Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Can thiệp hải quân ở Biển Đông

Nguồn: Chinadaily (Nhật Báo Trung Hoa )- 15/06
Cấm cười trong khi đọc
Trái ngược với mong muốn của Trung Quốc, các quốc gia ở ven biển Hoa Nam ( Biển Đông ) đang làm gia tăng căng thẳng theo hướng không có lợi ích cho các bên.
AFP báo cáo hôm thứ hai rằng Văn phòng tổng thống Phillippine Benigno Aquino thông báo đổi tên biển Hoa Nam thành Biển Tây Phillippine. Điều này phi lý ở chổ: 1. Việc thay đổi tên không giải quyết được tranh chấp. 2. Cho phép xử lý vấn đề một cách đơn phương không có thỏa thuận giữa các nước.
Trong khi đó, Việt Nam không chút do dự cho leo thang tranh chấp Biển Đông. Không những cho phép người dân biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội mà ngay sau đó là một cuộc tập trận bắn đạn thật hôm thứ hai ( Rõ ràng rồi nhé, ép Hà Nội trấn áp người dân à ?) .

Mặc dù Hà Nội nói đây là cuộc tập trận thường niên để bảo vệ vùng đặc quyền 200 hải lý nhưng xét về thời điểm diễn tập trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông đang leo thang thì rõ ràng là một
hành động làm tăng nhiệt cho căng thẳng ở Biển Đông.

Không thể không nhắc đến nổ lực của lãnh đạo hai bên. Các mối quan hệ hửu nghị giữa Hà Nội và Bắc kinh được gia tăng trong những năm gần đây. trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hà Nội hy vọng kim ngach thương mại song phương sẽ đạt 30 tỷ đô la Mỹ trong năm nay.

Mối quan hệ Việt - Trung đã căng thẳng trong thời gian gần đây đã ướp lạnh mối quan hệ song phương và cản trở việc tin tưởng lẫn nhau giữa hai chính phủ ( hả....??? người dịch bài này bất ngờ khi đọc câu này). Nếu Hà Nội không kiềm chế sẽ làm ảnh hưởng theo hướng bất lợi cho quan hệ thương mại song phương.

Ngoài hai nước Châu Á này khuấy động lên các sự cố ở biển Đông ( hả...???), còn có sự ủng hộ của các quốc gia khác như là yếu tố chính gây cản trở cho các cuộc thương lượng.

Thực tế, căng thẳng sẽ không leo thang nếu không có sự can thiệp của các nước không trực tiếp liên quan.
Như lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Hồng Lỗi nói, chỉ những nước có liên mới nên được chấp nhận đàm phán, những nước không liên quan nên kiềm chế và trở thành quốc gia tôn trọng những nổ lực của các bên liên quan trong đàm phán. ( Nước nào liên quan, nước nào không liên quan trong hải phận quốc tế ? Nếu không phải hải phận quốc tế thì đàm phán cái gì ? )

Một số quốc gia cố gắn làm suy yếu chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc (Chủ quyền của Trung Quốc tới đâu nhỉ ?) là vô trách nhiệm và làm vấn đề thêm phức tạp.



New posts:












Share


1 nhận xét:

  1. nói cho cùng 2 quần đảo này là của vn tq ko có quyền gì đc đụng vào cả

    Trả lờiXóa

Bạn có biết ? Bạn được nhận xét tự do trên bất kỳ bài đăng nào của Socmai. Thêm lựa chọn Tên/URL để tạo link hoặc sử dụng cập thẻ <a></a>.