Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Sức mạnh quân sự Nhật Bản


Dựng phim: Sairagon 1988 Số liệu: Báo cáo của IISS
Xem thêm »

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

14/8/12- (GDVN) - Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.


nh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.

Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?!


Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp – PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.

Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.


Tàu chiến Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông)

Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.


àu chiến Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu truyền thông Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử Biển Đông)

Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn"

-------------
Xem thêm »

Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam

14/8/12- Tàu ngầm diesel-điện Kilo 636 đầu tiên sẽ được hạ thủy vào ngày 28/8. Sau đó, tàu sẽ trải qua quá trình thử nghiệm trước khi bàn giao cho Việt Nam.

Trước đó, hôm 14/8, báo chí Nga trích dẫn một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, tàu ngầm diesel-điện Project 636 Kilo đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm cùng loại cho Việt Nam, được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg sẽ được hạ thủy trong tháng 8/2012.

"Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng sẽ được hạ thủy trong tháng 8/2012, sau đó, nó sẽ bắt đầu một chu trình kiểm tra và thử nghiệm", nguồn tin cho biết.

Người này nói thêm, buổi lễ hạ thủy sẽ được tổ chức vào ngày 28/8.


Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga. Ảnh minh họa

Theo nguồn tin, trước khi hết năm 2012, tàu ngầm này sẽ được chuyển giao cho khách hàng (Việt Nam), nhanh hơn so với dự kiến trước đó.

Kế hoạch hoàn thành hợp đồng cung cấp tất cả 6 tàu ngầm Kilo sẽ được hoàn thành vào năm 2016, nguồn tin cho biết thêm. (*)

Tàu ngầm Project 636 Kilo có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300 mét và được vận hành bởi 52 thủy thủ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 553 mm, thủy lôi và tên lửa tấn công Club.

Theo Thái An
Đất Việt

http://news.mail.ru/politics/9906434/

(*): Nhanh hơn Báo cáo quốc phòng và an ninh Việt Nam quí 1+2 năm 2012 của Vibay blog, báo cáo này cho biết, Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-16, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKK.

Xem thêm »

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Học giả Trung Quốc bác bỏ sách ‘Dấu ấn Biển Đông’ của Việt Nam


13/8/12- Giới nghiên cứu Trung Quốc lên tiếng bác bỏ một quyển sách mới ấn hành của Việt Nam xác nhận chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa trên Biển Đông.

Báo chí Trung Quốc ngày 13/8 đăng phát biểu của Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc Cường, bác bỏ tuyên bố của Tiến sĩ Trần Công Trục, chủ biên cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông của Việt Nam giới thiệu hôm 7/8.

Chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa-Hoàng Sa bởi vì Trung Quốc là nước đã khám phá và đặt tên cho khu vực này trước Việt Nam rất lâu, cách nay 2.000 năm.

Vẫn theo ông Lý, người Trung Quốc đã đánh bắt cá và đưa thuyền buồm tới khu vực từ đời nhà Tần, từ năm 221 tới 206 trước Công nguyên, và bắt đầu có quyền tài phán đối với hai quần đảo này ít nhất là từ đời nhà Đường, từ năm 618 tới năm 907.

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Biên giới và Địa lý Trung Quốc cũng nhấn mạnh các quần đảo mà sách sử Việt Nam nói là do Việt Nam khám phá từ thế kỷ thứ 17 thật ra không phải là hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa, mà là các quần đảo và bãi cạn khác gần khu vực duyên hải của Việt Nam.

Ông Lý Quốc Cường nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc rằng từ những năm 1950 tới những năm 1970, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa-Hoàng Sa, và Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm Văn Đồng thậm chí đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bằng một văn thư chính thức vào năm 1958 gửi người đồng nhiệm phía Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai.

--> Nội dung Công hàm 1958 của TT. Phạm Văn Đồng không công nhận chủ quyền Trung Quốc tại Hoàng Sa

Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc đại học Hạ Môn Trung Quốc, ông Trang Quốc Thổ, nói sở dĩ Việt Nam nhận chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa là do các lợi ích khổng lồ cũng như vị trí địa lý quan trọng của khu vực.

Tuần báo Kinh tế Trung Quốc ước tính tới năm 2008, Việt Nam đã thu hoạch hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 ngàn tỷ mét khối khí đốt tại các vùng biển ngòai khơi quần đảo Trường Sa.

Nhận định của giới học giả Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhà xuất bản Thông tin-Truyền thông của Việt Nam ra mắt cuốn sách dày 400 trang nhan đề ‘Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông’ do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, biên soạn.

Theo tác giả này, Việt nam đã xác lập và thực hành chủ quyền tại Hoàng Sa-Trường Sa từ thế kỷ thứ 17 và rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hai quần đảo này.

Nguồn: Xinhua, Global Times


Theo VOA
Xem thêm »

Việt Nam chế tạo súng chống 'biển người'


13/8/12- Nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo thành công máy tạo rãnh xoắn nòng súng phóng lựu liên thanh AGS-17.

(ĐVO) AGS-17 là loại súng phóng lựu liên thanh do Nga thiết kế sản xuất. AGS-17 được đánh giá có độ sát thương mạnh, tốc độ bắn cao 400 phát/phút, được sử dụng để hỗ trợ bộ binh, chống chiến thuật biển người. Loại súng này được Việt Nam nhập khẩu trang bị cho nhiều đơn vị trong quân đội.

Cùng với việc nhập khẩu, Việt Nam cũng xúc tiến việc cố gắng làm chủ công nghệ, tự chế tạo súng AGS-17. Bằng sự cố gắng, học hỏi, sáng tạo, nhà máy Z125 đã chế tạo thành công súng phóng lựu AGS-17.

Để có được thành công đó, Z125 đã trải qua nhiều khó khăn, một trong những yếu tố quyết định là tạo được rãnh xoắn nòng. Nòng AGS-17 không phải nòng trơn mà là nòng gia công rãnh xoắn nòng.

Theo Thượng tá Cù Đức Lam (Phó Giám đốc nhà máy Z125), ban đầu nhà máy dùng đồ gá để chuốt rãnh xoắn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đồ gá không mang lại năng xuất và hiệu quả cao. Trước yêu cầu từ cấp trên, các kỹ sư trẻ của nhà máy đã nghiên cứu chế tạo máy chuốt rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số PLC.

Đặc điểm của máy chuốt, tạo lực cắt xoắn bằng việc sử dụng hệ thống điều chỉnh bước xoắn vô cấp, tự động phân độ trong quá trình chuốt, tự động điều chỉnh tốc độ cắt sau khi nhập thông số và tốc độ vào dao là tốc độ chạy nhanh để giảm thời gian phụ.

Nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, nhóm nghiên cứu sử dụng PLC và biến tần của hãng Control Techniquies làm bộ điều khiển, dùng cảm biến quang để phát hiện người vận hành tháo dao ra khỏi máy, dùng động cơ Salvo tạo lực cắt xoắn có khả năng thay đổi bước xoắn (thay cho phương pháp truyền thống không thay đổi được bước xoắn), dùng thước quang đo quá trình dịch chuyển của xi lanh thủy lực.

Việc chế tạo và đưa vào sử dụng máy chuốt tạo rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số PLC đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất hàng loạt súng phóng lựu AGS-17 30mm phục vụ cho quân đội. Và đặc biệt, nó giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước.


Súng phóng lựu M-79 của Mỹ

Ngoài việc chế tạo súng phóng lựu AGS-17 30mm, những năm qua nhà máy Z125 đã sản xuất súng phóng lựu M79-VN trang bị cho các đơn vị trong toàn quân. M79-VN sản xuất dựa theo mẫu M79 của Mỹ, từng trang bị cho quân Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, chúng ta thu được một số lượng lớn M79, tiếp tục sử dụng cho tới ngày nay.

Dưới đây là clip giới thiệu về máy chuốt tạo rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số:


Với máy chuốt, Việt Nam đã gia công nòng xoắn súng phóng lựu AGS-17 cỡ 30mm. Nguồn: Đài truyền hình Việt Nam.

Báo Đất Việt

Một bình luận trên Youtube nói: "Súng này được thiết kế để chống lại chiến thuật "Biển Người" (theo Báo Đất Việt). Vậy...liệu nước nào là nước có khuynh hướng sử dụng chiến thuật "Biển Người" trong chiến tranh nhiều nhất? Tôi nghĩ các bạn tự khắc đã có câu trả lời. :)"

Một số loại súng Việt Nam sản xuất:

- Súng trường tấn công GS, một phiên phát triển từ kiểu súng trường Galil căn bản của Israel.
- Súng cối giảm âm 50mm
- Súng ám sát 2 nòng 7,62mm MCP
- M-18 Súng carbine, biến thể của CAR-15 được Việt Nam cải tiến sản xuất
- K-50M súng tiểu liên (sao chép PPSh-41 và sử dụng phụ kiện của PPS-43 , trang bị cho dân quân)
- Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm (Phát triển, cải tiến từ mẫu KSVK của Nga)
- Milkor MGL Súng phóng lựu,được tổng cục quốc phòng chế tạo theo mẫu của Nam Phi (trang bị cho đặc công)
...
Xem thêm »

'Trung Quốc không ngại dùng quân sự giải quyết tranh chấp'

13/8/12- Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm đóng thêm các đảo mới.

Trong sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" vừa ra mắt, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, đã phân tích các biện pháp nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. VnExpress giới thiệu bài viết này.

Ráo riết tiến hành công tác xây dựng pháp luật về biển để làm cơ sở pháp lý triển khai chiến lược biển, Quốc hội Trung Quốc đã lần lượt thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp (năm 1992), Luật về đường cơ sở (1996), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc (1998); Luật Quản lý sử dụng biển Trung Quốc (2001) và Luật Nghề cá 92004); đang xây dựng Luật về quản lý sử dụng hải đảo. Trung Quốc cũng đã thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý biển là Cục Hải dương, tổ chức từ trung ương tới cấp huyện.

Trung Quốc đã ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân (Tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU 27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân). Dự kiến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới”, có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm đóng thêm các đảo mới.


Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil.

Trung Quốc cũng củng cố và mở rộng các vị trí đã chiếm đóng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng cảng, đường băng sân bay dài trên 2.500 mét ở Hoàng Sa và biến Hoàng Sa trở thành căn cứ hải, lục, không quân và tàu ngầm mạnh, trong thời gian ngắn đã xây dựng các bãi cạn và bãi ngầm mà họ chiếm đóng ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo và căn cứ vững chắc. Trung Quốc cũng luôn để ngỏ khả năng mở rộng chiếm đóng mới, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và các hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát tìm kiếm thăm dò tài nguyên, sử dụng lực lượng quân sự mạnh để hỗ trợ, bảo vệ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên biển, phát triển trang thiết bị cảnh giới biển và công nghệ khai thác biển sâu.

Có thể nói, Trung Quốc là nước có đầy đủ dữ liệu nhất về tài nguyên biển, kể cả các vùng sát với bờ biển của Việt Nam.

Thực hiện chính sách vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia, hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn khác như Mỹ Nhật; tập trung mũi nhọn sức ép vào Việt Nam, cho Việt Nam là đối tượng chính, áp dụng thủ thuật “ngoại giao cấp cao”, “đại cục quan hệ”, “trả đũa mạnh” để hạn chế đấu tranh của Việt Nam.

Khi buộc phải ký và tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với ASEAN, Trung Quốc đã cố gắng đưa vào các bổ sung để đảm bảo không gây cản trở đến việc thực hiện ý đồ “gác tranh chấp cùng khai thác” của mình, không để ASEAN co cụm với nhau trong diễn đàn DOC. Trong quá trình xây dựng quy tắc ứng xử, Trung Quốc tìm cách gạt bỏ chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của ARF, phong trào không liên kết. Và đặc biệt Trung Quốc kiên quyết phản đối phương thức đàm phán đa phương, chỉ muốn tiến hành đàm phán song phương, mặc dù có những tranh chấp có liên quan đến nhiều bên.

Thúc ép mạnh mẽ các nước trong khu vực thực hiện chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” - Trung Quốc cho rằng đề xuất này thể hiện thiện chí to lớn của phía Trung Quốc, có cơ sở pháp lý (biện pháp tạm thời đối với vùng chồng lấn thềm lục địa), không đụng chạm đến quan điểm của mỗi bên về vấn đề chủ quyền, có tính xây dựng, thực tế và tính khả thi nhất, tạo điều kiện cho các bên khai thác tài nguyên phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cũng như góp phần giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định trên biển. Triển khai “gác tranh chấp, cùng khai thác”, Trung Quốc vừa nhằm duy trì và củng cố yêu sách chủ quyền, tranh chiếm được tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng vừa giữ được bộ mặt “hòa bình”, tranh thủ dư luận, tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với khu vực, hạn chế vai trò của cac cường quốc khác.

Thực chất, ngoài khu vực Trường Sa, các khu vực Trung Quốc muốn “cùng khai thác” với các nước liên quan đều là các khu vực nằm trong phạm vi vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của các nước có tiềm năng dầu khí. Do vậy, đề xuất này của Trung Quốc không thể chấp nhận được trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Tóm lại, chủ trương của Trung Quốc từng bước tăng cường, mở rộng khả năng kiểm soát khống chế và tranh giành lợi ích tài nguyên ở Biển Đông, dùng vị thế ở Biển Đông để răn đe các nước trong khu vực, phá thế bao vây, cô lập của Mỹ, Nhật, là nhất quán và bất biến.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế thì chính sách của Trung Quốc là nguồn gốc cơ bản gây ra tình hình bất ổn định trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong vòng 5-10 năm tới, Trung Quốc cũng rất cần môi trường quốc tế hòa bình ổn định để thực hiện chiến lược “trỗi dậy hòa bình”, “chấn hưng Trung Hoa”. Trung Quốc phải cân nhắc, tính toán đến lợi ích và phản ứng của các cường quốc có liên quan, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ.

Nguyễn Hưng lược trích

VNE
Xem thêm »