỏe cũng đã dần bình phục trở lại và và hiện cả hai trường hợp này đã xin về điều trị tại nhà.

Riêng cụ Bàn, do tuổi cao sức yếu, lại bị chấn thương nặng nên vẫn phải tiếp tục điều trị tại bệnh viện.

Côn đồ vào xóm hành hung người dân

Ông Đàm Văn Đồng kể lại: Sáng 12/7 ông và một số người dân trong xã có buổi làm việc với Bộ Tài nguyên Môi trường và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về những vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp của bà con chưa nhận tiền đền bù. Tuy nhiên, không nhận được thông tin gì, đành quay về.


Ông Nghiệp nhập viện với nhiều vết thương ở vùng đầu- ảnh Anh Tuấn

Đến chiều cùng ngày, ông cùng 5 người dân trong thôn có tới khu cánh đồng Cầu Vai để xem hoạt động xây dựng của một dự án thì bất ngờ bị nhóm thanh niên lạ mặt hung hãn cầm theo gậy gộc đe dọa rồi đuổi đánh.

Thấy vậy, ông Đồng cùng 5 người còn lại tháo chạy vào trong làng nhưng nhóm thanh niên truy đuổi ráo riết để hành hung tận trong nhà dân.

Anh Đàm Văn Nghiệp đã bị 3 thanh niên cầm gậy gộc đánh tới tấp. Bất ngờ bị đánh, anh Đồng và anh Nghiệp đã chống trả lại nhóm côn đồ lạ mặt. Vì bị thương nặng, toàn thân nhiều vết sưng tím nên đã cố gắng bỏ chạy và hô hoán kêu cứu dân làng.

Chưa dừng lại ở đó, nhóm côn đồ gọi thêm khoảng gần hai chục người làm náo loạn làng quê.

Nghe tiếng hô hoán, kêu cứu, cụ Lê Thạch Bàn (73 tuổi) từ trong nhà chạy ra xem tình hình thế nào cũng bị nhóm đối tượng này dùng gậy tấn công, đuổi đánh. Cụ Bàn hoảng hốt chạy vào tận buồng nhà ông Khánh ẩn náu cũng bị mấy đối tượng xông vào đánh tới tấp.


Tại hiện trường, người dân thu giữ được nhiều gậy gộc, vỏ chai bia mà nhóm người lạ mặt vứt lại - ảnh Anh Tuấn

Cụ chạy ra sân thì lại bị chặn đường đánh đến gục ngã. Thấy cụ bị thương nặng thì bọn chúng mới bỏ lại hung khí và tháo chạy. Ông Khánh vào can ngăn cũng bị đánh chấn thương ở bả vai.

Tại hiện trường, người dân thu được nhiều gậy gộc, vỏ chai bia mà nhóm người lạ mặt vứt lại sau khi ngang nhiên vào làng hành hung người dân.

Sẽ xử lí các đối tượng vi phạm

Theo ông Đàm Văn Đồng, đây không phải là lần đầu tiên người dân bị nhóm người lạ mặt hành hung mặc dù không có mâu thuẫn hay thù oán với ai.


Trưởng Công an huyện Văn Giang cho hay sẽ điều tra, xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm- ảnh Anh Tuấn

Ông nghi ngờ rằng, mình bị đánh có liên quan đến sự việc đưa đơn kiện trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang vừa qua.

Trước đây, năm 2009, cụ Lê Thạch Bàn cũng đã bị gần 20 người lạ mặt đã xông vào nhà đe dọa và dùng bình xịt hơi cay tấn công.

Vụ việc lần này xảy ra khiến nhiều người dân trong khu vực vô cùng hoang mang và sợ hãi.

Trao đổi với PV, ông Phạm Phú Chù, Trưởng thôn 1 xã Xuân Quan cho biết, trước khi xảy ra sự việc trên, người dân trong thôn nhiều lần bị các đối tượng lạ mặt hung hãn vào khu dân cư, hành hung người dân giữa ban ngày nhưng đến nay vẫn chưa xác định được các đối tượng gây rối.

Liên quan đến vụ việc này, chiều ngày 13/7, PV đã có cuộc trao đổi với Trưởng Công an H.Văn Giang, đại tá Ngô Văn Phương cho biết: “Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Văn Giang đã xác minh sự việc xảy ra vào chiều ngày 12/7 và đã lập biên bản hiện trường vụ việc, tiến hành lấy lời khai và tiếp tục điều tra, làm rõ".

Hiện tại Công an huyện Văn Giang đã trình báo lên Công an tỉnh Hưng Yên để vào cuộc điều tra, sẽ xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm”.

Vietnamnet
Xem thêm »

Thủ tướng quyết định thành lập Viện biển Đông

14/7/12- Theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Viện biển Đông là một đơn vị mới – đơn vị thứ 17 của Học viện Ngoại giao.


Viện biển Đông được thành lập chuyên nghiên cứu các vấn đề về chủ quyền quốc gia trên khu vực.

Quyết định số 29 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 12/7/2012 về việc sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao (trực thuộc Bộ Ngoại giao). Theo đó, cơ quan này có thêm một đơn vị mới là Viện biển Đông, nâng tổng số đơn vị trực thuộc lên con số 17 thay vì 16 đơn vị như hiện nay.

16 đơn vị trực thuộc khác của Học viện Ngoại giao được giữ nguyên như cơ cấu tổ chức trước đó gồm: 1- Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao; 2- Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ đối ngoại; 3- Trung tâm Thông tin, Tư liệu; 4- Văn phòng; 5- Phòng Quản lý Khoa học; 6- Phòng Đào tạo; 7- Phòng Công tác chính trị, quản lý sinh viên; 8- Khoa đào tạo sau Đại học; 9- Khoa Lý luận Chính trị; 10- Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao; 11- Khoa Kinh tế Quốc tế; 12- Khoa Luật Quốc tế; 13- Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại; 14- Khoa Tiếng Anh; 15- Khoa Tiếng Pháp; 16- Khoa Tiếng Trung Quốc.

Việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Học viện Ngoại giao và các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tin mới
Xem thêm »

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản thăm VN

14/7/12- (VOV) - Nhật Bản hiện là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất và là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Gemba Koichiro. Hai bộ trưởng đồng chủ trì cuộc họp Uỷ ban Hợp tác Việt Nam- Nhật Bản. Hai bên đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua; nhất trí cần tiếp tục duy trì, thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao và tăng cường hiệu quả hợp tác của các cơ chế đối thoại giữa hai nước…

Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Nhật Bản hợp tác, hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2020. Nhật Bản hiện là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất và là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh đến những tiến triển và nhất trí hợp tác, triển khai các thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là các dự án hợp tác kinh tế trọng điểm như: dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam; việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam sang làm việc.

Về phần mình, Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ viện trợ phát triển chính thức (ODA) giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đẩy mạnh hợp tác triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Gemba Koichiro nhấn mạnh: Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ đối tác chiến lược. Hai bên tăng cường quan hệ hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả về chính trị.

Trong cuộc hội đàm, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao cũng như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và hợp tác an ninh trên biển. Nhật Bản tiếp tục cam kết hỗ trợ ODA trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

Việt Nam và Nhật Bản cũng nhất trí tăng cường hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên đã thảo luận những diễn biến gần đây trên biển, nhất trí cho rằng các bên liên quan cần thông qua đối thoại hoà bình, giải quyết ổn thoả các tranh chấp tại biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố DOC và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông COC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì an ninh, an toàn trên biển./.

Quỳnh Hoa/VOV-Trung tâm tin

Cùng ngày, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản đã có cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Gemba Koichiro - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hoan nghênh Bộ trưởng Gemba Koichiro sang thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì phiên họp Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Gemba Koichiro với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng như kết quả phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nhật Bản; cho rằng kết quả chuyến thăm đóng góp tích cực thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; khẳng định mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam là tiếp tục cùng với phía Nhật Bản làm sâu sắc hơn, hiệu quả hơn quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, vì sự phát triển của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đã lập Ban Chỉ đạo tổ chức Năm Hữu nghị Việt-Nhật 2013 nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Ban Chỉ đạo thúc đẩy phát triển công nghiệp giữa hai nước… đề nghị hai bên tăng cường thúc đẩy thương mại, du lịch; đề nghị Nhật Bản tiếp tục tích cực hỗ trợ ODA giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Chính phủ hai nước sớm thúc đẩy các dự án hợp tác lớn mà hai bên đã thỏa thuận như Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam, cảng Lạch Huyện…; tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Bộ trưởng Gemba Koichiro khẳng định, Nhật Bản đặc biệt coi trọng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực. Bộ trưởng thông báo về kết quả làm việc tại Việt Nam, trao đổi về phương hướng và các biện pháp nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược phát triển toàn diện, hiệu quả, thực chất hơn nữa trong thời gian tới.

Bộ trưởng Gemba Koichiro khẳng định, Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức Năm Hữu nghị Việt-Nhật 2013 nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, khoa học-kỹ thuật, văn hóa, tăng cường giao lưu nhân dân, đặc biệt là giao lưu thanh niên, sinh viên…

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Gemba Koichiro bày tỏ quan điểm của Nhật Bản là ủng hộ việc đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông, giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982.

Nguyễn Hoàng/ Chính phủ

Bộ trưởng ngoại giao Nhật thăm VN (BBC)

14/7/12- Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba vừa gặp người đồng nhiệm Việt Nam tại Hà Nội trong chuyến đi tăng cường quan hệ kinh tế-chính trị song phương.


Ông Gemba đã thăm Campuchia trước khi tới Việt Nam

Ông Gemba và ông Phạm Bình Minh cũng chủ trì một cuộc họp báo chung hôm thứ Bảy 14/7.

Được biết Ngoại trưởng Nhật chỉ ở Việt Nam trong hai ngày 13/7-14/7.
Trước đó ông đã ở thăm Campuchia và tham dự cuộc họp Ngoại trưởng các quốc gia Đông Á ở Phnom Penh.

Các hãng thông tấn có mặt ở Hà Nội cho hay trong cuộc họp báo ngày 14/7, Ngoại trưởng Gemba nói hai nước Việt Nam và Nhật Bản "đã thống nhất tăng cường hợp tác trong các lính vực quốc phòng và an ninh biển".

Ông ngoại trưởng nói: "Trong các cuộc hội đàm ngày hôm nay, chúng tôi đã nhất trí mở rộng thêm các cuộc gặp ngoại giao cấp cao giữa hai bên nhằm tăng cường hợp tác về quốc phòng và an ninh biển giữa Nhật Bản và Việt Nam".

Quan hệ kinh tế cũng được đề cập tới trong chuyến thăm của ông Koichiro Gemba tới Hà Nội.
Thương mại hai chiều Việt-Nhật năm 2001 đạt 21 tỷ đôla, và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Tokyo cũng đang có kế hoạch hỗ trợ Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân ở miền Trung đất nước.

Tuy nhiên, các nguồn tin nói an toàn hàng hải và căng thằng hiện nay về chủ quyền biển với Trung Quốc nằm cao hơn cả trong nghị trình của ông bộ trưởng ngoại giao.

Bất đồng với Trung Quốc

Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản đang có bất đồng sâu sắc với Trung Quốc quanh chủ quyền tại biển Hoa Đông.

Tranh cãi ngoại giao bùng phát tuần rồi, khi Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra tới khu vực đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu ngư Đài hôm thứ Tư 11/7.

Nhật Bản đã chính thức phản đối Trung Quốc ngay tại hội nghị Asean+3 ở Phnom Penh.

Bắc Kinh nói các tàu của họ chỉ làm phận sự "trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc" trong khi Tokyo cực lực phản đối hành động vi phạm chủ quyền này.

Hội nghị ngoại trưởng Asean đã kết thúc hôm 13/7 trong chia rẽ, khi các ngoại trưởng không thể đưa ra một thông cáo chung cuối cuộc họp.

Đây là lần đầu tiên trong 45 hoạt động của khối Asean, vốn đề cao nguyên tắc đồng thuận, sự kiện như vậy xảy ra.

Việt Nam ngỏ ý tiếc, trong khi Philippines, quốc gia bị nước chủ nhà Campuchia gọi là hung hăng và 'bắt nạt', lên tiếng chỉ trích thái độ của Phnom Penh.

Ngoại trưởng Albert del Rosario hôm thứ Sáu 13/7 tuyên bố: "Tôi cho là ngay cả khi chúng tôi im lặng thì cũng sẽ bị cáo buộc là làm căng thẳng tình hình".

"Khi chúng tôi phản hồi thì lại bị cáo buộc là bắt nạt."

Philippines và Việt Nam muốn thông cáo chung của hội nghị ghi lại quan điểm của hai nước này đối với tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, điều mà Campuchia khước từ.

Trong giới ngoại giao có mặt tại hội nghị có cáo buộc Campuchia hành động như thể đã bị Trung Quốc "mua đứt".

Theo VOV, BBC
Xem thêm »

Trung Quốc ca ngợi thượng đỉnh ASEAN thành công

14/7/12- Thượng đỉnh ASEAN thất bại về vấn đề Biển Đông được Bắc Kinh mô tả là ‘thành công’.


Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, nói Bắc Kinh hy vọng Mỹ tôn trọng các lợi ích và quan tâm của Trung Quốc cùng các nước khác trong Châu Á-Thái Bình Dương

Thượng đỉnh ASEAN thất bại về vấn đề Biển Đông được Bắc Kinh mô tả là ‘thành công’.

Phát ngôn nhân Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 13/7 tuyên bố rằng quan điểm của Bắc Kinh được một số nước trong khối Đông Nam Á ủng hộ tại các cuộc họp của ASEAN ở Campuchea bế mạc hôm nay 13/7.

ASEAN đã không chung quyết được một thông cáo chung cho thượng đỉnh năm nay vì bất đồng về vấn đề Biển Đông liên quan đến Trung Quốc.

Ông Lưu nói thượng đỉnh ASEAN lần này thành công và rằng lập trường của Trung Quốc trong nhiều vấn đề đã được nhiều nước tham gia hội nghị đánh giá cao và ủng hộ.

Hôm qua (12/7) Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Mỹ tôn trọng các lợi ích của Bắc Kinh tại Châu Á.

Trong cuộc hội kiến Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton bên lề thượng đỉnh ASEAN ở Campuchea, Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, nói Bắc Kinh hy vọng Mỹ tôn trọng các lợi ích và quan tâm của Trung Quốc cùng các nước khác trong Châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Dương cũng đề nghị Mỹ-Trung nên thiết lập một kiểu tương tác tại khu vực vì sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Nguồn: AFP / China Daily / Asia News Network

VOA
Xem thêm »

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

"Việt Nam, Philippines 'bắt nạt' khối ASEAN trong xung đột biển Đông"

Nguồn tin Campuchia, 12/7/12



Vietnam, Philippines 'bullying' ASEAN over sea conflict: Cambodian sources

Việt Nam, Philippines 'bắt nạt' khối ASEAN trong xung đột biển Đông: nguồn tin Campuchia

By Puy Kea
PHNOM PENH, July 12, Kyodo

Puy Kea
PHNOM PENH, 12 Tháng Bảy, Kyodo

Vietnam and the Philippines have demanded that ASEAN adopt strong language to reflect their positions in territorial disputes with China in the South China Sea, leaving the 10-member grouping unable to adopt a communique three days after an ASEAN foreign ministers meeting, Cambodian diplomatic sources said Thursday.

Việt Nam và Philippines đã yêu cầu rằng ASEAN thông qua ngôn ngữ mạnh mẽ để phản ánh lập trường của của họ trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, nhóm 10 thành viên không thể thông qua một thông cáo sau một cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN, các nguồn tin ngoại giao Campuchia hôm thứ Năm cho  hay.


One Cambodian diplomatic source described the positions taken by Vietnamese and Philippine officials as "bullying."

Một nguồn tin ngoại giao Campuchia mô tả các lập trường được đưa ra bởi các quan chức Việt Nam và Philippines là "bắt nạt".


Vietnam has demanded that the communique includes a reference to "the maritime boundary of exclusive economic zone and continental shelves disputes between the Philippines, Vietnam and China," while the Philippines wants the mention of "Scarborough Shoal" in the document, the sources said.

Việt Nam đã yêu cầu thông cáo bao gồm một tham chiếu đến "ranh giới biển của các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập đến "Scarborough Shoal" trong tài liệu, các nguồn tin cho biết.


Cambodia, as chair of the ASEAN meetings and a close friend of China, is not happy with the demands put up by Vietnam and the Philippines, the sources said.

Cam-pu-chia, chủ tịch của các cuộc họp ASEAN và là người bạn thân thiết của Trung Quốc, không hài lòng với các yêu cầu Việt Nam và Philippines nêu ra, các nguồn tin cho biết.


The sources said Cambodia has warned that if the deadlock continues, a joint communique that is usually released soon after the annual meeting would be scrapped altogether.


Các nguồn tin cũng cho biết Campuchia đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục bế tắc, một thông cáo chung thường được phát hành ngay sau khi cuộc họp thường niên sẽ được loại bỏ hoàn toàn.


The controversy over the language in the communique for the ASEAN foreign ministers' meeting spilled over to a meeting between the Chinese and ASEAN foreign ministers on Wednesday.


Các tranh cãi về ngôn ngữ trong thông cáo của cuộc họp ngoại trưởng các nước ASEAN đã tràn qua một cuộc họp giữa Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm thứ Tư.

Speaking at the meeting, Chinese Foreign Minister Yang Jiechi said "some ASEAN member states have taken unilateral provocative action on the issues of South China Sea," diplomatic sources said.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết "một số thành viên các nước ASEAN đã đơn phương hành động khiêu khích về các vấn đề của Biển Đông", nguồn tin ngoại giao cho biết.


Yang effectively put on hold an agreement reached earlier by senior ASEAN and Chinese officials to open negotiations for a legally binding "code of conduct" in the South China Sea, saying the talks would have to wait until "the condition is ripe," the sources said.


Yang đã thành công khi trì hoãn một thỏa thuận đạt được trước đó của cấp cao ASEAN và các quan chức Trung Quốc để mở các cuộc đàm phán cho một "quy tắc ứng xử" có tính ràng buộc pháp lý ở Biển Đông, ông nói rằng các cuộc đàm phán sẽ phải chờ đợi cho đến khi "điều kiện đã chín muồi", các nguồn tin cho hay.


The Scarborough Shoal was the scene of a stand-off between Chinese and Philippine government vessels earlier this year. Both the Philippines and China claim sovereignty of the shoal.


Bãi đá ngầm Scarborough là hiện trường của một sự đối đầu bế tắc giữa các tàu của chính phủ Trung Quốc và Philippines vào đầu năm nay. Cả Philippines và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của bãi này.


Vietnam, which disputes China's claims to the Spratly and Paracel island groups, has decried recent Chinese "patrolling" of the contested seas and a recent announcement by the Chinese National Offshore Oil Corp. that it will invite international bids for oil and gas exploration in an area of the Paracels.
Việt Nam, tranh chấp với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã chỉ trích Trung Quốc gần đây đã "tuần tra" vùng biển tranh chấp và việc Tập đoàn Dầu khí Đại Dương Quốc gia Trung Quốc công bố gần đây về mở hồ sơ dự thầu quốc tế và thăm dò dầu khí trong một khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa.



http://english.kyodonews.jp/news/2012/07/169301.html


Bản tiếng Việt: Một góc của tôi
Xem thêm »

Quân đội chó Trung Quốc

(Strategypage) - Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tăng đáng kể quân số chó làm việc trong các lực lượng quân sự, và bây giờ đã có hơn 10.000 lính chó đang được sử dụng trong quân đội Trung Quốc.


Chó quân sự đang được huấn luyện ở Trung Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Hầu hết các con chó quân sự Trung Quốc được tuyển chọn tại các địa phương để đào tạo cho các nhiệm vụ an ninh. Tại Bắc Kinh, có một trung tâm huấn luyện quân sự chó sản xuất hàng trăm con chó một năm với các kỹ năng phát hiện chính xác. Trung tâm đào tạo chó quân sự là một quá trình tốn kém thời gian. Rất nhiều những con chó này cũng được sử dụng bởi các đơn vị cảnh sát bán quân sự và các tổ chức cứu trợ thiên tai chuyên cứu hộ (thông qua con chó ngửi nạn nhân sinh sống, hoặc chết trong đống đổ nát,...).

Hầu hết những con chó giống miền Tây (chó đồng, chó kiếm mồi và một số lượng nhỏ các loài động vật lớn khác). Rất nhiều các con chó giống Trung Quốc đã biến mất trong thế kỷ vừa qua, bây giờ người ta thấy có sự thay đổi giống chó Trung Quốc. Ví dụ, chó Côn Minh (là một phần giống chó Shepherd của Đức) đã được tạo ra vào những năm 1950 khi trung tâm huấn luyện quân sự chó được thành lập. Trung tâm này đã bị đóng cửa vào những năm 1960, trong cuộc Cách mạng Văn hóa và không được mở cửa trở lại cho đến đầu những năm 1990. Trước đó, một số đơn vị quân đội đã được nhân giống và đào tạo chó cho an ninh và các nhiệm vụ quân sự khác.


Huấn luyện chó Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, người Trung Quốc ghi nhận việc sử dụng thành công các giống chó ở Iraq và Afghanistan, và đã mở rộng số lượng chó được huấn luyện phục vụ cho các mục đích quân sự. Có một lịch sử lâu dài về chó làm việc ở Trung Quốc, những giống nhỏ hơn chủ yếu được sử dụng cho an ninh hoặc săn bắn. Để có được những con chó lớn để đào tạo phục vụ cho chiến tranh, cũng như phổ biến trong thời Trung cổ và cổ đại ở phương Tây, Trung Quốc đã phải lai tạo chúng bởi vì các giống chó cổ Trung Quốc đã chết.

Trung Quốc cũng đã ghi nhận việc sử dụng các thiết bị đặc biệt của Phương Tây cho chó và cảnh sát quân sự. Điều này bao gồm doggles (kính và đồ bảo hộ được thiết kế để phù hợp với một con chó). Doggles cung cấp thiết bị bảo vệ từ ánh sáng mặt trời, bụi và cát mịn thường được tìm thấy ở miền bắc Trung Quốc từ sa mạc Gobi.

Phần lớn các thiết bị mới cho chó quân sự Trung Quốc là công nghệ cao. Ví dụ, có một hệ thống camera (máy ảnh) đặc biệt được kết hợp vào một áo vest đồng phục thường được mặc bởi những con chó chỉ huy chiến đấu. Một số thiết bị mới chỉ là nâng cấp các thiết bị hiện có. Ví dụ, chó phục vụ chiến tranh từ lâu đã được trang bị với áo khoác không có tính năng chống đạn. Những áo khoác có giá thành rẻ (dưới $ 100 đô la). Thiết kế áo vest đồng phục gần đây đi kèm với nhiều tính năng đặc biệt bên cạnh máy ảnh. Một số áo có ngăn bên trong để đặt túi lạnh (mềm mại, túi nhựa bằng phẳng có chứa một chất hóa học, khi kích hoạt, trở nên rất mát mẻ).

Kể từ khi chó không đối phó với nhiệt đô hiệu quả (do chó không đổ mồ hôi), các túi lạnh có thể ngăn ngừa đột quỵ nhiệt. Ngoài ra còn có các file (tập tin) đính kèm trên áo để cho phép chó có thể nhảy dù, hoặc kéo lên máy bay thông qua một sợi dây thừng. Áo cho chó Trung Quốc bây giờ cho phép xác định phù hiệu để dễ dàng nhận biết đơn vị, đã được thêm vào, và nhiều chó đã được huấn luyện khác nhau để xử lý một con chó khác bị thương. Một áo thiết kế thậm chí có dây đai để xử lý có thể mang theo con chó bị thương trên lưng như một cái gói. Trong khi áo cản trở con chó mất "khả năng di động" một chút, đặc biệt là khi chó đang nhảy, nhưng những con chó quân sự Trung Quốc đã nhanh chóng được điều chỉnh.

Trung Quốc đang có một đội quân chó khổng lồ.

Nguồn tham khảo cho bài viết:

http://www.strategypage.com/htmw/htcbtsp/articles/20111227.aspx
Xem thêm »

Chiến tranh tâm lý


Lính hải giám Trung Quốc đứng trên boong tàu quay phim, chụp ảnh giàn khoan của Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.


13/7/12- SGTT.VN - Được ba mua cho chiếc thuyền điều khiển từ xa, hai anh em Tèo và Tí hí hửng mang vào sở thú chơi. Tèo ỷ lớn, cứ giành chơi một mình. Tí tủi phận kiếm giấy báo xếp thuyền thả xuống nước, ai ngờ cũng bị Tèo điều khiển tàu đâm chìm nghỉm. Tí khóc nức nở:

– Hu hu... Anh xấu quá, chơi kiểu gì kỳ vậy?

Tèo thản nhiên đáp:

– Tao chơi kiểu Trung Quốc!

Hai anh em chơi một hồi đói bụng, kéo nhau vào quán. Tí móc túi lấy tiền mua hết cho phần mình, mặc Tèo đứng ngó. Tèo bực bội hỏi:

– Ê, sao không mua cho tao ăn với? Hồi sáng ba cho tiền là cho chung cả hai đứa mà?

– Tiền trong túi em là của em. Của ai nấy ăn!

– Mày ăn kiểu gì kỳ vậy?

– Em ăn theo kiểu Mỹ!

Tèo nhăn mày ngẫm nghĩ rồi dụ khị:

– Thôi, đừng ăn kiểu Mỹ nữa, nên ăn theo kiểu Trung Quốc hay hơn.

Tí cảnh giác, nghi ngờ hỏi:

– Thôi đi, anh chơi kiểu Trung Quốc lấy mạnh hiếp yếu, giờ tới ăn cũng muốn ăn giật hả?

Tèo cười:

– Bậy nè, ăn kiểu Trung Quốc nó khác với chơi...

– Khác là khác làm sao?

– He he, đó là thứ gì cũng ăn, dơ mấy cũng ăn, ăn cả tai heo bằng nhựa, bánh bao nhân bìa cáctông, trứng giả luộc bằng nước tiểu, nước tương làm từ tóc người, xúc xích có giòi...

– Oẹ Oẹ! Anh nói làm em mắc ói quá, hết muốn ăn rồi! Thôi còn nhiêu đây, muốn ăn giộng gì thì nuốt hết đi!

Sài Gòn Tiếp Thị
Xem thêm »

Campuchia cáo buộc VN và Philippines, Asean không đưa ra được thông cáo chung


13/7/12- Tin từ nơi họp hội nghị khu vực ở Phnom Penh cho hay tới cuối ngày thứ Năm 12/7, Asean vẫn không đưa ra được thông cáo chung của khối vì vướng mắc trong ngôn từ về Biển Đông.

Điều này cho thấy nội bộ khối vẫn còn chia rẽ sâu sắc trong chủ đề quan trọng đối với an ninh khu vực.

Đây là lần đầu tiên trong 45 năm của Asean mà một hội nghị bộ trưởng không có thông cáo chung.
Trong khi đó, có tin Campuchia cáo buộc Việt Nam và Philippines 'bắt nạt' các nước khác trong quá trình bàn thảo nội dung thông cáo.

Thông tấn xã Nhật Bản Kyodo dẫn nguồn ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu Asean phải có lời lẽ cứng rắn phản ánh được quan điểm của hai nước này trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

Một quan chức ngoại giao Campuchia mô tả lập trường của quan chức Việt Nam và Philippines là 'bắt nạt' (bullying) nước khác.

Campuchia, chủ tịch Asean năm 2012, không hài lòng với đòi hỏi của hai nước này.

Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu thông cáo chung nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "Bãi cạn Scarborough" trong văn bản.

Yêu cầu trên không được chấp nhận, khiến mười nước Asean không thống nhất được thông cáo chung, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao Asean như thông lệ.

Campuchia cảnh báo rằng nếu tình trạng bất đồng này tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

'Nổi nóng'

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng Asean và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã khá gay gắt.

Các nguồn tin cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên Asean đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông".

Không khó để đoán ra đây là Việt Nam và Philippines, hai nước mới đây có đối đầu trực tiếp và căng thẳng với Trung Quốc quanh vấn đề chủ quyền.

Thông tấn xã Pháp AFP có mặt tại chỗ thì trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị nói rằng đã có sự nổi nóng trong giới chức tham gia.

Ông này nói: "Đa số các đại diện Asean thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới chủ đề Biển Đông".

Quan chức Hoa Kỳ này cũng nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, lại bất ngờ tỏ ra thiết tha muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói với các phóng viên rằng ông vô cùng thất vọng khi hội nghị Asean lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.

"Tôi nghĩ thật là thiếu trách nhiệm nếu như chúng ta không thể đưa ra được một thông cáo chung về Biển Đông."

Ông nói đã xem tới 17 hay 18 văn bản nháp của thông cáo này, tất cả rồi lại bị hủy bỏ vì không được các thành viên ký duyệt.

Một nhà ngoại giao khác được AFP dẫn lời cho hay sở dĩ Campuchia bác chấp bút của Việt Nam và Philippines là vì "áp lực vô cùng căng thẳng từ một nước lớn", ám chỉ Trung Quốc.

"Dường như Campuchia đã được hiệu lệnh nghiêm khắc từ nước lớn này."

Không có tiến triển về COC

Diễn đàn an ninh khu vực ARF 19 cùng các cuộc hội nghị Asean, Asean+3 trước đó đều không mang lại được điều gì mới trong thúc đầy đàm phán một bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).

Thông cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Năm chỉ nói ngắn gọn những lời đã cũ.

Thông cáo nói ông Minh đã "phát biểu bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)".

Trong khi đó, báo chí Trung Quốc thậm chí còn không hề nhắc tới chủ đề Biển Đông khi phản ánh các cuộc họp của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Campuchia.

Việc đàm phán giữa Asean và Trung Quốc về COC, vốn đã được Asean thống nhất nguyên tắc, xem ra chưa thể bắt đầu sớm để hoàn tất vào tháng 11 này như Asean trông đợi.

Ngày 12/7, Hoa Kỳ và châu Âu cũng ra tuyên cáo chung, trong đó lặp lại quan điểm về Biển Đông rằng hai bên "sẽ hợp tác với các đối tác châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển; cũng như hỗ trợ các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột".

"Về Biển Đông, châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích Asean và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác."

VN ‘thất vọng vì không có thông cáo chung’


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam bày tỏ thất vọng

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh bày tỏ sự thất vọng sau khi Asean không thể đưa ra tuyên bố chung vì mâu thuẫn quanh vấn đề Biển Đông.

Nói với các phóng viên bằng tiếng Anh, ông Phạm Bình Minh cho hay: “Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để có một tuyên bố chung, vì thế rất là thất vọng.”

Đây là lần đầu tiên trong 45 năm của Asean mà một hội nghị bộ trưởng không có thông cáo chung.

Phê phán chủ nhà

Philippines công khai phê phán nước chủ nhà Campuchia về bế tắc ngoại giao chưa từng có.

Thông cáo của Philippines nói “nhiều nước thành viên Asean và Tổng Thư ký Asean ủng hộ lập trường của Philippines rằng vấn đề Bãi cạn Scarborough đã được thảo luận ở cuộc họp Bộ trưởng thì cần được phản ánh trong Tuyên bố chung”.

“Nhưng Chủ nhà liên tục phản đối mọi đề cập đến Bãi cạn Scarborough trong Tuyên bố chung,” Bộ Ngoại giao Philippines nói.

Phản bác lại, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói không có chuyện nước ông bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc.

“Tôi yêu cầu chúng tôi đưa ra tuyên bố chung mà không nhắc đến tranh chấp Biển Nam Trung Hoa.”

“Nhưng một số nước thành viên liên
tục đòi đưa vấn đề Bãi cạn Scarborough.”
“Tôi nói với các vị tương nhiệm rằng cuộc gặp của ngoại trưởng Asean không phải là tòa án, hay một nơi phán quyết về tranh chấp,” ông tuyên bố.

Giới chỉ trích cáo buộc Campuchia ngả về phía Trung Quốc, nước đã dành nhiều viện trợ cho Phnom Penh.

Nhưng Ngoại trưởng Hor Namhong khẳng định: “Chúng tôi không theo nước nào trong xung đột song phương.”

Trong khi đó, Philippines bác bỏ lập luận rằng tranh chấp mang tính song phương.

Bộ Ngoại giao nước này nói tranh chấp ở Biển Đông, mà họ gọi là Biển Tây Philippines, “không phải là xung đột song phương với một láng giềng phương bắc mà là đa phương, và vì thế cần được giải quyết theo cách đa phương”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa bày tỏ ý kiến chính thức về chủ nhà Campuchia và có lẽ sẽ không bao giờ làm động tác này.

Tuy vậy, bản tin của Thông Tấn xã Việt Nam đánh đi từ Phnom Penh nói: “Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong từ chối nêu tên nước đã có ý kiến không đồng thuận trong vấn đề Biển Đông, trong khi tin tức hành lang cho biết Philippines và Việt Nam đã đề cập mạnh mẽ vấn đề này tại hội nghị.”

“Phía Campuchia cũng rò rỉ tin tức cho một số hãng thông tấn rằng Philippines và Việt Nam đã ‘ép’ Campuchia trong việc ra Tuyên bố chung đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông,” bản tin của Việt Nam viết.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa từ chối bình luận có phải Campuchia đang hỗ trợ Trung Quốc hay không.

Nhưng ông bày tỏ thất vọng: “Mỗi khi có vấn đề, đó là lúc chúng ta cần tăng cường nỗ lực, chứ không phải là bế tắc.”

“Đây là lúc Asean cần được xem là hành động như một khối. Tôi thấy khó hiểu, và rất thất vọng,” ông nói.

Còn Tổng Thư ký Asean, Surin Pitsuwan, cố gắng giảm nhẹ căng thẳng, gọi đây chỉ là “trục trặc nhỏ”.

“Chúng tôi tưởng có thể có lập trường thống nhất về mọi thứ. Đó là mong chờ, đó là hy vọng thôi,” ông phát biểu, và nói thêm rằng sẽ vẫn có nỗ lực tiếp tục tìm đồng thuận.

Phát biểu vào tối thứ Năm ở Phnom Penh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mô tả bà đã có một ngày làm việc “căng thẳng” nhưng nhìn nó như một điều tích cực.

Bà nói ít nhất các nước Asean nay công khai bày tỏ bất đồng, sau nhiều năm mà theo các phân tích gia là đã tránh né các vấn đề tranh cãi.

“Đó là dấu hiệu trưởng thành của Asean khi họ tranh luận một số vấn đề rất hóc búa. Họ không tránh né,” bà nói.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120713_asean_reax.shtml

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120712_asean_scs.shtml
Xem thêm »

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm VN

Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ có chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ chiều nay 13/6/2012

Chiều 13/7, tại Hải Phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam tiếp ngài Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đến chào xã giao nhân chuyến thăm Việt Nam.

Chào mừng ngài Đô đốc Cecil D. Haney sang thăm Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến điểm lại một số nội dung về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, trong đó có quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang phát triển, phù hợp với sự phát triển của quan hệ chung giữa hai nước.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đánh giá cao kết quả hoạt động của các tàu Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam từ khi hai bên thiết lập cơ chế Trao đổi Hải quân song phương hàng năm, tổ chức các cuộc trao đổi chuyên môn nhân dịp các chuyến thăm của tàu Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như việc Mỹ mời Hải quân Việt Nam tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế và mới nhất là mời quan sát diễn tập quân y tại Hawaii, Mỹ.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến mong rằng trên cương vị của mình, ngài Đô đốc Cecil D. Haney sẽ góp phần tích cực vào tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa hải quân hai nước, quan hệ quốc phòng hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực; tăng cường quan hệ hợp tác vì hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước, đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Ngài Đô đốc Cecil D. Haney cảm ơn Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã dành thời gian tiếp.

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, ngài Đô đốc Cecil D. Haney đến chào xã giao lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; thăm thực tế dự án nhân đạo Đối tác Thái Bình Dương do Hải quân Thái Bình Dương Mỹ tài trợ tại tỉnh Nghệ An và tham quan Thủ đô Hà Nội.

Đất Việt
Xem thêm »

Tàu cá Trung Quốc thâm nhập biển miền Trung

13/7/12- Thời gian gần đây, không chỉ liên tiếp bị bắt tàu cá, ngư dân Việt Nam còn ghi nhận hàng trăm trường hợp tàu thuyền có công suất lớn của Trung Quốc xâm nhập vùng biển các tỉnh miền Trung với cường độ ngày càng nhiều.

Điều này khiến ngư trường đánh bắt của ngư dân Việt Nam ngày càng bị thu hẹp dần, trong khi đó vươn ra biển xa thì nơm nớp lo sợ phía Trung Quốc bắt giữ, lấy tàu

Ngư dân: “Ra mấy chục hải lý là thấy tàu cá Trung Quốc”

Trò chuyện với ngư dân tại xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy bà con rất bức xúc khi nói về tình trạng tàu cá của Trung Quốc xâm nhập đánh cá ở vùng biển gần đảo Lý Sơn. Anh Bưu, một ngư dân tại đây cho hay: “Cứ ra biển cách đất liền mấy chục hải lý là gặp nhan nhản tàu cá Trung Quốc. Hãi hùng nhất là cách tàu Trung Quốc đánh cá”. Anh Bưu kể, vào tháng 3 và tháng 4 vừa rồi, tàu anh ra khơi gặp các tàu cá của Trung Quốc hành nghề giã cào, cứ hai tàu một cặp đánh bắt. Tàu cá Trung Quốc không đi đơn lẻ mà hàng chục tàu dàn hàng ngang trên mặt biển, cào tất tần tật từ cá, tôm, cua cùng các loài hải sản. Ngay đến cả lưới của ngư dân Lý Sơn và các địa phương khác đến vùng biển này giăng ra bắt cá cũng bị tàu cá Trung Quốc... cào hết.


Tàu cá của Trung Quốc bị biên phòng Quảng Ngãi bắt, đưa về cảng Sa Kỳ (Bình Châu, Bình Sơn – Quảng Ngãi) vào tháng 5.2007.

“Sao ngư dân mình không phản đối?”, chúng tôi hỏi. Anh Bưu lắc đầu: “Tàu của họ to, còn tàu mình là nhỏ. Ngay cả tàu hải quân, cảnh sát biển của mình đứng với tàu Trung Quốc cũng nhỏ hơn nhiều. Tụi tui thấy nó là lo tránh, rủi nó đụng vào là tiêu liền”.

Nhiều ngư dân khác cũng bức xúc cho hay, có nhiều khi lưới thả ra, nhưng thấy tàu Trung Quốc đến, ngư dân mình lật đật cuốn lên, nếu không giàn lưới sẽ nát thành... tương. Thậm chí, tàu cá Trung Quốc giăng ngang hàng chục hải lý nên ngư dân mình thả lưới xuống thì họ không chịu, buộc kéo lên. Ngư dân ta rất ấm ức nhưng không làm gì được vì tàu cá Trung Quốc thuộc loại tàu “khủng”, lại đi từng đoàn.

Theo ngư dân Lý Sơn và xã Bình Châu, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt ở gần vùng biển đảo Lý Sơn đã “quá quen” từ mấy năm nay. Nhất là vào những ngày tối trời, hàng chục tàu cá Trung Quốc thường xâm nhập vào đánh bắt cá. Còn theo một sĩ quan biên phòng ở Lý Sơn, ngay cả vào mùa biển động gió cấp 6 và 7, tàu Trung Quốc cũng đậu tại chỗ rồi thả canô cho ngư dân xuống vớt các loài cá cam nhỏ bị trôi dạt để về nuôi.

Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, không chỉ ở vùng biển Quảng Ngãi, mà ngư trường từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam... tàu cá Trung Quốc cũng xâm nhập rất nhiều lần. Đơn cử như đầu tháng 2, biên phòng thành phố Đà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập vùng biển miền Trung, cách bờ biển Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế chỉ khoảng 45 hải lý.

Chính quyền: Không dễ bắt tàu cá Trung Quốc

Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương xác nhận, tình hình tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào gần vùng biển gần Lý Sơn thì huyện đã biết. “Cụ thể bao nhiêu vụ thì huyện không nắm rõ”. Nhận xét chung của nhiều người cho rằng, thời gian qua tàu cá Trung Quốc gia tăng sự thâm nhập vào gần bờ biển miền Trung để đánh bắt hải sản. Ngư dân Dương Tân ở xã An Hải, huyện Lý Sơn nói cùng với tàu to và công suất lớn, tàu cá Trung Quốc thường đi chung hàng đoàn từ 30 – 50 chiếc trở lên. Theo dõi của ngành chức năng cho thấy, vùng biển từ thành phố Đà Nẵng – Quảng Ngãi, hiện có khoảng 100 tàu cá Trung Quốc lén ra vào đánh bắt hải sản. Khi gặp ngành chức năng Việt Nam hay các nước, các tàu cá này kết lại thành bè lớn, bảo vệ lẫn nhau hoặc tản ra, chặt lưới, thả vật cản tàu của ngành chức năng truy đuổi.

Trên thực tế, đã có nhiều mất mát, bị thương của lực lượng chức năng ta khi đối mặt với tàu cá của Trung Quốc. Cụ thể là bị ngư dân Trung Quốc đâm tàu cá vào, hoặc ép giữa hai tàu khi cán bộ lực lượng chức năng ta tiếp cận và lên tàu kiểm tra, xử lý.

Sáng 12.7, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Huy Hoàng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm chủ tịch hội nghề cá Quảng Ngãi cho rằng, việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Quảng Ngãi đánh bắt cá đã diễn ra từ nhiều năm qua và cường độ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không dễ bắt được tàu cá Trung Quốc, bởi trên các tàu này luôn có rađa theo dõi. Vì vậy khi lực lượng hải quân, cảnh sát biển xuất phát vài hải lý là tàu Trung Quốc phát hiện, bỏ chạy ra vùng biển Hoàng Sa (nơi có lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng) và vùng biển quốc tế ẩn núp. Sau đó, những tàu này lại quay vào đánh bắt tiếp tục.

Cũng theo ông Hoàng, bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã phối hợp với ngành chức năng các tỉnh khác tổ chức tuần tra truy bắt, xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển miền Trung. Tuy nhiên, một phần cũng do lực lượng chức năng của ta còn mỏng, do đó không giăng được hết ra khắp vùng biển miền Trung để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép.

“Theo tôi, ngành chức năng cần phải có biện pháp tăng cường sự hiện diện trên biển để vừa đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập, vừa bảo vệ ngư trường cho ngư dân ta”, ông Hoàng nói.

Đề nghị đóng tàu sắt công suất lớn

Ngày 5.7, báo Thanh Niên dẫn nguồn từ ông Lê Văn Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, gần đây tàu cá Trung Quốc với số lượng đông đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta, lấn át ngư trường (có thời điểm gần 200 lượt tàu/ngày); một số tàu Trung Quốc gây áp lực không cho ngư dân ta đánh bắt. Trước tình hình này, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị cấp cho bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tàu vỏ sắt công suất 3.000CV để bảo vệ biển và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đồng thời kiến nghị nhà nước hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt có công suất lớn để thành lập những tập đoàn đánh bắt hiện đại.

Báo Đất Việt
Xem thêm »

Binh sĩ Việt Nam học Anh ngữ, tham gia bảo vệ hòa bình LHQ

13/7/12- HÀ NỘI (NV) - Hai mươi bốn sĩ quan quân đội Việt Nam đã tốt nghiệp một khóa Anh ngữ căn bản để sau này tham dự vào Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới của LHQ.


Sĩ quan Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam nhận chứng chỉ tốt nghiệp khóa học tiếng Anh tại Hội Ðồng Anh Việt Nam trước khi tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. (Hình: British Council)

Ðây là khóa đầu tiên do chính phủ Anh tài trợ, kéo dài 5 tháng ở Hà Nội, theo thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Anh và Việt Nam từ tháng 11 năm ngoái, liên quan đến an ninh quốc phòng.

Những sĩ quan này học đàm thoại căn bản và các từ quân sự Anh ngữ để giao tiếp trong môi trường hoạt động quốc tế.

Theo Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội, một khóa tiếp theo sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.

Cuối tháng 5 năm nay, Bộ Ngoại Giao Việt Nam soạn thảo một bản dự thảo báo cáo theo chuyên đề “Ðịnh hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2020,” nhưng chưa thấy công bố chính thức. Trong bản dự thảo này có thấy nhắc đến việc Việt Nam sẽ “đóng góp và chia sẻ trách nhiệm gìn giữ hòa bình, an ninh và ổn định thế giới, qua đó nâng cao vị thế quốc tế.”

Trong số 10 nước thành viên khối ASEAN, chỉ có Việt Nam, Lào và Myanmar (Miến Ðiện) là chưa có lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình. Bảy nước còn lại của ASEAN đã góp một số quân khoảng 5,000 người cho các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới. Hiện có 130 trên tổng số 192 nước thành viên LHQ tham gia vào lực lượng này.

Cách đây một năm, tư lệnh Hải Quân Việt Nam cũng bắn tiếng nói Việt Nam sẽ cử một số sĩ quan tham gia hoạt động chung, thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Eden, khu vực bị hải tặc Somali hoành hành, “trong thời gian thích hợp.”

Khả năng Việt Nam tham gia Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới của LHQ được đề cập từ nhiều năm qua, nhưng được tiến hành rất chậm chạp.

Theo một số công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội gửi phúc trình về Washington, DC, hồi năm 2009 bị Wikileaks tiết lộ, Việt Nam chần chừ tham gia vào Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là PKO (Peacekeeping Operations) vì, theo lời vụ trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế, ông Lê Hoài Trung (nay là đại sứ tại LHQ), “Việt Nam phải mất 2 năm để thủ tướng duyệt xét và chính phủ đề nghị phải làm một số việc cần thiết trước khi tham gia.”

Thêm nữa, Hà Nội phải còn “chuẩn bị dư luận quần chúng” vì đất nước đã trải qua một cuộc chiến tranh dài, mọi người “vẫn còn ký ức sâu đậm liên quan đến chiến tranh,” mai kia lại còn có thể có binh sĩ Việt Nam chết ở nước ngoài. Ðã vậy, Hiến Pháp Việt Nam lại chỉ viết vai trò của quân đội là “bảo vệ đất nước.”

Ðến tháng 10, 2010, báo Quân Ðội Nhân Dân của quân đội đưa tin: “Việt Nam chuẩn bị thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.” Theo bản tin này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, khi tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn Ðộ A.K. Antony ở Hà Nội ngày 13 tháng 10, 2010 đã “đề nghị Ấn cử chuyên viên sang Việt Nam giúp Việt Nam đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình mà Việt Nam chuẩn bị thành lập.”

Bản tin này thuật lại lời ông Antony là “Ấn Ðộ sẽ giúp Việt Nam trong việc trợ giúp huấn luyện Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình của Việt Nam, thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Học Viện Quốc Phòng, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, thông tin về những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như hải quân, không quân.”

Người Việt
Xem thêm »

Trung Quốc rầm rộ xua tàu đến Trường Sa

13/7/12- TTO - Lại thêm một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc trên biển Đông. Lúc 10g ngày 12-7 (giờ Việt Nam), Trung Quốc xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Số này được chia thành hai biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á.


30 tàu cá Trung Quốc trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com

Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.

Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.

Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.

Trong diễn biến khác, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimaru cho biết Nhật Bản đã gửi thư phản đối thứ 2 đến chính quyền Bắc Kinh sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) lại phát hiện một tàu tuần tra Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku hôm 12-7.

Theo báo Japan Times, tàu Ngư chính 33001 bị phát hiện vào sáng ngày 12-7 tại đảo Kuba nằm trong lãnh hải thuộc quyền tài phán Nhật Bản. Đến giữa trưa có thêm 2 tàu khác kéo đến đây.

Khi lực lượng tuần tra Nhật Bản tra hỏi qua điện đàm về mục đích xuất hiện của tàu Ngư chính 33001 tại khu vực này thì phía tàu Trung Quốc phản hồi rằng “đang giám sát vùng biển của Trung Quốc”.

Ông Fujimaru cho biết đơn vị bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được ra lệnh “duy trì cảnh giác cao độ và tiếp tục giám sát tình hình”.

Trước đó một ngày, Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra gồm các tàu Ngư chính 35001, 204 và 202 đến gần quần đảo Senkaku ngày 11-7.

HOÀNG NGỌC - TẤN KHOA

Tuổi Trẻ

Bản tin của VTC News cho hay:

Người phụ trách tổ ngư dân đến Trường Sa là ông Lương Á Bài, 67 tuổi đã hơn 20 năm không ra biển đánh cá, ông Lương nói, trước đây ông đánh cá xa nhất là ở quần đảo Hoàng Sa. Lần này đánh cá ở khu vực xa hơn là quần đảo Trường Sa.

Ông Lương nói: "Ngư trường Nam Sa (Trường Sa) là khu vực do tổ tiên để lại, hy vọng lần này ra đó gặp thuận lợi trong việc đánh bắt và an toàn trở về".

Ông Lương nói thêm: "Thực ra, việc thành lập thành phố Tam Sa tạo niềm tin cho ngư dân chúng tôi, có tàu Ngư Chính bảo vệ, chúng tôi sẽ yên tâm đánh bắt".

Các tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Hải Nam lần này đánh bắt ở ngư trường này có sự tham gia của các hiệp hội nghề cá, và đây là một trong những hoạt động đánh bắt lớn nhất từ trước đến nay của ngư dân tỉnh Hải Nam.

Đội tàu cá lần này đã chuẩn bị sẵn sàng, tàu ngư chính tuần tra ở vùng biển này cũng sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất. Cơ quan thăm dò hải dương của tỉnh Hải Nam làm công tác dự báo khí tượng trên biển, sẽ kịp thời đưa ra những cảnh báo khi phát hiện sắp có gió bão.

Trao đổi với PV VTC News, Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viên Ngoại giao cho biết: "Đây là hành động đã nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, cố ý tạo ra tranh chấp ở vùng không có tranh chấp. Sau khi thành lập trái phép cái gọi là Thành phố Tam Sa, Trung Quốc liên tiếp có những động thái làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực".

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ cho biết: "Hành động đưa tàu cá ra Trường Sa là sự xâm phạm chủ quyền một cách thô bạo. Tôi cho rằng, điều này cũng không có gì bất ngờ vì Trung Quốc từ lâu bộc lộ rõ ý đồ xâm chiếm Biển Đông. Điều đáng nói là họ sẽ còn thực hiện nhiều hành động khác dưới dạng gây sức ép kinh tế lên các nước ASEAN".

Ảnh ngư dân Trung Quốc chuẩn bị đi đánh bắt trái phép ở vùng biển Việt Nam:





VTC News

Thanh Niên
Xem thêm »

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Tướng lãnh và truyền thông Trung Quốc chửi bới, đòi đánh Việt Nam

12/7/12- Báo chí của Bắc Kinh theo nhau đe dọa Việt Nam với những lời lẽ dữ dằn trong khi một số báo ở Việt Nam đáp trả bằng những bài viết phàn nàn về thái độ tạo thêm căng thẳng của Bắc Kinh.


Trung Quốc biểu diễn tập trận hải quân ở biển Ðông để đe dọa Việt Nam.

Báo Ðất Việt ngày 11 Tháng Bảy thuật lại lời lẽ kích động kêu gọi đánh Việt Nam của một số tướng lãnh Trung Quốc hay được nêu tên trên báo như Bành Quang Khiêm (phó tổng thư ký Ủy Ban Chính Sách An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, Hội Nghiên Cứu Khoa Học Chính Sách Trung Quốc), La Viện (phó tổng thư ký Hội Khoa Học Quân Sự), Kiều Lương (phó chủ nhiệm Ủy Ban Chính Sách Quốc Gia Trung Quốc). Thậm chí, cả bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố những lời lẽ hàm ngụ đe dọa khi nói “Quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu”.

Tờ Ðất Việt viết: “Bên cạnh hàng loạt bài viết xuyên tạc, sai sự thật về tình hình hình biển Ðông dồn 'mũi nhọn' chống phá về phía Việt Nam đăng trên báo mạng, báo viết, báo hình ở Trung Quốc, nhiều tờ báo của nước này, trong đó có cả những tờ báo chính thống, có nhiều bài viết thể hiện sự hăm dọa với lời lẽ hung hăng, sặc mùi gươm đao.”

Một trong những ví dụ điển hình là bài “Trung Quốc buộc phải ra đòn ở Nam Hải (tức biển Ðông)” của một tờ báo đầy quyền uy là Nhân Dân Nhật Báo (bản hải ngoại) ngày 30 Tháng Sáu vừa qua. Giọng điệu của bài báo đầy rẫy những từ mang tính đe họa, hiếu chiến như: 'Quả đấm thẳng', 'một loạt quả đấm móc', 'một số đòn thái cực quyền'”...

Ngày 30 Tháng Sáu, tờ Nhà Báo và Công Luận viết: “Ngày 21 Tháng Sáu 2012, Quốc Hội Việt Nam thông qua 13 luật, trong đó có Luật Biển Việt Nam. Vậy mà, trước và sau khi Luật Biển Việt Nam được thông qua, báo chí Trung Quốc, kể cả một vài báo lớn, chính thống, đã đăng tải nhiều bài viết công kích, xuyên tạc với những lời lẽ xúc phạm, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận Việt Nam.”

Trước sự hung hăng đe dọa của Bắc Kinh, Nhà Báo và Công Luận kêu rằng: “Viết lách như thế thì còn gì hình ảnh một nước Trung Quốc 'đang trỗi dậy hòa bình.'”

Chuẩn Đô đốc Trung Quốc Yin Zhuo (Doãn Trác) phát biểu trên tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc hôm thứ Năm 21/6/12 rằng Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh trong "trường hợp có bất kỳ sự khiêu khích nào (China was well able to fight back in case of any provocation)".


Đô đốc hải quân TQ Doãn Trác

“Hải quân của chúng ta hoàn toàn có khả năng và sự tự tin để sử dụng vũ khí với mục đích bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như những quyền lợi hàng hải của Trung Quốc. Chúng ta chỉ đang chờ một mệnh lệnh”, Ông này nói.

Trong bài Trung Quốc chiến đấu lâu dài với những kẻ quấy rối khu vực, Hoàn cầu thời báo viết:

Chính sách của chúng ta (Trung Quốc) là để nói với họ (Việt Nam và Philippines) rằng chúng ta muốn tránh chiến tranh ngôn từ với họ, nhưng hãy dạy cho họ một bài học khó quên khi nào thấy thích hợp.

Trước các tin tức về chuyến thăm của bà Clinton đến Hà Nội, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo) ở Bắc Kinh ngày 11 Tháng Bảy 2012 dọa rằng Hà Nội “sẽ cảm thấy đau đớn khi giúp Mỹ quay lại Việt Nam”.

Ngày 12/7/2012, gõ từ khóa "trung Quốc đe dọa việt nam" để tìm kiếm, Google cho 7.030.000 kết quả.

Nguồn:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=151842&zoneid=1

http://vibay.blogspot.com/2012/06/o-oc-hai-quan-trung-quoc-e-doa-viet-nam.html

http://www.globaltimes.cn/content/718816.shtml
Xem thêm »

Mỹ sẽ bán trang bị quốc phòng 'không sát thương' cho Việt Nam

12/7/12- Hoa Kỳ sẽ bán trang bị quốc phòng không thuộc loại vũ khí “sát thương” cho Việt Nam, theo lời một viên chức Hoa Kỳ tháp tùng bà Ngọai Trưởng Hillary Clinton.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton (trái), và tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tại Hà Nội ngày 10 Tháng Bảy, 2012. (Ảnh: AP Photo/Brendan Smialowski)

Chicago Tribune dẫn bản tin của Reuters thuật lời một viên chức yêu cầu không nêu tên nói rằng Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam các trang bị quân sự không sát thương (non-lethal military equipment) nhưng sẽ không cứu xét bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam do bất đồng quan điểm về vấn đề nhân quyền.

Một trong những thứ trang bị quân sự “không sát thương” hàng đầu mà Hà Nội cần là hệ thống radar tối tân giám sát hỏa tiễn Trung Quốc, các máy bay theo dõi tàu chiến, tàu ngầm trên biển.

Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush chỉ gỡ bỏ một phần của đạo luật cấm bán trang bị quân sự cho Việt Nam bằng cách cho phép bán các loại trang bị thuộc loại “không sát thương” và phải được cứu xét từng trường hợp một.

Hai bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà và Phùng Quang Thanh khi đến Mỹ thăm viếng đều yêu cầu gỡ bỏ lệnh này. Gần đây nhất, báo chí ở Việt Nam cho hay cả Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh cũng như ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đem điều yêu cầu đó ra lập lại với Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khi ông này đến Hà Nội hồi đầu Tháng Sáu.

Nghị Sĩ John McCain khi đến dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực Shangri-La ở Singapore ngày 2 Tháng Sáu 2012 cũng cho hay hiện đang có các cuộc thảo luận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “theo hướng tích cực” về các loại trang bị quân sự mà Hà Nội muốn mua. Hồi đầu năm, ông đã đến Việt Nam và cho hay Hà Nội đã đưa cho Hoa Kỳ một danh sách dài về các loại trang bị quân sự muốn mua.

Trong thời gian ghé Hà Nội trước khi sang Lào và dự Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh, ngày 10 Tháng Bảy 2012, bà Hillary Clinton đã gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Trước các tin tức về chuyến thăm của bà Clinton đến Hà Nội, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo) ở Bắc Kinh ngày 11 Tháng Bảy 2012 dọa rằng Hà Nội “sẽ cảm thấy đau đớn khi giúp Mỹ quay lại Việt Nam”.

Nội dung bài báo ám chỉ đến những những trò trả thù mà Bắc Kinh sẽ đưa ra nếu Hà Nội nghiêng dần về phía Washington.

Nguồn: Chicago Tribune, Người Việt
Xem thêm »

Đâu phải thời Chiến quốc

12/7/12- TT - “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại”, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cảnh cáo như vậy trong bài xã luận phát đi lúc 0g20 sáng thứ tư 11-7, sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Bài xã luận bắt đầu bằng răn đe rằng Việt Nam sẽ đớn đau nếu dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ, và kết thúc bằng bức bách rằng nếu muốn sống, Việt Nam phải chọn Trung Quốc!

Hoàn Cầu Thời Báo (HCTB) quá tự tin khi đánh giá rằng “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” để rồi vừa khuyên, vừa “nhát ma” rằng “Để cho Mỹ quay trở lại (châu Á), Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên nếu như Đông Á bị chìm trong các rối loạn chính trị”!


Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Trường Sa, Đức Thánh tổ Hải quân đang ngự trị biển Đông trừ yêu diệt quái

Có một điều cơ bản mà HCTB đã quên hay không biết, đó là suốt trong mấy ngàn năm Việt Nam vẫn tồn tại như là Việt Nam chính là nhờ dựa trên nền tảng tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân... Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo).

Cũng thế khi hù dọa rằng các giá trị phương Tây sẽ biến Việt Nam thành nạn nhân đầu tiên khi Đông Á rối rắm, có lẽ HCTB đã quen e ngại phe đối lập Trung Quốc vốn sốt ruột mơ “giấc mơ hoa”, mà không biết rằng người Việt đủ tri thức và từng trải để hiểu rằng “giấc mơ Mỹ” không như trong sách vở. Cho dù hiến pháp Mỹ đã bãi bỏ nạn nô lệ từ năm 1865, song 1 triệu người Mỹ (trên tổng dân số Mỹ năm đó là 35 triệu người) đã phải chết và bị thương trong bốn năm nội chiến vì vấn nạn nô lệ này.

Một thế kỷ sau, người Mỹ da đen vẫn cứ phải sống trong cảnh phân biệt màu da,“separate but equal” (bình đẳng song tách biệt với nhau). Mãi đến 20-4-1971, Tối cao pháp viện Mỹ mới phán quyết đen trắng bình đẳng lên xe buýt! Thế cho nên, HCTB, nếu có lo sợ chuyện “dân chủ, nhân quyền” thì hãy lo cho bên xứ mình trước đã.

Tất cả những thuyết giáo và hù dọa trên nhằm dẫn đến việc công khai ép buộc: “Con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách “đóng trụ” của Mỹ tại châu Á. Thay vì là một mắt xích trong sợi xích ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể là một (tiền) đồn chống lại sự can dự sâu sắc của Mỹ tại châu Á”.

Đã là thế kỷ thứ 21 rồi chớ đâu phải thời Chiến quốc cách đây hai mươi mấy thế kỷ để cứ đòi chinh phạt, quy phục chư hầu tranh ngôi bá chủ! “Bài binh bố trận ngăn chặn Trung Quốc” ở đâu chưa thấy, song đã thấy Trung Quốc giương bản đồ “lưỡi bò” chiếm gần hết biển Đông, xua tàu bè húc đuổi thiên hạ, thôn tính lãnh hải và tài nguyên thiên hạ khơi khơi khai thác, thậm chí đem rao bán! Và giờ đây ra tối hậu thư: “Để sống còn hãy là (tiền) đồn chống Mỹ, bằng không sẽ đau đớn đó nhe!”.

HCTB quên nhiều điều lắm và nhất là quên mô tả viễn tượng sau: thần phục Trung Quốc rồi “cái đường lưỡi bò” đó vẫn cứ tròng vào cổ Việt Nam và các nước khác, và rằng “liên doanh khai thác” dầu khí lúc đó bất quá cũng chỉ là làm phu phen cho “ông chủ lớn” là Tập đoàn dầu khí Hải Dương, Trung Quốc, và ra khơi đánh cá ngừ đại dương là dưới sự cho phép của Cục Ngư chính và Cục Hải giám Trung Quốc hoặc của chính quyền thành phố Tam Sa! Viễn tượng đó “sung sướng” hay “đớn đau”, cứ đi hỏi đứa con nít sẽ rõ.

DANH ĐỨC

Tuổi Trẻ
Xem thêm »

Trung Quốc - Việt Nam đang chuẩn bị cho điều cuối cùng

12/7/12- Sergei Pravosudov , giám đốc Viện năng lượng quốc gia Nga

Đầu năm nay, Mỹ đã công bố một sự thay đổi đối với các ưu tiên trong chính sách đối ngoại họ. Bây giờ, khu vực chính mà người Mỹ quan tâm không phải là Trung Đông mà là châu Á - Thái Bình Dương. Và bây giờ nếu Trung Quốc dùng nỗ lực để đuổi Exxon, Hải quân Mỹ sẽ bảo vệ họ,và điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn.




--> Xem tiếp


Gazprom và Exxon giúp Việt Nam 'đáp trả' Trung Quốc?

Trung Quốc có thể đang rơi vào một thế trận mà Mỹ đã dàn sẵn bước đi khi phải tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm nguồn năng lượng mới, dù bằng tranh chấp.

(ĐVO) Trung Quốc đã công bố sẽ mở cuộc đấu thầu về thăm dò khai thác lòng đất vùng biển Đông, nơi mà hiện nay các tập đoàn Gazprom của Nga và Exxon Mobil của Mỹ đang làm việc theo giấy phép do Việt Nam cấp. Đó là tuyên bố trên Đài "Tiếng nói nước Nga" của ông Sergei Pravosudov Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga.

Nga cung cấp cho Việt Nam những vũ khí có tính năng hiệu quả chống lại sự xâm lược từ biển, kể cả bảo vệ các mỏ dầu trên thềm lục địa ngoài khơi.

--> Xem tiếp


------
Xem thêm »

Clinton: ‘Đừng đe dọa trên Biển Đông’


Ngoại trưởng Clinton cho biết Mỹ rất quan tâm đến tình hình trên Biển Đông

12/7/12- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm thứ Năm ngày 12/7 đã kêu gọi các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hãy giải quyết tranh chấp một cách ‘không áp đặt’.

Các nước nên giải quyết tranh chấp một cách ‘không áp đặt, không ức hiếp, không đe dọa và không sử dụng vũ lực’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời phát biểu của bà trong văn bản được chuyển đến cho báo chí tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF khai mạc vào hôm nay ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Ngoại trưởng Clinton dự kiến có cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề diễn đàn ARF vào chiều thứ Năm 12/7.

Xác định lợi ích của Mỹ ở Biển Đông là ‘tự do hàng hải... hòa bình và ổn định’, bà Clinton cam kết sẽ đưa ra thêm bình luận trong ngày hôm nay trong lúc một số nước trong khu vực đang kêu gọi ủng hộ một bản quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Một lần nữa bà kêu gọi có tiến triển trong vấn đề COC vốn bị đình trệ lâu nay để tránh ‘sự hiểu nhầm và thậm chí đối đầu’ về quyền lợi trên Biển Đông.

‘Ngày càng hung hăng’

Hãng tin Mỹ AP cũng dẫn lời bà Clinton phát biểu tại Phnom Penh rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên Washington muốn đảm bảo tự do hàng hải và hòa bình trong khu vực.

“Hoa Kỳ không có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển này và chúng tôi không đứng về bên nào trong các tranh chấp về ranh giới trên biển,” bà nói với các ngoại trưởng trong khu vực.

“Tuy nhiên chúng tôi thật sự có lợi ích đối với tự do hàng hải, đối với việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và dòng chảy thương mại hợp pháp được thông suốt trên Biển Đông,” bà nói thêm

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển giàu tài nguyên này.

Việt Nam và Philippines cáo buộc Trung Quốc hung hăng đối với yêu sách chủ quyền đối với các hòn đảo có tranh chấp. Hai nước này mong muốn đưa ra được các quy tắc ứng xử để có cơ chế kiểm soát phản ứng đối với các tranh cãi chủ quyền trên Biển Đông.

Khi được yêu cầu bình luận về tranh cãi chủ quyền mới đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với các phóng viên hôm thứ Tư ngày 11/7 rằng: “Có vẻ họ (Trung Quốc) cứ mỗi ngày một hung hăng hơn.”

Hồi đầu tuần, 10 nước Asean loan báo rằng họ đã soạn ra được những quy tắc về quyền trên biển và quyền hàng hải cũng như quy trình giải quyết bất đồng trên Biển Đông.. Tuy nhiên đây chỉ mới là đồng thuận trong khối còn Trung Quốc vẫn chưa đồng ý về bất cứ điều gì.

Asean đã đưa những quy tắc ứng xử đề xuất của mình cho phía Trung Quốc tại Phnom Penh và Bắc Kinh có thể bác bỏ bất cử ngôn từ nào hạn chế khả năng hành động của họ.

Đối với Hoa Kỳ, con đường ngoại giao khó khăn phía trước trên vấn đề Biển Đông có thể là phép thử quan trọng đối với nỗ lực xoay chiều của họ sang châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ mới phát biểu về vấn đề này thôi mà Mỹ đã có thể củng cố quan hệ với Việt Nam, một cựu thù trong chiến tranh của họ, AP nhận xét.

Nguồn: BBC
Xem thêm »