( Nhật Báo Ba Sàm ) Trong số các nước mới nổi, nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) thu hút mọi sự chú ý. Nhưng những chữ viết tắt mới đang nở rộ, VISTA (Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Achentina) hay CIVETS (Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi). Chữ “V” của Việt Nam có mặt ở hai chữ viết tắt này. Từ vị trí không đáng kể, Việt Nam trở thành đất nước hứa hẹn. Nó đã trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới với mức tăng trưởng 5,3% năm 2009, 6,5% năm 2010 và chắc chắn sẽ đạt gần 7% năm 2011. Như thế không phải là tệ! Theo khảo sát của BVA Gallup về mức độ lạc quan ở 53 nước, Việt Nam đứng đầu bảng – dấu hiệu năng động của xã hội mà bề ngoài không mấy bị phiền toái bởi bản chất của chế độ.
Song những khó khăn hiện tại của đất nước, vào đầu năm 2011, là nghiêm trọng. Một cán cân thanh toán rất thâm hụt làm khô cạn dự trữ ngoại hối, gần như bằng không; một mức lạm phát đến 13% năm 2010, khiến xã hội bất bình; việc hầu như phá sản, lừa đảo của doanh nghiệp nhà nước Vinashin, để lại cho Nhà nước một khoản nợ 5 tỉ đôla, dấu hiệu của tham nhũng tràn lan. Chính trong hoàn cảnh này, thuận lợi về dài hạn nhưng khó khăn trong ngắn hạn, đã diễn ra Đại hội Đảng cộng sản từ ngày 12 đến 19/1. Hoàn cảnh tương phản giải thích phần nào kết quả của Đại hội. Liệu họ có thể chịu rủi ro trước những khó khăn hiện tại?
(AFP) Cộng sản cầm quyền của Việt Nam đã cam kết sẽ cải tổ mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước để xây dựng một nước công nghiệp vào năm 2020, trong khi bồi dưỡng "dân chủ" trong đảng.
Hai thập kỷ trước đây Việt Nam đã được chào đón như là "Con hổ châu Á" mới, nhưng bây giờ phải đối mặt với khó khăn trong đó có lạm phát tăng cao, một loại tiền tệ gặp khó khăn, thâm hụt thương mại và các vấn đề giữa các doanh nghiệp của nhà nước - một trụ cột chính của nền kinh tế.
Cuộc họp bí mật tại một trung tâm hội nghị Cavernous Hà Nội, bảo vệ bởi cảnh sát vũ trang với súng trường tấn công, dự kiến sẽ mở đường cho một thuật ngữ mới cho tham vọng của Việt Nam và am hiểu về phương tiện truyền thông của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Không giống như nhiều nước châu Á, Việt Nam chi tiêu nhiều hơn vào nhập khẩu hơn là kiếm được từ xuất khẩu - một sự khác biệt đó đã được tài trợ. Thâm hụt thương mại năm ngoái đã vượt quá 12 tỷ USD, số liệu chính thức cho thấy.
Chính Trị
( Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ) Việt Nam cởi mở hơn về chính trị. Một nhận định mới đây cho rằng ‘có nhiều thay đổi chính trị ở Việt Nam trong 20 năm qua hơn là ở Philippines’ đã gây chú ý trong giới học giả Việt Nam. Trả lời VOA Việt Ngữ, người đưa ra đánh giá trên, ông Ben Kerkvliet, giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Australia, còn cho rằng, xét về ‘mức độ cởi mở chính trị’, ông nghĩ Việt Nam ‘vượt lên trước Trung Quốc’
Tuy nhiên, Cuộc trấn áp truyền thông mang lại nhiều tai tiếng khiến nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối.
( Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ) Cảnh sát ở Việt Nam đã bắt giữ nhiều blogger trong những tuần gần đây ( tức khoảng đầu năm 2011 ) trong một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến trước Đại hội Đảng. Theo ghi nhận của các tổ chức tranh đấu nhân quyền và quyền tự do báo chí, với hàng chục các nhà bất đồng chính kiến bị giam giữ trong tù, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì của thế giới của giới bất đồng chính kiến trên mạng, chỉ sau Trung Quốc.
Trong ảnh: Blogger Điếu Cày, người phổ biến hồ sơ Biển Đông, đăng những thông tin được bưng bít về tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông cũng nhiều lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Thật trớ trêu, hành động yêu nước và bảo vệ tổ quốc một cách thiết thực của ông được đền đáp bằng bản án 2 năm rưỡi tù giam. Sau khi mãn án, đáng lẽ ông được trả tự do nhưng không hiểu sao ông vẫn bị cầm giử. Chính quyền không nêu lý do vì sao không phóng thích ông.
Quân Sự
Việt Nam nỗi lên như là một trong những nước có tiềm lực quân sự hàng đầu Châu Á với việc trang bị thêm nhiều chiến hạm, tàu ngầm lớp kilo (thuộc loại sát thủ trên biển), chiến đấu cơ hiện đại như SU-30, MIG-29, dự kiến sẽ trang bị tiêm kích tàng hình vào 2018,... Hệ thống tên lữa hành trình Club ( Sát thủ tàu sân bay), Maddock (bao phủ Vịnh Bắc Bộ và Trường Sa), Bastion ( Tấn công tầm xa dồn dập), Brahmos ( siêu chính xác-mua từ Ấn Độ), Scud ( Hành trình tầm xa khoảng 900km), SAM,... Khiến nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và cả Trung Quốc tỏ ra e ngại.
Việc phóng vệ tinh Vinasat 1 và 2 bị Trung Quốc kịch liệt phản đối vì họ cho rằng ngoài mục đích thương mại, 2 vệ tinh này sẽ phục vụ cho truyền thông - thông tin quân sự. Dự án phải hoãn lại nhiều lần. Cuối cùng, dưới sức ép từ tập đoàn VNPT, do đã ký hợp đồng với đối tác, Vinasat 1 đã được phóng lên quĩ đạo và Vinasat 2 sẽ được phóng vào giữa năm 2012.
Xem video các loại vũ khí Việt Nam mua từ Nga, Ấn Độ, Israel,Canada,...
Đối Ngoại
Là đồng minh ý thức hệ của Trung Quốc nhưng ngày càng xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, Ấn Độ.
Năm 2010 được coi là năm ngoại giao thành công của Việt Nam sau hàng loạt hội nghị cấp cao tại Hà Nội với nhiều đóng góp của ông Nguyễn Tấn Dũng. Có lẽ nhờ thế mà Ông tái đắc cử chức thủ tướng sau nhiều bê bối trong những vụ Vinashin, bauxite Tây Nguyên,...
( Socmai ) Suy cho cùng thì một mình Ông ấy khó mà làm nỗi những bê bối khổng lồ này (?)
Giới chức Hoa Kỳ cho biết, ngoài các đồng minh chiến lược ở khu vực, Hoa Kỳ đang tiếp tục mở rộng và tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Ông Robert Scher - Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ: 'Chúng tôi cũng tiến hành các biện pháp củng cố quan hệ song phương với các đối tác quan trọng khác, trong đó có Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Ấn Độ. Quan hệ đối tác mới nổi lên này củng cố thêm các mối bang giao đồng minh lâu đời, tăng cường khả năng giải quyết một loạt các thách thức khác nhau tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương’.
Khi được VOA Việt Ngữ hỏi liệu các khẳng định tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) có phải đã đẩy các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tới gần hơn với Hoa Kỳ hay không, ông Scher thừa nhận Washington và Hà Nội ‘đang xích lại gần nhau’.
Ông cho biết: ‘Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đang xích lại gần nhau hơn. Bản thân tôi đã có mặt tại Việt Nam để khai mạc cuộc đối thoại ở cấp hoạch định chính sách đầu tiên giữa bộ quốc phòng hai nước hồi năm ngoái (tức 2010). Có rất nhiều lý do để giải thích chuyện Washington và Việt Nam muốn có quan hệ chặt chẽ hơn. Chúng tôi tập trung vào những lĩnh vực hợp tác mà chúng tôi có thể tăng cường và củng cố các quyền lợi chung’.
Nhiều nhà ngoại giao cũng nhận định rằng ‘Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng ở châu Á’.
Du Lịch
Năm 2010, Việt Nam đón 5 triệu khách quốc tế.
"Năm 2010 là năm đầu tiên Việt Nam đón 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, con số chính xác đến hết tháng 12/2010 là 5.049.000 du khách, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2010. Con số này do Tổng cục Thống kê - cơ quan nhà nước có uy tín về thống kê của nhà nước cung cấp chứ không phải Tổng cục Du lịch tự thống kê. Năm qua ngành du lịch cũng phục vụ 28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch ước đạt 96.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 4,5% GDP cho đất nước".
Đó là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Mạnh Cường tại buổi họp báo công bố 10 hoạt động, sự kiện tiêu biểu của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2010 diễn ra ngày 18/1 tại Hà Nội.
Những điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam ( Được công nhận nhiều nhất trên mạng ) là:
Hội An, Phú Quốc, Sapa, Huế, Nha Trang, Vịnh Hạ Long.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có biết ? Bạn được nhận xét tự do trên bất kỳ bài đăng nào của Socmai. Thêm lựa chọn Tên/URL để tạo link hoặc sử dụng cập thẻ <a></a>.